11. Kết cấu của luận văn:
3.3. Một số mô hình
3.3.1. Điều kiện hình thành dự Án
Việc gắn kết hai bên là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. Nhà trường sẽ điều chỉnh công tác đào tạo nhờ luôn có thông tin cập nhật của thị trường lao động, DN yên tâm về chất lượng nhân lực và lao động được thụ hưởng các kỹ năng nghề mới nhất. Việc tiếp cận cần chủ động từ hai phía. Nhà trường cần chủ động thay đổi quan niệm: Đào tạo cái mình đang có. Thay vào đó, nhà trường cần hướng tới những điều mà DN đang cần. Với DN, việc đào tạo lại là bài toán đòi hỏi tầm nhìn và chiến lược lâu dài về phát triển bền vững, trách nhiệm với người lao động, góp phần nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo trong xã hội.
Nhà trường với tư cách là nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền KT-XH nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Tất nhiên, đó phải là những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của xã hội. Trong khi đó về phía các DN lại đang đứng trước nhiều thách thức, giữa nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doạnh, đổi mới công nghệ nhưng lại khan hiếm đội ngũ lao động có học vấn và có tay nghề - nhân tố quyết định sự thành bại trong quá trình cạnh tranh trên thương trường, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đành rằng, trong thị trường lao động ở nước ta hiện nay không thiếu những người có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ hành nghề đang khao khát được có việc làm. Nhưng để tuyển dụng được số lao động đáp ứng đúng yêu cầu chuyên môn của doanh nghiệp thì lại không nhiều, mà nếu có tuyển dụng được thì phần lớn trong số đó phải được doanh nghiệp đào tạo lại mới có thể sử dụng được. Đó là một nghịch lý. Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, thì nghịch lý ấy ngày càng bộc lộ rõ nét, gây nên sự lãng phí rất lớn về công sức và tiền bạc của nhiều người. Để khắc phục nghịch lý ấy, chỉ cần nhà trường và các doanh nghiệp ngồi lại với nhau, thống nhất mục tiêu đào tạo, cam kết hỗ trợ và tuyển dụng theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Trong đó, sự chủ động từ phía nhà trường vẫn là quan trọng nhất vì muốn sản phẩm “bán” được thì phải bảo đảm chất lượng. Về phía Nhà nước, cần có những chính sách thông thoáng, phù hợp để nhà trường tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo của mình. Chẳng hạn, nhà trường được tự chủ trong việc tuyển chọn đối tượng thụ hưởng sản phẩm của mình;
Nhà doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm chung sức cùng NT trong quá trình đào tạo. Ở nhiều nước trên thế giới, DN phải trả phí đào tạo nếu muốn có được nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu của chính mình. Còn ở nước ta hiện nay, DN chỉ dừng lại ở việc nhận sinh viên thực tập (nhưng rất hạn chế); giao lưu với sinh viên; hỗ trợ một phần trang thiết bị nếu có ký kết đào tạo... Nhìn chung, hiện nay vẫn phổ biến tình trạng DN là người thụ hưởng nhưng lại chẳng mất công sức gì trong suốt quá trình “sản xuất” ra sản phẩm.
3.3.2. Các mô hình dự án
Nhà trường và doanh nghiệp ký kết các văn bản thoả thuận hợp tác toàn diện để đặt hàng, hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Kết hợp DN và NT trong giảng dạy, trong các công trình NCKH, chuyển giao công nghệ. Giảng viên vừa giỏi lý thuyết, có kinh nghiệm thực tế, có những ý tưởng khoa học khi đi thực tế, đồng thời các kỹ sư lành nghề có điều kiện phối hợp giảng dạy thực hành cho người học, NCKH. Doanh nghiệp đặt hàng nhân lực theo yêu cầu.
Kết hợp nhà trường doanh nghiệp trong công tác tổ chức cán bộ có sự lồng ghép giữa lãnh đạo trường và lãnh đạo doanh nghiệp; thành lập các hội đồng trường với sự tham gia của các bên trong và ngoài trường; kết hợp bộ môn và phân xưởng, dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp; kết hợp cùng thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng trong thực tiển tại doanh nghiệp.
Kết hợp đội ngũ giảng dạy thực hành là các kỹ sư có tay nghề bậc cao, có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc hướng dẫn và hợp tác trao đổi với đội ngũ giảng viên nhà trường.
Doanh nghiệp đặt hàng những đề tài nghiên cứu khoa học hoặc đề tài của nhà trường có giá trị thương mại được doanh nghiệp sử dụng, hoặc cả hai bên kết hợp nghiên cứu một đề tài cùng quan tâm kết hợp chuyển giao công nghệ
Kết hợp sử dụng và quản lý các trang thiết bị của doanh nghiệp trên cơ sở cả hai bên cùng có lợi.
Kết hợp xây dựng mục tiêu chương trình môn học và ngành học, mở ngành học mới khi thực tế đòi hỏi.
Kết hợp đào tạo và tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực phù hợp (HSSV đã
có thời thực hành, thực tập và làm quen với môi trường, kỷ luật doanh nghiệp) mà
không mất thời gian đào tạo lại.
* Các giải pháp:
- Nhà trường cần thành lập bộ phận tư vấn nghề nghiệp và việc làm quan hệ thường xuyên với phòng tổ chức nhân sự doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động, hội cựu sinh viên nhà trường. Mở hội nghị khách hàng là các nhà quản lý doanh nghiệp thành đạt và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo, để nắm bắt thông tin và phối hợp hoạt động. Thăm dò thông tin phụ huynh HSSV là các nhà doanh nghiệp (thông qua hội phụ huynh) để tìm hiểu nhu cầu nhân lực, nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ để cùng phối hợp hoạt động.
- Tổ chức các cuộc hội thảo về việc làm, giới thiệu các đề tài nghiên cứu khoa học, nguồn nhân lực đang đào tạo để doanh nghiệp biết và đặt hàng.
- Đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Trên cơ sở hai bên cùng quan tâm tiến tới bàn bạc xây dựng các dự án khả thi để thực hiện tạo “ sản phẩm chung”. Ký kết các văn bản thoả thuận hợp tác trực tiếp với các doanh nghiệp để
đặt hàng, hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, tạo cơ sở thực tập cho SV, tiếp nhận SV khi ra trường, cử chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm phối hợp đào tạo, thậm chí góp vốn, hoặc cơ sở vật chất trang thiết bị, nhà xưởng để cùng đào tạo và cùng hưởng lợi nhuận.
- Phối hợp đào tạo theo kiểu kèm cặp, giảng viên được phân công làm việc với giảng viên thỉnh giảng (lý thuyết và thực hành) thông qua dự giờ, quan sát, trao đổi, tranh luận, phản biện.... Phối hợp hướng dẫn sinh viên trên dây chuyền sản xuất thử của các doanh nghiệp, qua đó nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của người thầy.
- Cùng hợp tác chuyển giao công nghệ mới. Công nghệ mới đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải phối hợp với các giảng viên đã nghiên cứu để thực hiện quá trình hướng dẫn các công nhân thực hiện các quy trình công nghệ đòi hỏi giảng viên phải nghiên cứu tài liệu, hỏi các chuyên gia sản xuất và thực hành, vận hành thử trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
viên, sinh viên sớm tiếp cận với doanh nghiệp. Mỗi giảng viên phải có khách hàng riêng của mình là doanh nghiệp và gia tăng các mối quan hệ hợp tác trao đổi theo thời gian.
- Gắn doanh nghiệp với đào tạo- đào tạo và đào tạo lại nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên gia, có tính chất liên tục để những người làm việc có thể thích nghi kịp thời và năng động với các công nghệ mới các loại hình tổ chức lao động mới. Trong bối cảnh tuổi thọ của các kiến thức ngày càng ngắn, tính chất hoạt động sản xuất thường xuyên thay đổi.
Liên kết đào tạo theo mô hình dự án giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm phát huy lợi thế của hai bên. Là giải pháp chi phí thấp rút ngắn khoảng cách từ trường học đến thế giới việc làm vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực góp phần hiện đại hoá trường học và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên và SV trong nhà trường.
3.3.3. Một số mô hình cụ thể
1. Cán bộ khoa học của doanh nghiệp tham gia vào đào tạo
Doanh nghiệp Đổi mới và điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp và nhu cầu xã hội.
Mở thêm các ngành nghề mới mà doanh nghiệp, thị trường lao động có nhu cầu, đặc biệt chú ý đến công nghệ mới, ngành mới phát triển trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng, hợp lý về số lượng, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ đào tạo.
Chương trình đào tạo vừa là chuẩn mực đào tạo, vừa là chuẩn mực để đánh giá chất lượng đào tạo, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng đào tạo. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phải đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo theo hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội, chức không phải đào tạo cái nhà trường có, giảng viên có điều kiện tổ chức các hoạt động dạy học tích cực, giảm những nội dung, thông tin ghi nhớ máy móc, hàn lâm, sách vở, kết luận áp đặt, tăng cường nêu vấn đề, gợi ý, kích thích khả năng sáng tạo của người học, để họ tự nghiên cứu. Cần cắt giảm đáng kể các phần lý thuyết ít liên quan đến nghề nghiệp hoặc chung chung trừu tượng. Tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống và làm việc trong môi trường kỷ luật công nghiệp cho
Để làm được điều này điều kiện tiên quyết phải tập trung trí tuệ của các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà nghiên cứu, đội ngũ giảng viên không chỉ nắm vững lý luận nghiên cứu, cập nhật tri thức tiên tiến của thế giới mà rất cần phải có sự phối hợp chặt trẽ của các nhà doanh nghiệp thành đạt để xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình môn học, ngành học mang tính mềm dẻo phù hợp thực tiễn, hơn nữa phải có cái nhìn tổng thể và dự báo các khả năng có thể xảy ra trong tương lai.
Nhu cầu kiến thức, kỹ năng của người lao động tại các doanh nghiệp luôn thay đổi do những đổi mới dây chuyền công nghệ, công nghệ sản xuất. Nhà trường rất cần sự đóng góp ý kiến để thiết kế nội dung, chương trình đào tạo gắn với nhu cầu của ngành kinh tế mà doanh nghiệp là một đại diện. Sinh viên tốt nghiệp ra trường cần có chuẩn trình độ về thái độ, kiến thức, kỹ năng phù hợp yêu cầu doanh nghiệp và tổ chức sử dụng lao động, là căn cứ quan trọng để nhà trường xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy học cùng với các điều kiện về cơ sỏ vật chất kèm theo đảm bảo phù hợp với thực tiễn cuộc sống luôn vận động và biến đổi không ngừng.
- Xác định mục tiêu đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp: doanh nghiệp với tư cách là người “mua hàng” và người phối hợp “thực hiện” và kiểm tra, “đánh
giá” quá trình sản xuất và “hưởng thụ” chất lượng hàng. Do đó phải xây dựng mục
tiêu, yêu cầu về nhân lực để phối hợp bàn bạc thống nhất.
- Mở các cuộc hội thảo chuyên đề tại doanh nghiệp để bàn về xây dựng nội dung chương trình đào tạo, trong thành phần có mời các SV đã ra trường tham gia thảo luận.
- Thực hiện hợp tác nhà trường và doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức kinh tế- xã hội như mời các cán bộ các cơ quan doanh nghiệp tham gia giảng dạy báo cáo chuyên đề, tham gia hội đồng khoa học và đào tạo, xây dựng vườn ươm doanh nghiệp, mô hình doanh nghiệp ảo, ngân hàng ảo, giao lưu, tổ chức hội cựu sinh viên, hội các nhà doanh nghiệp thân thiện với nhà trường…
- Xét về ngành và chuyên ngành cần xây dựng theo hướng đa dạng hoá ngành và chuyên ngành đào tạo, thực hiện đào tạo theo phông rộng, đảm bảo dễ thích nghi hơn với nhu cầu xã hội. Nghiên cứu các chuyên ngành mới phù hợp với
- Xây dựng chương trình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt để có thể chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ, tăng số học phần tự chọn đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên, phù hợp mục tiêu của doanh nghiệp.
Các nhà doanh nghiệp muốn có nhân lực chất lượng cao phải có tầm nhìn chiến lược về yếu tố con người để đầu tư phối hợp với nhà trường trong những vấn đề cùng quan tâm, đặt hàng những yêu cầu, mục tiêu thiết yếu, cùng bàn bạc với cơ sở đào tạo về chương trình, ngành nghề đào tạo và nội dung các môn học sao cho lý luận luôn phù hợp với thực tế của cuộc sống đang vận động và biến đổi không ngừng.
2. Doanh nghiệp đầu tư vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy
Cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả và hiệu suất đào tạo
Cơ sở vật chất- trang thiết bị giảng dạy có vai trò tích cực trong việc hỗ trợ thầy và trò nâng cao chất lượng đào tạo. Cơ sở vật chất- trang thiết bị giảng dạy phải đồng bộ, đầy đủ theo yêu cầu và hiện đại đủ về số lượng, phù hợp với đặc điểm môn học, với yêu cầu của phương pháp dạy học hiện đại, thư viện điện tử, trung tâm thông tin nối mạng Internet tiếp cận mạng thông tin toàn cầu, truy cập tư liệu, học liệu mở…hỗ trợ cho công tác giảng dạy nghiên cứu khoa học của thầy và trò. Đảm bảo đủ thông tin giáo trình, tài liệu tham khảo, là yếu tố quyết định cho việc nâng cao khả năng tự học cho SV.
Do nhà trường kinh phí còn hạn hẹp nên các doanh nghiệp phối hợp đào tạo theo dự án sẽ góp vốn, cho thuê trang thiết bị nhà xưởng, phân xưởng sản xuất thử, cử người hướng dẫn thực hành thực tập cho người học.
Thông qua việc liên kết đào tạo doanh nghiệp nắm bắt được năng lực, trình độ, ý thức thái độ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển chọn đúng người đúng việc đúng thời điểm, đồng thời có nguồn thu từ việc phối hợp đào tạo cho thuê cơ sở vật chất trang thiết bị. Nhân lực làm việc theo dự án sẽ có thu nhập thêm ngoài lương để nâng cao chất lượng cuộc sống.
3. Kết hợp hoạt động giảng dạy và NCKH của giảng viên
dục cũng chính là nhà khoa học. Từ những kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều thế hệ, con người đã đúc kết, thực nghiệm và khái quát thành tri thức khoa học, được phân loại thành các khoa học với những đối tượng và các phương pháp nghiên cứu riêng. Trước kia chức năng chủ yếu của người giảng viên là truyền thụ tri thức cho người học nhưng ngày nay ngày càng có sự gắn kết chặt trẽ giữa hoạt động khoa học và hoạt động dạy học. Người giảng viên dạy một môn khoa học đồng thời phải nghiên cứu, tìm tòi phát hiện cái mới trong đó, mở rộng, làm sâu sắc, phong phú hơn những tri thức khoa học thuộc môn nghiên cứu giảng dạy và kiến thức liên môn. Giống như nhà khoa học người giảng viên phải vạch ra chân lý khoa học hoặc hướng dẫn người học tìm ra chân lý đó .
Việc phối hợp đào tạo theo mô hình dự án, tạo điều kiện về vật chất, môi trường và các đề tài nghiên cứu theo hướng ứng dụng sẽ đào tạo được đội ngũ cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm và thành công trong thực tế, am hiểu những yêu cầu của xã hội về chất lượng đào tạo đồng thời qua việc hợp tác với các kỹ sư của doanh nghiệp giúp họ hiểu rộng hơn, thực tế hơn và cũng có thêm những niềm đam mê