Bào chế chế phẩm Thivoda

Một phần của tài liệu Điều tra, nghiên cứu một số thực vật Việt Nam có tác dụng hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu để ứng dụng cho bệnh nhân đái tháo đường type 216 (Trang 65)

Từ cao nƣớc nóng tổng số các mẫu thực vật, phối trộn chúng tạo các chế phẩm có thành phần khác nhau nhằm chọn lọc một chế phẩm tác dụng hạ đƣờng huyết tốt nhất, chế phẩm này đƣợc đặt tên là Thivoda. Chế phẩm này bao gồm các thực vật: lá dây thìa canh, lá vối, nụ vối, lá chè đắng, thân và lá chó đẻ răng cƣa. Các dƣợc liệu đƣợc sắc bằng nƣớc dựa theo phƣơng pháp cổ truyền để lấy các chất có tác dụng sinh học. Đem dịch chiết cô đặc thành cao. Cho thêm bột thuốc hay tá dƣợc vừa đủ, làm thành viên nhỏ và làm khô [20, 24, 26].

Chia làm các bƣớc:

a. Chế biến cao: Dụng cụ nấu thƣờng là thùng nhôm, không dùng dụng cụ bằng sắt, giữa lòng thùng có đặt 1 ống để múc nƣớc thuốc ra. Xếp bột thảo dƣợc vào thùng xung quanh ống đã đặt sẵn. Trên mặt dƣợc liệu cần đặt 1 cái vỉ để khi sôi thì dƣợc liệu không nổi lên trên. Cho nƣớc vào ngập dƣợc liệu trên 5 – 10 cm nấu từ 4 – 6 giờ và nấu 2 lần. Sau khi thu dịch chiết cần phải cô đặc với nguyên tắc là cô ở nhiệt độ càng thấp càng tốt và thời gian càng ngắn càng tốt.

Cách cô chế phẩm là dùng chậu nhôm hoặc men, chƣng cách thủy hoặc đặt vào cát nóng cho thuốc dần cô lại. Nếu chƣa sử dụng ngay thì cần bảo quản bằng

54

cách đổ lên trên bề mặt cao một lớp cồn 950, cô đặc thành cao lỏng theo tỷ lệ 1/1 hoặc 2/1.

b. Tạo hạt: Sau khi thu cao của từng loại dƣợc liệu khác nhau sẽ cân với tỷ lệ 1:1:1:1:1 rồi trộn đều. Đun nóng để các cao hòa quyện đều với nhau tạo thành cao tổng, trộn cao lỏng với thuốc bột làm sẵn hoặc tá dƣợc (tinh bột, đƣờng sucrose, glucose, lactose…) theo tỷ lệ qui định thành khối dẻo không dính tay.

Để kích thƣớc hạt và màu sắc đƣợc đồng đều ngƣời ta thƣờng chia khối dẻo thành các miếng nhỏ, với độ dày <0,5cm, rộng khoảng 0,5 – 1cm và dài khoảng từ 2 – 3cm. Đem sấy khô ở 600C trong tủ sấy trong vòng 24 giờ để nƣớc bay hơi hoàn toàn. Thu đƣợc các miếng nhỏ màu nâu đen, có mùi thơm của dƣợc liệu. Sử dụng thuyền tán hoặc máy nghiền để nghiền nhỏ các cao khô thành hạt.

c. Làm khô: đem các hạt ƣớt sấy khô ở 60 độ C trong khoảng 8 đến 10 giờ cho đạt độ thủy phân của thuốc chiêu ở mức thấp nhất. Để đảm bảo các hạt tƣơng đối đồng đều, rây lại qua rây số 2000 và 710 để loại hạt to quá hoặc nhỏ quá.

d. Đóng viên

Phần bột mịn thu đƣợc sẽ đƣợc đóng gói vào các viên nang số 0 nhờ dụng cụ đóng thuốc thủ công tự chế.

Hình 2.4 là sơ đồ thể hiện qui trình bào chế chế phẩm Thivoda

Hình 2.4. Qui trình bào chế chế phẩm Thivoda

Chế phẩm Thivoda đƣợc bào chế dƣới dạng cốm thành phẩm đƣợc đóng nang, nang đƣợc sử dụng là nang số 0 đƣợc sản xuất tại công ty SUHEUNG CAPSULE (Đồng Nai).

Trộn trơn Vô nang

Tá dƣợc Kiểm nghiệm thành phẩm Khối đồng nhất Sấy cốm Sửa hạt Cao thô chó đẻ răng cƣa Cao thô nụ vối Cao thô lá vối

Cao thô dây thìa canh

Cao thô lá chè đắng

55

Bảo quản: Chế phẩm Thivoda phải đƣợc bảo quản trong các lọ kín, đóng từng liều với số lƣợng 120 viên/hộp, có nhãn đúng qui định. Để nơi khô mát.

Một phần của tài liệu Điều tra, nghiên cứu một số thực vật Việt Nam có tác dụng hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu để ứng dụng cho bệnh nhân đái tháo đường type 216 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)