Tăng cƣờng tin có tiếng động

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài tiếng nói Việt Nam (Trang 87 - 88)

- Sức ép đối với biên tập viên thực hiện chƣơng trình (nhất là với các chƣơng trình 6h00 và 18h00) là rất lớn, trong đó có những sức ép không đáng

b. Tăng cƣờng tin có tiếng động

Tiếng động trong phát thanh có hai loại: Đó là tiếng động hiện trƣờng và lời nói của các nhân chứng, nhân vật đƣợc phỏng vấn. Tiếng động giúp cho phát thanh thêm sinh động, hấp dẫn, vẽ đƣợc bức tranh trong óc ngƣời nghe và làm tăng tính chân thật, đáng tin cậy của thông tin. Chính vì vậy chƣơng trình Thời sự Đài TNVN cần tăng cƣờng thể loại tin có tiếng động và coi đây nhƣ là một món ăn “đặc sản” của phát thanh. Tin có tiếng động có 2 phần: lời dẫn và tiếng động (của nhân vật hoặc phóng viên). Để nâng cao chất lƣợng tin có tiếng động thì cùng với nâng cao chất lƣợng viết tin thì còn cần nâng cao chất lƣợng phỏng vấn, lấy tiếng động. Điều này đòi hỏi phóng viên làm tin phải tìm đƣợc góc độ tiếp cận tốt. Chính góc tiếp cận sẽ quyết định phải chọn ai để phỏng vấn và hỏi những gì. Góc tiếp cận phải làm sao đảm bảo vừa độc đáo, ngắn gọn, vừa có tính chiến đấu, bất ngờ với ngƣời đƣợc phỏng vấn, đáp ứng nhu cầu thông tin của thính giả. Ví dụ: làm tin có tiếng động về một vụ cháy chợ chẳng hạn. Nếu góc tiếp cận là nguyên nhân cháy thì tiếng động nên lấy là lời nhân chứng hoặc cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Nếu chọn góc tiếp cận là trách nhiệm chủ động phòng cháy chữa cháy thì nên lấy lời ban quản lý chợ hoặc tiểu thƣơng. Nếu chọn góc tiếp cận là sự vô ý của một số ngƣời dân cản trở dập lửa làm đám cháy lan rộng nên lấy tiếng của những ngƣời trực tiếp chữa cháy hoặc những ngƣời dân không đồng tình với hành động cản trở chữa cháy này....

Cùng với việc xác định rõ góc tiếp cận khi làm tin có tiếng động thì một điều cũng cần phải xác định rõ quan điểm coi trọng lời dẫn hay tiếng động. Hiện nay tin có tiếng động trên Đài TNVN đang coi trọng phần dẫn. Mọi sức nặng thông tin của tin đều tập trung ở phần lời dẫn còn phần tiếng động chỉ mang tính chất minh hoạ hoặc bổ sung thông tin thành ra sự xuất hiện của nhân vật thƣờng chỉ đóng vai trò là phụ. Không phủ nhận ở một góc độ nào đó, nó đã thay đổi tiết tấu chƣơng trình thời sự hay bản tin nhƣng trên góc độ chất lƣợng tin có tiếng động thì nhƣ vậy chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Cần thay đổi lại nhận thức, coi phần tiếng động là linh hồn của tin, phải ƣu tiên phần tiếng động, cả về nội dung thông tin lẫn độ dài so với phần lời dẫn.

Cũng cần hiểu tiếng động trong tin phát thanh là cả lời nói của phóng viên trực tiếp phản ánh từ hiện trƣờng. Trong tin phát thanh cũng cần tăng cƣờng sử dụng tiếng động hiện trƣờng để tạo ra độ trung thực, hấp dẫn cho tin. Ví dụ tin về một chợ bán cá ven biển vừa trúng vụ cá lớn thì cần có tiếng lao xao của những ngƣ dân và ngƣời bán cá; tin về một buổi biểu diễn âm nhạc dân tộc cần có tiếng đàn bầu, tiếng trống cơm…Nói tóm lại, tiếng động (kể cả tiếng động phỏng vấn và hiện trƣờng) đều rất quan trọng và cần tăng cƣờng trong chƣơng trình thời sự của Đài TNVN để chƣơng trình thời sự gần gũi hơn với cuộc sống sôi động của công chúng.

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài tiếng nói Việt Nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)