Trình độ đội ngũ giảng viên và công nhân viên nhà trường

Một phần của tài liệu Đổi mới liên kết nhà trường với doanh nghiệp theo mô hình dự án nhằm nâng cao chất lượng nhân lực Khoa học và Công nghệ ( Nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghi145934.PDF (Trang 52)

11. Kết cấu của luận văn:

2.2.4.Trình độ đội ngũ giảng viên và công nhân viên nhà trường

Tính đến ngày 01 tháng 9 năm 2011 trường gồm có 180 cán bộ, giảng viên, công nhân viên. Trong đó 126 giảng viên và giảng viên kiêm chức.

Tỷ lệ giảng viên trên tổng số cán bộ là 126/180 chiếm 70%

Nhận xét tỷ lệ giảng viên nữ chiếm 48%, chiếm gấn 1/2, phần lớn giảng viên nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nuôi con nhỏ, nên nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân công công tác và bố trí lịch giảng, thực tế của giảng viên. Việc cử giảng viên nữ đi học nâng cao trình độ còn nhiều hạn chế.

Phân loại giảng viên theo nhóm tuổi :

Giảng viên có độ tuổi từ 26 đến 30 tuổi có 56 người chiếm đông nhất, tỷ lệ 44,4%, từ 31 đến 45 tuổi có 34 người chiếm tỷ lệ 26,1%, từ 46 đến 60 tuổi có 36 người chiếm tỷ lệ 28,5% đội ngũ giảng viên phần lớn là thanh niên nhiệt tình, năng động sáng tạo trong công tác nhưng trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học còn rất nhiều hạn chế, nhà trường cần xây dựng chiến lược đào tạo chuẩn hoá đội ngũ giảng viên theo những kế hoạch và lộ trình thích hợp mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong những năm tiếp theo.

Phân loại giảng viên theo thâm niên công tác

Nhận xét giảng viên có thâm niên công tác dưới 5 năm là 56 người chiếm tỷ lệ 44,4 %, bình quân thâm niên trên 12 năm trở lên chiếm 55,6% .Đa số giảng viên mới qua thời gian trợ giảng và tập sự, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, cần phải thực hiện và thúc đẩy nhanh các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên.

Đa số giảng viên đã được đào tạo phương pháp sư phạm bậc 2 có 121 người chiếm 96%.

Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên

Nhà trường có giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ là 4 người. Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ và đang học cao học 74/126 chiếm 58,7% . Giảng viên có trình độ đại học chiếm 44/126 (35%) đa số giảng viên của nhà trường đều tốt nghiệp đại học chính quy bằng khá trở lên.

Trình độ Tiếng Anh, Tin học của đội ngũ Giảng viên

Tỷ lệ giảng viên có trình độ Chứng chỉ C tiếng Anh trở lên 96/126 chiếm 76,2%, giảng viên có trình độ Chứng chỉ B tiếng Anh 30/126 chiếm 23,8%. Chỉ 8% giảng viên có thể trao đổi bằng tiếng Anh với người nước ngoài, nhưng chưa ở mức độ thành thạo. Tỷ lệ giảng viên có trình độ Chứng chỉ B Tin học trở lên

Quy mô đào tạo và đội ngũ giảng viên

Với nhu cầu học tập ngày càng tăng, khoảng cách tỷ lệ giáo viên trên HSSV ngày càng nới rộng, muốn phát triển bền vững nhà trường phải tính đến chiến lược xây dựng đội ngũ giảng viên cân đối với tỷ lệ phát triển số lượng HSSV (Tỷ lệ 1/20

quy chuẩn) và chuẩn hoá trình độ 100% thạc sĩ trong đó 25% tiến sĩ đến 2020

Công tác thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

Thư viện nhà trường còn nhiều hạn chế, về tài liệu giáo trình, học liệu với 12.500 đầu sách, trên 90.000 quyển; các loại tạp chí sách báo phục vụ cho cán bộ giảng viên và HSSV học tập, nghiên cứu.

Với diện tích đất hơn 100.000 m2, đã xây dựng hết khoảng 70.000m2, và đang tiến hành xây dựng với qui mô hiện đại hơn 600 tỷ. Hiện tại cơ sở vật chất còn quá thiếu thốn:

- 4 giảng đường Phòng học lý thuyết 35 phòng (2200 m2)

- Tổng số phòng làm việc của ban giám hiệu và các phòng khoa là 22. - Tổng số phòng thực hành bộ môn 14 phòng (3750m2)

- 4 phòng thí nghiệm, và 01 vườn ương 30.000m2 - Khu giáo dục thể chất có diện tích 20.000 m2 - 02 Ký trúc xá cho học sinh 42 phòng

Trang thiết bị vừa thiếu vừa lạc hậu, không đồng bộ không đáp ứng được yêu cầu học tập và giảng dạy trong nhà trường. Theo quy chuẩn diện tích phòng học đảm bảo về số lượng và tiêu chuẩn 0,6m2 /HSSV, các phòng học phải đảm bảo các điều kiện về ánh sáng, độ thông thoáng và các điều kiện học tập.

Theo kết quả khảo sát của tác giả thì cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập của trường Đại học Lâm nghiệp việt Nam ( cơ sở 2 Trảng Bom) còn thiếu và lạc hậu, không đáp ứng được các yêu cầu giảng dạy trước mắt và trong những năm tới.

2.2.5. Công tác nghiên cứu khoa học; ứng dụng; phát triển và chuyển giao công nghệ:

Trong 5 năm gần đây nhà trường chưa có bài báo, công trình NCKH đăng trên các tập san, các ấn phẩm khoa học. Các hoạt động khoa học và quan hệ quốc tế về vấn đề NCKH và chuyển giao công nghệ chưa có đóng góp vào việc phát triển

Số lượng đề tài NCKH còn hạn chế ( năm 2010 mới thực hiện được 07 đề tài

trong đó chỉ có 01 đề tài cấp tỉnh) đa số là biên soạn tài liệu giáo trình phục vụ công

tác giảng dạy của giảng viên, phần lớn giảng viên chưa tham gia, chưa nắm được bản chất, tầm quan trọng của công tác NCKH. Nhà trường chưa có đề tài NCKH phục vụ xã hội và đời sống, chứng tỏ công tác NCKH và chuyển giao công nghệ chưa được nhà trường và đội ngũ GV quan tâm, đầu tư đúng mức.

Đề tài đã làm trong năm 2010:

1/ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến cây họ Sao - Dầu trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hoá Vĩnh Cửu - Đồng Nai” Do Phạm Văn Hường chủ nhiệm thuộc Ban Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, đã được ứng dụng cấp trường và các đơn vị kiểm lâm trong toàn tỉnh.

2/ Nghiên cứu khả năng ra rễ của cây keo lai giâm hom dòng AH3 trên các giá thể khác nhau ở vươn ươm – Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm nghiệp” Do Nguyễn Thị Hạnh chủ nhiệm thuộc Trung tâm . Thí nghiệm-Thực hành trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam - Cơ sở 2 Trảng Bom đang thí điểm tại Trung tâm . Thí nghiệm- Thực hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3/ Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp khử trùng mẫu và nồng độ BAP trong môi trường nhân chồi invitro dòng keo lai AH7 đã được ứng dụng cấp trường

4/ Xác định tổ thành và chỉ số đa dạng loài cây cao ở tiểu khu 121- Khu bảo tồn huyện Vĩnh Cửu-Đồng nai đã được ứng dụng cấp trường và Khu bảo tồn huyện Vĩnh Cửu-Đồng Nai.

5/ Xây dựng chương trình thi trắc nghiệm trên mấy tính áp dụng cho môn nh văn và Tin học đã được ứng dụng cấp trường .

6/ Nghiên cứu cải tiến nội dung chương trình môn học Khai thác vận chuyển lâm sản (dùng cho chuyên nghành QLTNR&MT, Lâm sinh và Lâm học) đã được ứng dụng cấp trường .

7/ Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng trên đất bán ngập tại tỉnh Đồng Nai, đã được ứng dụng cấp trường và các đơn vị Kiểm Lâm Toàn tỉnh Đồng Nai

tiến sỹ 34 người chiếm 25,8% chưa đạt chuẩn. Nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể để phát triển cân đối đội ngũ GV có trình độ thạc sĩ và tiến sỹ.

Đa số giảng viên của trường đã được đào tạo phương pháp sư phạm bậc 2 (121 người chiếm 91,7%), số GV chưa được đào tạo phương pháp sư phạm chủ yếu là những GV mới xin thử việc và hợp đồng lao động 1 năm. Có 115 giáo viên giảng dạy đúng chuyên ngành tốt nghiệp, có 11 giáo viên không giảng dạy đúng chuyên ngành tốt nghiệp, trong đó 7 GV được bổ túc thêm về chuyên ngành đang giảng với hình thức đào tạo chính quy; không chính quy và đào tạo ngắn hạn là 4 GV.

Phương pháp giảng dạy lý thuyết được đội ngũ GV sử dụng nhiều nhất vẫn là phương pháp truyền thống thầy truyền thụ, trò tiếp thu kiến thức một chiều với 74/126 chiếm 58,7%, giảng viên sử dụng phương pháp giảng thực hành nhiều nhất là hướng dẫn kèm cặp 52/126 chiếm 41,3% . Phương tiện sử dụng nhiều nhất trong dạy học lý thuyết là dùng bảng đen và viết phấn, các phương tiện dạy học hiện đại khác như Overhead, Slide vẫn ít được sử dụng, do cơ sở vật chất thiếu và trình độ sử dụng của một số giảng viên còn hạn chế. Vật liệu dạy học được sử dụng nhiều nhất trong dạy lý thuyết là sách giáo khoa 50% , bài giảng 32%.

Đội ngũ cán bộ, GV đã góp phần thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường, có những đóng góp quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Đồng Nai và cả nước.

Đội ngũ cán bộ GV vừa thiếu (do quy mô đào tạo tăng nhanh) vừa yếu do ít có điều kiện nâng cao trình độ, năng lực thực tế vừa thiếu động lực NCKH, còn thụ động, trông chờ ỷ lại do ảnh hưởng của thời kỳ kinh tế chỉ huy, chưa có ý chí vươn lên trong học tập, sáng tạo đi tìm cái mới. Phần lớn GV mới chú ý đến thực hiện số lượng giờ giảng, chưa coi việc NCKH, đi thực tế, tạo mối quan hệ với DN và cơ sở sản xuất kinh doanh là yêu cầu tự thân để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn.

Do số tiết giảng nhiều (bình quân vượt giờ trên 200 tiết/người) nên GV chưa quan tâm đến công tác NCKH, chỉ giảng dạy theo giáo trình cũ, dạy những gì đã có, đã học được, nên kiến thức lạc hậu, xa rời thực tiễn, tính cập nhật kém. GV chưa chú trọng đi thực tế, nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, khả năng giao tiếp,

Một trong những điều kiện hàng đầu để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy là điều kiện và phương tiện giảng dạy. Do đó nhà trường đang có kế hoạch đầu tư nâng cấp dần phương tiện dạy học, giảng đường, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm không chỉ cho quá trình dạy học trên lớp mà có giảng đường, mạng Internet cho HSSV tự học. Để giúp cho người học tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm và thái độ cần phải thay đổi lối dạy cũ, giảng viên với viên phấn trong tay thuyết giảng những kiến thức một chiều trên bảng, gây nhàm chán, HSSV tiếp thu kiến thức một cách thụ động.

Trang thiết bị cho công tác thực hành thực tập đang hướng tới đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về trình độ tay nghề của HSSV và khả năng thích ứng với các công nghệ hiện tại. Việc đầu tư máy móc thiết bị có những khoản đầu tư lớn và dài hạn, trong khi ngân sách của nhà trường còn hạn hẹp (Khoảng 8 tỷ/năm tài chính). Việc huy động các nguồn vốn từ bên ngoài là rất quan trọng, giúp cho nhà

trường đạt được mục tiêu, đồng thời góp phần thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, đào tạo.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện nay chưa sát với nhu cầu của DN, đặc biệt là về kỹ năng, tác phong công nghiệp của lao động cũng chưa được thiết kế theo tiêu chuẩn công nghiệp. NT chưa chủ động trong việc phối hợp với các DN để tiếp nhận thông tin phục vụ đào tạo; chưa có kênh thông tin để kết nối DN với NT và cơ quan quản lý lao động địa phương; Các phương pháp dạy và học còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành gây thụ động cho người học. Hơn nữa, hệ thống máy móc thực hành trong NT là những máy móc cũ, lạc hậu. Giữa chương trình và phương pháp đào tạo của NT , thường còn một khoảng cách khá xa so với thực tiễn sản xuất kinh doanh của DN cũng như yêu cầu của xã hội.

Tóm lại thông qua các số liệu điều tra tổng thể về NT với chất lượng đạt yêu cầu nhưng ở mức độ thấp, nguồn nhân lực hạn chế về số và chất lượng, cơ sở vật chất trang thiết bị yếu kém, nội dung chương trình đào tạo chưa gắn với yêu cầu của doanh nghiệp để tiến tới nâng cao chất lượng NT có một quá trình phấn đấu lâu dài, thì việc liên kết đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ với các DN là nhu cầu

Lực lượng lao động lành nghề là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia dựa trên sự phát triển của sản xuất. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự thay đổi diễn ra từng ngày, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thúc đẩy sản xuất phát triển. Vô số các công nghệ, kỹ thuật mới, các loại vật liệu mới được ứng dụng vào sản xuất đòi hỏi người lao động phải được đào tạo ở những trình độ lành nghề nhất định.

2.3.1. Tiềm lực của một số doanh nghiệp

1. Công ty TNHH đồ gia dụng Ngọc Sinh

- Chuyên sản xuất các loại gỗ gia dụng địa chỉ: Đường số 9, KCN Sông Mây, huyện Trảng Bom, tỉnh Đ.Nai. Số lượng lao động 650người. Trong đó Cao đẳng trở lên 82 người, Công nhân kỹ thuật và trung cấp 109 người, Lao động phổ thông 459 người.

- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: + Tổng diện tích Đất: 23.450 m2 + Nhà xưởng: 03 xưởng 6.455m 2

+ Thiết bị: Súng bắt vis tự động, Súng bắn đinh, Máy chà nhám tròn, Súng bắt vis, Cưa bàn trượt , Cưa bàn trượt (nghiêng 45, máy quấn màng pe, máy đai niềng thùng, máy rút màng co bs - 650 , Máy Cưa Lạng Đứng - Verti, Máy Cắt Phay 2 Đầu Đẩy Tay Máy Cưa Khung Nhiều Lưỡi-Máy ép mùn cưa

+ Vốn đầu tư : 2.500.000 USD , vốn điều lệ 1.000.000USD

- Nhu cầu nhân lực: 79người- chuyên ngành lâm sinh, Kế toán, quản trị kinh doanh, Đại học12 người, Trung cấp38 người : Công nhân kỹ thuật 29 người.

2/ Công ty TNHH Nghĩa Kỳ.

- Chuyên sản xuất, mua bán các sản phẩm gỗ từ nguồn nguyên liệu gỗ cao su, gỗ rừng trồng và gỗ nhập khẩu. khu phố 8, phường Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai. Số lượng lao động 250 người. Trong đó Cao đẳng trở lên 24 người, Công nhân kỹ thuật và trung cấp 35 người, Lao động phổ thông 201 người.

- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: + Tổng diện tích Đất: 18.550 m2

+ Thiết bị: Máy chuốt tròn, Máy chuốt chốt, Máy Bào 4 Mặt , Máy Bào 2 Mặt , Máy Bào 4 Mặt Mini , Máy BàoThẫm , Máy cắt phay 2 đầu tự động kẹp hơi , Máy Cắt Phay 2 Đầu Đẩy Tay Kẹp Hơi, Súng bắn đinh,Cưa bàn trượt, Máy ép mùn cưa

- Tiềm lực tài chính :

+ Vốn đầu tư : 1.900.000 USD , vốn điều lệ 800.000USD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhu cầu nhân lực: 45 người- chuyên ngành lâm sinh, Kế toán, quản trị kinh doanh, Đại học 5 người, Trung cấp18 người : Công nhân kỹ thuật 22 người.

3/ Công ty TNHH Diing Jyuo Việt Nam.

- Chuyên Sản xuất gia công các sản phẩm gỗ gia dụng. Đường số 3, KCN Tam Phước, Biên Hòa – Đ.Nai. Số lượng lao động 500 người. Trong đó Cao đẳng trở lên 49 người, Công nhân kỹ thuật và trung cấp 69 người, Lao động phổ thông 382 người.

- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: + Tổng diện tích Đất: 32.500 m2 + Nhà xưởng: 02 xưởng 9.520m 2

+ Thiết bị: Máy chuốt tròn, Máy chuốt chốt, Máy Bào 4 Mặt , Máy Bào 4 Mặt Mini, Máy BàoThẫm , Máy cắt phay 2 đầu tự động kẹp hơi , Máy Cắt Phay 2 Đầu Đẩy Tay Kẹp Hơi , Máy Cắt Phay 2 Đầu Đẩy Tay . Súng bắn đinh,Cưa bàn trượt, Máy ép mùn cưa, máy ép cong cao tầng dùng cho mdf, ván lạng và gỗ. máy cưa rong nhiều lưỡi trên, máy cưa rong lưỡi dưới, máy cưa rong lưỡi trên, máy cưa lọng chỉ, máy cưa nghiêng bàn, máy cưa đu, máy cưa nghiêng trục ( có bàn trượt), máy cưa khung nhiều lưỡi, máy cưa lạng ngang, máy cưa lạng đứng, máy ép mùn cưa.

- Tiềm lực tài chính :

+ Vốn đầu tư : 3.500.000 USD, vốn điều lệ 9.200.000USD

- Nhu cầu nhân lực: 58 người- chuyên ngành lâm sinh, Kế toán, quản trị kinh

Một phần của tài liệu Đổi mới liên kết nhà trường với doanh nghiệp theo mô hình dự án nhằm nâng cao chất lượng nhân lực Khoa học và Công nghệ ( Nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghi145934.PDF (Trang 52)