Hiện trạng hệ thống đào tạo

Một phần của tài liệu Đổi mới liên kết nhà trường với doanh nghiệp theo mô hình dự án nhằm nâng cao chất lượng nhân lực Khoa học và Công nghệ ( Nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghi145934.PDF (Trang 35)

11. Kết cấu của luận văn:

2.1.7. Hiện trạng hệ thống đào tạo

Hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh: Đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 4 trường đại học (ĐH Dân lập Lạc Hồng, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Đồng Nai, ĐH Lâm nghiệp Việt Nam cơ sở 2), 6 trường cao đẳng nghề, 3 trường cao đẳng có đào tạo nghề, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp, 10 trường trung cấp nghề, 10 trung tâm dạy nghề công lập, 33 trung tâm dạy nghề dân lập và 15 công ty, đơn vị khác có dạy nghề.

Chương trình đào tạo sau Đại học thuộc Đề án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Đồng Nai: Trong giai đoạn 5 năm thực hiện chương trình, số lượng ứng viên đăng ký (bao gồm cả đối tượng là cán bộ chủ chốt do Sở Nội vụ phụ trách) là 743,

(90 ứng viên), năm 2007 (51 ứng viên), năm 2008 (95 ứng viên), năm 2009 (159 ứng viên) và năm 2010 (169 ứng viên). Tuy nhiên, trong tổng số ứng viên được duyệt theo quyết định của UBND tỉnh thì có 19 ứng viên không tham gia chương trình là do tìm được nguồn học bổng khác tốt hơn (06 trường hợp) hoặc cân nhắc không muốn bị ràng buộc sau khi tốt nghiệp (9 trường hợp) hoặc chuyển công tác (04 trường hợp).

Biểu 2: Kết quả phê duyệt các ứng viên tham gia Chương trình đào tạo sau Đại học thuộc Đề án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006- 2010 Năm đào tạo Trình độ Loại hình Trong nước Liên

kết Toàn phần nước ngoài

2006 Thạc sĩ, CK1 81 9 1 Tiến sĩ, CK 2 2007 Thạc sĩ, CK1 27 16 1 Tiến sĩ, CK 2 6 2008 Thạc sĩ, CK1 57 22 2 Tiến sĩ, CK 2 14 2009 Thạc sĩ, CK1 117 10 2 Tiến sĩ, CK 2 30 2010 Thạc sĩ, CK1 149 3 3 Tiến sĩ, CK 2 12 1 1 Tổng số Thạc sĩ, CK1 431 60 9 2006-2010 Tiến sĩ, CK 2 62 1 1

Nguồn: từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Đồng Nai

2.1.8. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo

Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị từ 2,9% vào năm 2006 xuống dưới 2,8% năm 2010, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 85% vào năm 2006 lên đến 89% vào năm 2010.

- Trạng thái việc làm của nhân lực:

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ trọng 2 ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm dần ở ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (năm 2010 ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 57,2%, dịch vụ chiếm 34,1%, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 8,7%). Sản xuất công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Các ngành công nghiệp chủ lực (công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện - điện tử, công nghiệp hóa chất, cao su, plastic, công nghiệp dệt may - giày dép, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng) luôn giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng nền kinh tế địa phương. Năng lực sản xuất và trình độ công nghệ ngành công nghiệp từng bước được nâng cao. Đến nay, công nghệ tự động hóa và bán tự động hóa chiếm trên 30,2%, công nghệ cơ khí và bán cơ khí chiếm 42,2%.

Quy hoạch phát triển các vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung gắn với công nghiệp chế biến, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống mới, chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Đã cơ giới hóa được 90% khâu làm đất và 90% khâu sơ chế sản phẩm nông nghiệp.

Kết luận nhu cầu nhân lực của tỉnh Đồng Nai hiện nay đang thiếu về chất lượng. Trong khi hàng năm vẫn có lực lượng lớn sinh viên, học sinh nghề ra trường nhưng việc tìm kiếm để tuyển dụng được một đội ngũ nhân lực vững tay nghề, đáp ứng ngay yêu cầu công việc mà không phải đào tạo lại vẫn còn khó khăn.

2.2. Tổ chức và hoạt động Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (Cơ sở 2 Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai)

Trong số các trường đại học đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Trường ĐHLNVNCS2 có nhiều mối liên kết với doanh nghiệp và đã đáp ứng yêu cầu phát

triển nguồn nhân lực của Tỉnh. Nên tôi chọn trường ĐHLNVNCS2 nghiên cứu để từ kết quả này áp dụng cho các cơ sở đào tạo khác trên địa bàn Tỉnh.

Chất lượng đào tạo luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các cơ sở đào tạo, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vai trò, chất lượng của đội ngũ GV, chất lượng người học, nội dung, chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, học liệu, khả năng tìm việc làm của người học sau khi tốt nghiệp…Nếu như nhà trường xây dựng theo hướng chuẩn hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn là điều kiện quan trọng để NT thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo để xây dựng nội dung chương trình phù hợp, biên soạn sách, giáo trình, tài liệu tham khảo với chất lượng tốt, thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Đội ngũ cán bộ GV chuẩn sẽ kết hợp được hai chức năng giảng dạy và NCKH, chuyển giao công nghệ, liên hệ chặt chẽ giữa lý luận và thực tế.

2.2.1. Chức năng nhiệm vụ Trường ĐHLN VNSC2

Trường chính thức được thành lập vào ngày 29/7/1975 trên cơ sở sáp nhập 2 trường Nông - Lâm - Súc của tỉnh Thủ Dầu Một và lấy tên là Trường Trung cấp Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ, đóng chân tại xã An Thạnh, huyện Lái Thiêu, tỉnh Bình

Dương (Quyết định số 208/QĐ ngày 29/7/1975 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Lâm nghiệp). Nhiệm vụ chính của trường lúc này là tổ chức giảng dạy các lớp trung cấp

chuyên nghiệp đầu tiên với 2 khóa liên tiếp (gần 500 học sinh); tiếp tục giảng dạy các lớp văn hóa phổ thông cho hết năm học 1975 – 1976, sau đó bàn giao cho Sở Giáo dục Bình Dương và dạy bổ túc văn hóa cho cán bộ, con em trong ngành và từ chiến khu ra.

Những năm tiếp theo trong quá trình phát triển, Nhà trường tiếp tục được bổ sung các nhiệm vụ mới trong đào tạo nghề, ĐT bậc trung học ngành lâm nghiệp.v.v. ĐT và bồi dưỡng công chức kiểm lâm.

Đến năm 1978, do nhu cầu phát triển, nhà trường đã chuyển về địa điểm mới: thị trấn Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Qua 34 khóa học, NT đã đào tạo hơn 10.000 kỹ thuật viên các chuyên ngành lâm nghiệp, nông nghiệp và nhân viên nghiệp vụ kinh tế hệ chính quy và hơn 5000 học viên có trình độ trung, sơ cấp hệ vừa học vừa làm.

Đặc biệt, nhà trường là đơn vị chủ lực đào tạo và bồi dưỡng công chức kiểm lâm cho các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào. Có thể nói, học sinh, học viên do nhà trường đào tạo hiện nay đã có mặt đông đảo ở phần lớn các cơ quan quản lý và cơ sở sản xuất trong ngành thuộc khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Ngày 28/01/2008, Bộ trưởng Bộ NN& PTNT đã kí Quyết định số: 240/QĐ- BNN-TCCB thành lập Cơ sở 2 Trường ĐHLNVNCS2. Việc sáp nhập nhằm hội tụ được nhiều tiền đề và điều kiện thuận lợi về các mặt tổ chức, quản lý và đầu tư, cũng như hoàn toàn thuận lợi cho việc từng bước mở thêm các ngành nghề đào tạo mới xuất phát từ thực tế yêu cầu phát triển KT-XH địa phương và khu vực, đặc biệt ở bậc đại học và sau đại học ở khu vực phía Nam.

a. Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm nghiệp có chức năng:

- Cơ sở 2 chịu sự chỉ đạo trực tiếp và thống nhất về mọi mặt của Hiệu trưởng Trường ĐHLN theo quy định của pháp luật và các quy chế, quy định của Trường ĐHLN.

- Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khoẻ, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp với các trình độ từ đào tạo nghề, trung học, cao đẳng, đại học đến sau đại học; có năng lực thích ứng với việc làm, biết tạo việc làm cho mình và cho những người khác, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Là nơi đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp và các ngành nghề khác theo nhu cầu của xã hội, đồng thời là cơ sở NCKH, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của NT ở phía Nam.

b. Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm nghiệp có nhiệm vụ:

- Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp với trình độ từ đào tạo nghề, trung học, cao đẳng, đại học, sau đại học, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục đích hoạt động của Trường là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ Cao học kinh tế, kỹ thuật và các trình

độ thấp hơn thuộc các ngành nghề: Kế toán, Quản trị Kinh doanh,Tin học, Lâm sinh, Lâm nghiệp, Quản Lý đất đai, Quản Lý rừng, Khuyên nông lâm, theo quy định của pháp luật; là cơ sở nghiên cứu, triển khai KH&CN và tổ chức kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật, phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH.

- Đào tạo và bồi dưỡng công chức kiểm lâm.

- Tiến hành NCKH và phát triển công nghệ; kết hợp ĐT với NCKH và sản xuất, dịch vụ KH&CN theo quy định của Luật KH&CN, Luật giáo dục và các quy định khác của pháp luật. Thực hiện liên danh, liên kết với các tổ chức khoa học trong và ngoài nước, hợp tác, khai thác các đề tài, dự án, chương trình,...

- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũ CBVC.

- Quản lý GV, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ GV của Trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới.

- Tham gia công tác tuyển sinh và quản lý người học.

- Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục.

- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị, cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức quản lý tài chính, cân đối thu chi trong phạm vi Cơ sở 2 theo quy định của pháp luật, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước và Nhà trường; chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo kế toán và báo cáo định kỳ với Nhà trường.

- Tổ chức cho cán bộ viên chức và học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề ĐT và nhu cầu của xã hội. Tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần, chăm lo sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của CBVC và người học; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. c. Cơ cấu tổ chức, nhân sự của Cơ sở 2:

* Lãnh đạo Cơ sở 2 và các đơn vị trực thuộc

Giám đốc do Hiệu trưởng Trường ĐHLN bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc quản lý đơn vị theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc là đại diện pháp nhân về đối nội, đối ngoại của Cơ sở 2, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng Trường ĐHLN, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cơ sở 2.

Phó Giám đốc do Giám đốc đề nghị Hiệu trưởng bổ nhiệm. Kế toán trưởng do Giám đốc đề xuất và trình Hiệu trưởng bổ nhiệm theo phân cấp.

- Đứng đầu các Ban là Trưởng ban do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc cho Trưởng ban là Phó Trưởng ban do Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.

Tuổi và nhiệm kỳ bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng ban, Phó trưởng ban theo quy định trong Luật Giáo dục, Pháp lệnh CBCC và Điều lệ trường đại học.

* Hội đồng Khoa học và đào tạo: Hội đồng Khoa học và đào tạo là tổ chức tư vấn của Giám đốc Cơ sở 2, được thành lập theo quyết định của Giám đốc Cơ sở 2.

* Tổ chức Đảng và Tổ chức chính trị - xã hội

- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam của Cơ sở 2 lãnh đạo Cơ sở 2, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Các Tổ chức chính trị - xã hội của Cơ sở 2 hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Điều lệ của các Tổ chức đó.

* Các ban chức năng

- Ban Đào tạo và khoa học công nghệ. - Ban Tổ chức, Hành chính.

- Ban Tài chính, kế toán.

- Ban Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên.

* Các ban chuyên môn

- Ban Nông Lâm. - Ban Kinh tế.

* Các cơ sở phục vụ đào tạo, KH&CN

- Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng công chức kiểm lâm. - Trung tâm Sản xuất và Dịch vụ.

- Trung tâm Thông tin, ngoại ngữ. - Trung tâm Thí nghiệm, thực hành.

2.2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Hiện Nay Của Trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam- Cơ Sở 2 Trảng Bom

2.2.3. Ngành nghề đào tạo và Số lượng sinh viên:

a. Ngành nghề đào tạo nhà trường:

1. Kế toán. 2. Lâm sinh. 3. Kiểm lâm.

4. Trồng trọt – BVTV 5. Khuyến nông lâm.

7. Lâm học.

8. Quản trị kinh doanh 9. Quản lý đất đai. 10.Lâm nghiệp.

b. Số Lượng Sinh viên Tốt nghiệp từng Ngành (Từ năm 2005 -2011)

STT SốTốt Nghiệp Tổng số SV

Tốt nghiệp Kế Toán Lâm Sinh Kiểm Lâm

Bảo vệ thực vật Khuyên nông I Hệ chính Quy 1 205/QĐ-THLN.29/08/2005 270 104 54 90 22 2 238/QĐ-THLN.28/08/2006 273 177 34 94 28 3 267/QĐ-THLN.04/09/2007 288 147 33 85 23 4 291/QĐ-DHLN.12/09/2008 230 112 27 91 5 102/QĐ/DHLN.8/2/2010 105 71 5 29 6 106/QĐ/DHLN.8/6/2010 19 19 7 118/QĐ/DHLN.8/10/2010 183 101 29 53 Tổng số 1368 712 182 442 73 19 II Hệ vừa học vừa làm 1 62/QĐ-THLN.17/03/2005 46 46 2 83/QĐ-THLN.01/04/2005 33 33 3 220/QĐ-HLN.05/09/2005 102 65 37 4 86/QĐ-THLN.28/03/2006 34 34

7 212/QĐ-HLN.18/07/2007 46 46 8 27/QĐ-THLN.17/01/2007 19 19 9 01/QĐ-THLN.02/01/2007 57 57 10 300/QĐ-HLN.04/01/2007 56 56 11 308/QĐ-HLN.04/09/2007 62 12 130/QĐ-HLN.04/05/2007 52 52 13 31/QĐ-THLN.15/05/2008 44 44 14 45/QĐ-THLN.15/09/2008 38 38 15 34/QĐ-DHLN- DT.21/01/2009 23 23 16 437/QĐ-DHLN-ĐT.6/5/2010 36 36 17 103/QĐ-ĐHLN- S2.8/2/2010 31 31 3 18 137/QĐ-DHLN-T.27/5/2009 29 29 19 800/QĐ-DHLN-S2.29/10/2010 97 97 Tổng số 957 54 323 309 212

III Các lớp bồi dưỡng nhắn hạn Năm TN Số

lượng

4 Bồi dưỡng KLV sơ cấp 2005 42

5 Bồi dưỡng Phòng chống cháy rừng 2005 70

6 Bồi dưỡng phần mềm QLTN Rừng 2005 22

7 Bồi dưỡng KLV sơ cấp 2006 40

8 Bồi dưỡng KLĐịa bàn (2 lớp) 2006 118

9 Bồi dưỡng phần mềm QLTN Rừng 2006 19

10 Võ thuật Kiểm lâm KIII 2006 13

11 Bồi dưỡng Kế toán tin học 2006 111

12 Bồi dưỡng KLĐịa bàn (2 lớp) 2007 99

13 Bồi dưỡng KLV sơ cấp M'ĐRắk 2007 53

14 Bồi dưỡng KLV sơ cấp 2007 33

15 Bồi dưỡng NV Đ. Tra hình sự(2 lớp) 2007 99

16 Võ thuật Kiểm lâm KIV 2007 21

17 Bồi dưỡng Kế toán tin học(3 lớp) 2007 141

Một phần của tài liệu Đổi mới liên kết nhà trường với doanh nghiệp theo mô hình dự án nhằm nâng cao chất lượng nhân lực Khoa học và Công nghệ ( Nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghi145934.PDF (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)