Nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đổi mới liên kết nhà trường với doanh nghiệp theo mô hình dự án nhằm nâng cao chất lượng nhân lực Khoa học và Công nghệ ( Nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghi145934.PDF (Trang 34)

11. Kết cấu của luận văn:

2.1.6. Nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

a) Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn – kỹ thuật:

Tổng số và cơ cấu đội ngũ nhân lực theo trình độ chuyên môn – kỹ thuật: Trong tổng số 1.379.970 người lao động trong độ tuổi có 47% lao động không có nghề (chưa qua đào tạo), 8,2% lao động được đào tạo sơ cấp nghề, 28,38% lao động là công nhân kỹ thuật (không có bằng), 3,91% lao động có trình độ trung cấp nghề, 1,07% lao động có trình độ cao đẳng nghề, 3,25% lao động có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp và 8,19 % lao động có trình độ Cao đẳng, đại học trở lên.

- Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

+ Không có nghề (chưa qua đào tạo): 168.100 người (41%) + Công nhân kỹ thuật chưa có bằng: 114.800 người (28%) + Công nhân kỹ thuật có bằng: 61.500 người (15%)

+ Trung cấp, cao đẳng: 41.000 người (10%) + Đại học trở lên: 24.600 người (6%)

- Các Doanh nghiệp không có vốn nhà nước:

+ Không có nghề (chưa qua đào tạo): 121.000 người (55%) + Công nhân kỹ thuật chưa có bằng: 39.600 người (18%) + Công nhân kỹ thuật có bằng: 28.600 người (13%) + Trung cấp, cao đẳng: 19.800 người (9%)

+ Đại học trở lên: 11.000 người (5%) - Các Doanh nghiệp có vốn nhà nước:

+ Công nhân kỹ thuật chưa có bằng: 17.672 người (29%) + Công nhân kỹ thuật có bằng: 14.600 người (24%) + Trung cấp, cao đẳng: 6.080 người (10%)

+ Đại học trở lên: 5.478 người (9%)

Lao động hiện nay đang thiếu, đặc biệt lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật chuyên sâu đáp ứng yêu cầu công việc ngay khi được tuyển dụng. Trong khi hàng năm vẫn có lực lượng lớn sinh viên, học sinh nghề ra trường nhưng việc tìm kiếm để tuyển dụng được một đội ngũ nhân sự vững tay nghề, đáp ứng ngay yêu cầu công việc mà không phải đào tạo lại vẫn còn khó khăn vì việc thực hành tại các cơ sở đào tạo nghề hiện nay còn nhiều hạn chế, sinh viên không có điều kiện tiếp cận với máy móc thiết bị hiện đại như các nhà máy mới đầu tư. Vì vậy thường các DN tổ chức đào tạo ngắn ngày khi mới tuyển lao động.

b) Cơ cấu nhân lực theo cơ cấu ngành nghề:

Năm 2010 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh Đồng Nai là 1.379.970 người, có 52% đã qua đào tạo trong đó 35% đã qua đào tạo nghề. Lao động nông nghiệp chiếm 34,99%, công nghiệp chiếm 33,59%, thương mại - dịch vụ chiếm 31,42%.

Một phần của tài liệu Đổi mới liên kết nhà trường với doanh nghiệp theo mô hình dự án nhằm nâng cao chất lượng nhân lực Khoa học và Công nghệ ( Nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghi145934.PDF (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)