Khử trùng tài liệu:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo quản tài liệu giấy tại các trung tâm lưu trữ quốc gia (Trang 66)

Ngay từ thời xa xưa con người đã biết sử dụng một số loại cây cỏ hoặc dầu thảo mộc để phòng chống nấm mốc và côn trùng gây hại tài liệu. Cùng với thời gian khoa học kỹ thuật

không ngừng phát triển và cho đến cuối thế kỷ XIX hàng loạt hoá chất khử trùng đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng. Cho đến nay để khử trùng tài liệu các nước đã và đang sử dụng 2 phương pháp phổ biến như sau:

3.2.1.1 Khử trùng bằng hoá chất:

Khử trùng bằng hoá chất là sử dụng các chất hoá học có độc để diệt nấm mốc và các loại côn trùng. Trong quá trình khử trùng côn trùng có thể bị tiêu diệt bằng nhiều cách như qua đường tiêu hoá (ăn), qua đường hô hấp (hít thở), hoặc tiếp xúc trực tiếp với hoá chất khử trùng. Về nguyên tắc thuốc diệt côn trùng lý tưởng nhất cần có những đặc tính:

- Có tác dụng kéo dài

- Diệt được nhiều loại côn trùng và đặc biệt là phải diệt được tất cả các giai đoạn từ trứng tới các pha trưởng thành của chúng.

- Không gây hại cho tài liệu hoặc làm biến đổi màu sắc của tài liệu. - An toàn cho người và môi trường xung quanh.

- Dễ sử dụng.

Trên thực tế hầu như không có loại hoá chất nào đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên. Các hoá chất đã được các nước sử dụng có thể là chất vô cơ, hữu cơ hoặc chất tổng hợp nhân tạo. Các hoá chất này có thể ở dạng rắn (tinh thể), dạng lỏng hoặc dạng khí và chúng được sử dụng bằng cách cho thăng hoa, phun hoặc xông hơi. Các hoá chất đã từng được sử dụng để khử trùng tài liệu gồm một số loại sau:

Thymol: Công thức hoá học là C10H140. Hoá chất này tồn tại ở dạng tinh thể, bay hơi

ở nhiệt độ 49oC vì thế nó được sử dụng để diệt nấm mốc trên tài liệu với nồng độ 100 - 150g/m3 bằng cách cho hoá chất này thăng hoa dưới sức nóng của bóng điện 40 - 60W trong tủ khử trùng với thời gian từ 6 - 10 ngày 62, 7

Thymol là hoá chất rất độc hại, nó có thể thấm qua da, gây buồn nôn, đau đầu cho người tiếp xúc nên một số nước hiện nay không sử dụng hoá chất này.

Ethylene oxide: Công thức hoá học là C2H40. Hoá chất này có thể diệt được tất cả các pha của côn trùng: từ trứng tới ấu trùng và côn trùng trưởng thành. Nhưng hoá chất này rất độc hại cho người sử dụng và nó có thể làm biến đổi một số đặc tính lý hoá của tài liệu, đặc biệt là

tài liệu bằng da. Để tránh nguy cơ cháy nổ, người ta pha 10% Ethylene oxide trong 90% khí cácbon và hoá chất này được bơm vào phòng (hoặc tủ) khử trùng bằng máy bơm có đồng hồ đo lượng hoá chất. Hiện nay ở một số nước như Hà Lan đã cấm sử dụng hoá chất này để khử trùng tài liệu bằng giấy và các sản phẩm liên quan. Ở các nước khác, việc sử dụng các hoá chất này được quy định rất nghiêm ngặt, chỉ có chuyên gia về lĩnh vực khử trùng, có giấy phép mới được sử dụng. Tài liệu cần được khử trùng phải do các chuyên gia về lĩnh vực này thực hiện trong phòng khử trùng chuyên dụng hoặc trong tủ khử trùng.

Methyl bromide: Công thức hoá học là CH3Br. Methyl bromide có tên thương phẩm là methogas hoặc zytox. Hoá chất này ít độc hơn so với Ethylene oxide. Hoá chất này được sử dụng để khử trùng tài liệu bằng cách xông hơi vì nó có khả năng xâm nhập tốt, khuyếch tán nhanh.

Sulphuryl fluoride: Là hoá chất khử trùng ở dạng khí, nó thường được sử dụng để

khử trùng kho tàng, giá tủ bằng gỗ. Hoá chất này ít gây ảnh hưởng tới tính chất lý hoá của vật phẩm được khử trùng.

Formaldehyt: Công thức hoá học là HCH0. Hoá chất này có thể dùng để khử trùng toàn bộ toà nhà với liều lượng 100 -150CC hoà với một lít nước dùng cho 100m3

không gian. Ở nước ta tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia hoá chất này được dùng để khử nấm mốc cho tài liệu bằng cách đun sôi để hoá chất bốc hơi và thâm nhập vào tài liệu.

Khử trùng bằng hoá chất là công việc mang tính kỹ thuật cao và rất độc hại cho người thực hiện cũng như môi trường xung quanh. Do đó yêu cầu phải có những thiết bị kỹ thuật như: buồng khử trùng, tủ khử trùng, các thiết bị bơm, phun hoá chất, thiết bị hút khí và người thực hiện khử trùng phải được đào tạo cơ bản về lĩnh vực này. Đồng thời trong quá trình thực hiện khử trùng phải được trang bị các phương tiện phòng hộ như mặt nạ phòng độc, găng tay, mũ bảo hiểm, ủng v.v…

3.2.12. Khử trùng không dùng hoá chất:

Gần đây với xu hướng bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người, một loạt các biện pháp khử trùng không sử dụng hoá chất đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng. Trong đó biện pháp được đánh giá là thành công và có triển vọng hơn cả là biện pháp làm lạnh và biện pháp làm ngạt.

Bản chất của phương pháp này là đưa tài liệu cần khử trùng vào môi trường lạnh từ từ và giữ tài liệu ở nhiệt độ - 290C trong vòng 72 giờ. 63, 168-169

Phương pháp này đã được sử dụng ở nhiều nước trong vòng 15 năm trở lại đây. Ưu điểm của phương pháp này là không dùng hoá chất nên nó không gây độc hại cho người sử dụng cũng như môi trường xung quanh. Những kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy phương pháp làm lạnh có thể sử dụng để khử trùng hầu hết các loại tài liệu của thư viện và lưu trữ, trừ những vật phẩm dễ vỡ như các tác phẩm nghệ thuật. Nhược điểm của phương pháp này là sau khi khử trùng nếu tài liệu không được bảo quản ở điều kiện tối ưu sẽ dễ bị côn trùng tấn công trở lại.

Quá trình khử trùng diễn ra như sau:

Trước khi làm lạnh tài liệu được bao gói và gắn xi hoặc buộc kín để tránh tác động trực tiếp của việc thay đổi độ ẩm trong quá trình làm lạnh. Tài liệu được bảo quản ở nhiệt độ bình thường trong phong cho tới khi quá trình làm lạnh bắt đầu. Quá trình làm lạnh phải nhanh để côn trùng không kịp thích nghi với độ lạnh đột ngột. Nhiệt độ phải đạt mức 00

C trong vòng 4 giờ và -200C trong vòng 8 giờ. Quá trình khử trùng thực sự là ở - 290C trong vòng 72 giờ. Ở Trung Quốc hiện nay đang khử trùng ở - 200C trong thời gian 1 tuần. Sau đó quá trình đưa tài liệu trở về nhiệt độ bình thường phải diễn ra từ từ: đạt tới 00

C trong vòng 8 giờ và sau đó đưa về nhiệt độ bình thường của phòng. Sau khi làm lạnh tài liệu vẫn được để nguyên trong bao gói sau một thời gian mới mở ra.

Khử trùng bằng phương pháp làm lạnh đòi hỏi phải có thiết bị làm lạnh có thể điều chỉnh được nhiệt độ tới - 290

C.

Khử trùng bằng phƣơng pháp làm ngạt:

Bản chất của phương pháp này là làm cho côn trùng bị tiêu diệt bằng cách bị chết ngạt trong môi trường khí C02 và ni tơ. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Nhưng từ khoảng 10 năm trở lại đây phương pháp này đã được các cơ quan văn hoá áp dụng để khử trùng sách và tài liệu.

Quá trình khử trùng diễn ra như sau:

Tài liệu được đưa vào tủ hoặc buồng khử trùng sau đó rút bớt ôxy ở phòng khử trùng và đưa khí CO2 và khí trơ vào (chủ yếu là khí nitơ) sao cho trong phòng khử trùng khí CO2 chiếm trên 60%, còn lại là nitơ, oxy chỉ chiếm dưới 1%. Thời gian làm ngạt thích hợp đến nay

vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. Sau khi khử trùng xong khí CO2 và nitơ được lùa ra khỏi phòng khử trùng, tài liệu được chuyển đến nơi an toàn. 63, 170-171

Ưu điểm của phương pháp này là không ảnh hưởng xấu tới chất lượng của tài liệu được khử trùng. Nhưng phương pháp này đòi hỏi phải có trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật công nghệ cao. Mặt khác cán bộ thao tác ở đây phải được đào tạo cơ bản vì phải tiếp xúc với môi trường có lượng CO2 cao.

Một số phƣơng pháp khử trùng khác:

Ngoài 2 phương pháp chính trên đây, một số phương pháp khác đã được nghiên cứu và ứng dụng như phương pháp chiếu tia gamma để diệt nấm. Phương pháp này đã được áp dụng ở Pháp và CHLB Đức. Kết quả thẩm định cho thấy phương pháp này diệt được nấm nhưng không thích hợp với tài liệu bằng giấy vì nó gây ra phản ứng ôxy hoá làm phân huỷ cellulo của giấy. Hoặc phương pháp dùng vi sóng cũng được nghiên cứu để diệt côn trùng, nhưng tỏ ra không phù hợp với tài liệu lưu trữ vì nó làm giòn tài liệu, chảy rữa hồ dán, ở gáy sách và không thể thâm nhập được vào các quyển sách dày.

Tóm lại; trong kho lưu trữ có nhiều loại sinh vật hại tài liệu và biện pháp khử trùng để phòng chống sinh vật hại tài liệu cũng rất đa dạng. Có thể áp dụng phương pháp hoá học, vật lý để phòng chống các loại sinh vật gây hại tài liệu. Tuy nhiên quyết định chọn biện pháp nào phải tuỳ thuộc vào trình độ kỹ thuật và khả năng tài chính của từng quốc gia và từng cơ quan lưu trữ. Ngày nay ở các nước phát triển với xu hướng bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khoẻ con người thì các biện pháp khử trùng không dùng hoá chất đang được khuyến khích áp dụng.

Ở Việt Nam từ những năm 1970 ngành lưu trữ đã sử dụng hoá chất để khử trùng tài liệu bằng giấy. Các hoá chất đã từng được sử dụng là DDT, 666, cơrêodốt và Linhualu(ALP) của Trung Quốc. Nhưng do chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu nên liều lượng hoá chất và thời gian ủ thuốc chưa có quy định cụ thể. Chủ yếu là các cán bộ lưu trữ vừa làm vừa tổng kết đúc rút kinh nghiệm từ các đợt khử trùng trong thực tế. Mãi tới năm 1987 với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp nghành mang mã số 85.98.012 "Bước đầu nghiên cứu côn trùng hại kho lưu trữ và kết quả xông khí bằng chất Bêkaphốt diệt chúng" liều lượng thuốc và thời gian ủ của loại hoá chất Alp (nhôm phốt phua) mới được nghiên cứu và thẩm định. Theo kết quả

nghiên cứu của đề tài, liều thuốc tối ưu để diệt côn trùng là 9g/m3 và thời gian ủ thuốc là 72 giờ và thuốc khử trùng không gây ảnh hưởng gì tới chất lượng tài liệu.

Sau khi đề tài được nghiệm thu và đánh giá đạt kết quả khá, hoá chất Bêkaphốt đã được sử dụng một cách rộng rãi ở Kho Lưu trữ trung ương và các kho lưu trữ cơ quan từ cuối những năm 1980 đến nay.

Bêkaphốt là tên thương phẩm ở Việt Nam của hoạt chất aluminium phốt phua(Alp) được điều chế ở dạng bột hoặc viên nén (3 gam/viên). Alp ít tan trong nước. Bản thân Alp không trực tiếp diệt côn trùng mà sản phẩm thuỷ phân của nó là khí phosphine tên hoá học là hydro phốt phua (PH3) là chất khí rất độc mới là chất trực tiếp diệt côn trùng. Như vậy bản chất của phương pháp khử trùng bằng Bêkaphốt là sử dụng khí phosphine được bay hơi để diệt côn trùng bằng đường hô hấp khi Bêkaphốt tác động với nước trong không khí. Quá trình này có thể minh hoạ bằng phương trình hoá học như sau:

2Alp + 3H2O = Al2O + PH3

Như vậy từ những năm 70 đến nay ngành lưu trữ chủ yếu sử dụng bêkaphốt để khử trùng tài liệu và kết quả là phần lớn tài liệu đã được bảo vệ an toàn trước sự tấn công của côn trùng.

Tuy thế việc sử dụng bêkaphốt để khử trùng tài liệu đang đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, đặc biệt là việc xác định ảnh hưởng của hoá chất này đối với sức khoẻ của cán bộ làm việc trong kho lưu trữ sau khi tài liệu được khử trùng. Cho đến nay thực tế chưa phát hiện được trường hợp nào khẳng định bị ảnh hưởng của hoá chất khử trùng Alp, nhưng kết quả khảo sát môi trường trong kho lưu trữ do Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường tiến hành tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I năm 1995 khẳng định: Dùng bêkaphốt độc hại môi trường kho, nơi làm việc của cán bộ lưu trữ trong kho. Mặt khác qua thực tế sử dụng hoá chất để diệt côn trùng có thể khẳng định rằng một loại hóa chất dù độc đến mấy cũng không diệt được tất cả các loại côn trùng trong cùng một thời điểm vì cơ thể côn trùng có những cấu tạo đặc biệt và bao gồm nhiều pha sinh trưởng nên nó có khả năng thích nghi với môi trường rất nhanh chóng và nó có khả năng kháng thuốc dần dần. Do đó việc nghiên cứu ứng dụng hoá chất khử trùng mới hoặc phương pháp mới là cần thiết.

Thực hiện mục tiêu này năm 2000 Cục Lưu trữ Nhà nước đã cho phép thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: "Nghiên cứu phương pháp khử trùng tài liệu lưu trữ". Sau 2

năm nghiên cứu, thử nghiệm, đề tài đã hoàn thành và đưa ra một số kết luận và khuyến nghị như sau:

- Trong điều kiện thực tế của nước ta hiện nay chỉ có thể khử trùng bằng hoá chất. - Dùng methyl bromide để xông hơi diệt côn trùng trong kho lưu trữ và tài liệu giấy là hướng đi phù hợp trong tình hình hiện nay và đáp ứng nhanh cho công tác bảo quản tài liệu lưu trữ ở nước ta 3, 16

- Liều lượng methyl bromide thích hợp là 40g/m3. - Thời gian ủ thuốc là 72 giờ 3, 18

Như vậy, qua việc nghiên cứu, khảo sát tình hình khử trùng ở trong nước và một số nước, cũng như điều kiện thực tế ở nước ta có thể khẳng định:

- Trong trường hợp cần thiết khử trùng là biện pháp bắt buộc phải thực hiện để bảo quản an toàn tài liệu.

- Trong điều kiện nước ta hiện nay khử trùng bằng hóa chất là biện pháp có tính khả thi cao.

Trong thực tế có nhiều loại hoá chất để khử trùng và côn trùng hại tài liệu cũng có nhiều loại khác nhau. Do đó khi phát hiện tài liệu có dấu hiệu bị xâm hại bởi côn trùng việc đầu tiên là phải xác định chính xác loại sinh vật hại tài liệu và từ đó mới quyết định lựa chọn một trong các loại hoá chất trên để khử trùng. Do bản chất của côn trùng là dễ thích nghi với môi trường nên phải sử dụng nhiều loại hoá chất để hạn chế sự kháng thuốc và khả năng thích nghi của côn trùng.

Mặt khác để đảm bảo an toàn cho người và tài liệu, ngành lưu trữ và các ngành hữu quan cần có những quy định chặt chẽ để quản lý công tác này, tránh sử dụng hoá chất khử trùng tràn lan ngay cả khi không thực sự cần thiết.

Bên cạnh hoá chất, chúng ta có thể sử dụng một số loài cây, hoặc dầu thảo mộc làm chất xua đuổi côn trùng trong kho hoặc trong tài liệu; Do nước ta ở vùng nhiệt đới, các loài thực vật rất phong phú, nên áp dụng biện pháp này chi phí thấp, an toàn cho người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường.

Đồng thời ngành lưu trữ nước ta cần đề ra hướng nghiên cứu ứng dụng các biện pháp khử trùng không dùng hoá chất. Đây là hướng đi phù hợp với xu thế bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người trong thời đại ngày nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo quản tài liệu giấy tại các trung tâm lưu trữ quốc gia (Trang 66)