Nhóm tác giả Đào Thị Thanh Hiền đã nghiên cứu một số tác dụng của lá cây vối về: khả năng kháng khuẩn (vi khuẩn E.coli), lợi mật, cả tinh dầu vối và cao khô toàn phần đều có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thƣ gan, màng tim, tử cung [14]. Với các nghiên cứu trên thế giới, đối tƣợng vối đƣợc nghiên cứu tập trung trên nụ vối về hoạt tính chống oxi hóa, chống viêm nhiễm, kháng vi sinh vật cũng nhƣ nghiên cứu về thành phần tinh dầu, các hợp chất flavonoid, terpenoid, chalcone, trong khi đó các công bố về lá vối còn khá ít [35, 57, 58, 86, 111].
3.3.2.1.Khối lượng cao chiết phân đoạn lá vối
Tách chiết theo qui trình Hình 2.1, chúng tôi sử dụng 3kg bột khô lá vối, chiết bằng nƣớc nóng 3 lần, thu đƣợc CNN, sau đó tách chiết phân đoạn thu các cao phân
75
đoạn CHe, CEtA, CBuOH, còn lại những chất không tan trong các dung môi trên nằm trong phân đoạn CNC. Sở dĩ chúng tôi dùng nƣớc để chiết cao tổng số là do cao nƣớc và cao cồn của các thực vật nghiên cứu đều có khả năng hạ đƣờng huyết tƣơng tự nhau. Kết quả tách chiết đƣợc trình bày trên Bảng 3.5, từ khối lƣợng cao phân đoạn chúng tôi tính đƣợc phần trăm tách chiết là tỷ lệ cao phân đoạn so với cao nƣớc nóng tổng số. Trong các phân đoạn lá vối thu đƣợc CNC chiếm tỷ lệ lớn nhất (31%), sau đó là CBuOH (26,6%), CEtA (22%) và ít nhất là CHe (13,3%).
Bảng 3.5. Phần trăm tách chiết thu cao phân đoạn lá vối
Bột khô CNN CHe CEtA CBuOH CNC
Khối lƣợng (g) 3000 600 80 132 160 186
Phần trăm tách chiết (%) --- --- 13,3 22 26,6 31
Các chất không phân cực chiếm tỷ lệ khá ít so với nhóm chất phân cực trung bình và phân cực mạnh. Tuy nhiên để nghiên cứu về hoạt tính hạ đƣờng huyết của các phân đoạn chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm cho chuột nhắt ĐTĐ type 2 uống cao chiết các phân đoạn.