Sử dụng các thế mạnh của phát thanh trực tiếp

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài tiếng nói Việt Nam (Trang 58 - 59)

b. Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp

2.1.1.3 Sử dụng các thế mạnh của phát thanh trực tiếp

Phát thanh trực tiếp là một ƣu thế nổi trội của phát thanh hiện đại. chƣơng trình Thời sự đầu tiên của Đài TNVN ngày 7-9-1945 là một chƣơng

trình phát thanh trực tiếp. Tuy hình thức còn đơn giản chỉ là hai phát thanh viên thay nhau đọc tin trƣớc micro, nhƣng nó đã tiếp cận đƣợc hình thức phát thanh hiện đại trên thế giới lúc đó. Và chính những bƣớc đi đầu tiên đó đã đặt nền móng quan trọng cho hình thức phát thanh trực tiếp mà Ban Thời sự đang thực hiện hiện nay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan nên việc phát thanh trực tiếp trên Đài TNVN đã bị ngắt quãng từ 1954 đến 1993. Đến năm 1994, việc phát thanh trực tiếp mới lại đƣợc tiếp tục tiến hành trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay toàn bộ các chƣơng trình thời sự của Đài Tiếng nói Việt Nam đều đƣợc làm trực tiếp.

Theo ông Hoàng Trọng Đan, nguyên trƣởng Ban Thời sự giai đoạn 1990 - 2000, ngƣời trực tiếp chỉ đạo thực hiện phát thanh trực tiếp trong bài "Đôi điều suy nghĩ về radio hiện đại" đăng trên tạp chí Phát thanh số 72 tháng 7 năm 2000, thì việc thực hiện chƣơng trình thời sự trực tiếp có mấy lợi thế nhƣ sau:

1. Tính hấp dẫn của thông tin đƣợc nâng cao nhờ yếu tố tức thì, ngắn gọn, sinh động, hấp dẫn và mang đầy hơi thở cuộc sống.

2. Phát thanh trực tiếp tạo cho ngƣời nghe cảm giác mình đang đƣợc nghe những thông tin mới nhất, đang đƣợc trực tiếp trò chuyện với những ngƣời làm chƣơng trình.

3.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của phóng viên, biên tập viên đƣợc nâng cao, năng động hơn, sáng tạo hơn, đa năng hơn và có nhiều cảm hứng hơn. (phóng viên phải biết phát hiện vấn đề, viết đƣợc, nói đƣợc và biết sử dụng trang thiết bị kỹ thuật hiện đại).

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài tiếng nói Việt Nam (Trang 58 - 59)