11. Kết cấu của luận văn:
3.3.2. Các mô hình dự án
Nhà trường và doanh nghiệp ký kết các văn bản thoả thuận hợp tác toàn diện để đặt hàng, hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Kết hợp DN và NT trong giảng dạy, trong các công trình NCKH, chuyển giao công nghệ. Giảng viên vừa giỏi lý thuyết, có kinh nghiệm thực tế, có những ý tưởng khoa học khi đi thực tế, đồng thời các kỹ sư lành nghề có điều kiện phối hợp giảng dạy thực hành cho người học, NCKH. Doanh nghiệp đặt hàng nhân lực theo yêu cầu.
Kết hợp nhà trường doanh nghiệp trong công tác tổ chức cán bộ có sự lồng ghép giữa lãnh đạo trường và lãnh đạo doanh nghiệp; thành lập các hội đồng trường với sự tham gia của các bên trong và ngoài trường; kết hợp bộ môn và phân xưởng, dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp; kết hợp cùng thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng trong thực tiển tại doanh nghiệp.
Kết hợp đội ngũ giảng dạy thực hành là các kỹ sư có tay nghề bậc cao, có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc hướng dẫn và hợp tác trao đổi với đội ngũ giảng viên nhà trường.
Doanh nghiệp đặt hàng những đề tài nghiên cứu khoa học hoặc đề tài của nhà trường có giá trị thương mại được doanh nghiệp sử dụng, hoặc cả hai bên kết hợp nghiên cứu một đề tài cùng quan tâm kết hợp chuyển giao công nghệ
Kết hợp sử dụng và quản lý các trang thiết bị của doanh nghiệp trên cơ sở cả hai bên cùng có lợi.
Kết hợp xây dựng mục tiêu chương trình môn học và ngành học, mở ngành học mới khi thực tế đòi hỏi.
Kết hợp đào tạo và tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực phù hợp (HSSV đã
có thời thực hành, thực tập và làm quen với môi trường, kỷ luật doanh nghiệp) mà
không mất thời gian đào tạo lại.
* Các giải pháp:
- Nhà trường cần thành lập bộ phận tư vấn nghề nghiệp và việc làm quan hệ thường xuyên với phòng tổ chức nhân sự doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động, hội cựu sinh viên nhà trường. Mở hội nghị khách hàng là các nhà quản lý doanh nghiệp thành đạt và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo, để nắm bắt thông tin và phối hợp hoạt động. Thăm dò thông tin phụ huynh HSSV là các nhà doanh nghiệp (thông qua hội phụ huynh) để tìm hiểu nhu cầu nhân lực, nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ để cùng phối hợp hoạt động.
- Tổ chức các cuộc hội thảo về việc làm, giới thiệu các đề tài nghiên cứu khoa học, nguồn nhân lực đang đào tạo để doanh nghiệp biết và đặt hàng.
- Đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Trên cơ sở hai bên cùng quan tâm tiến tới bàn bạc xây dựng các dự án khả thi để thực hiện tạo “ sản phẩm chung”. Ký kết các văn bản thoả thuận hợp tác trực tiếp với các doanh nghiệp để
đặt hàng, hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, tạo cơ sở thực tập cho SV, tiếp nhận SV khi ra trường, cử chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm phối hợp đào tạo, thậm chí góp vốn, hoặc cơ sở vật chất trang thiết bị, nhà xưởng để cùng đào tạo và cùng hưởng lợi nhuận.
- Phối hợp đào tạo theo kiểu kèm cặp, giảng viên được phân công làm việc với giảng viên thỉnh giảng (lý thuyết và thực hành) thông qua dự giờ, quan sát, trao đổi, tranh luận, phản biện.... Phối hợp hướng dẫn sinh viên trên dây chuyền sản xuất thử của các doanh nghiệp, qua đó nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của người thầy.
- Cùng hợp tác chuyển giao công nghệ mới. Công nghệ mới đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải phối hợp với các giảng viên đã nghiên cứu để thực hiện quá trình hướng dẫn các công nhân thực hiện các quy trình công nghệ đòi hỏi giảng viên phải nghiên cứu tài liệu, hỏi các chuyên gia sản xuất và thực hành, vận hành thử trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
viên, sinh viên sớm tiếp cận với doanh nghiệp. Mỗi giảng viên phải có khách hàng riêng của mình là doanh nghiệp và gia tăng các mối quan hệ hợp tác trao đổi theo thời gian.
- Gắn doanh nghiệp với đào tạo- đào tạo và đào tạo lại nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên gia, có tính chất liên tục để những người làm việc có thể thích nghi kịp thời và năng động với các công nghệ mới các loại hình tổ chức lao động mới. Trong bối cảnh tuổi thọ của các kiến thức ngày càng ngắn, tính chất hoạt động sản xuất thường xuyên thay đổi.
Liên kết đào tạo theo mô hình dự án giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm phát huy lợi thế của hai bên. Là giải pháp chi phí thấp rút ngắn khoảng cách từ trường học đến thế giới việc làm vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực góp phần hiện đại hoá trường học và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên và SV trong nhà trường.