Chƣa làm chủ thực sự về nguồn tin

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài tiếng nói Việt Nam (Trang 67)

b. Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp

2.2.2Chƣa làm chủ thực sự về nguồn tin

Kết quả khảo sát cho thấy, nguồn thông tin để đƣa vào các chƣơng trình Thời sự khá phong phú, nhƣng chƣa phải hoàn toàn do Đài sản xuất:

- Phóng viên: Đây là nguồn tin trực tiếp nhất, nhanh và đáp ứng yêu cầu thời sự. Tuy nhiên, một lƣợng không nhỏ tin của phóng viên chƣa đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh, sắc và có bình luận. Do chƣa có sự thống nhất cách viết tin, vì vậy tin viết còn cũ, dài dòng, nặng tính lễ tân, mặc dù các biên tập viên đã xử lý nhƣng trên sóng vẫn còn nhiều tin chƣa hay.

- Phóng viên thƣờng trú: Các cơ quan thƣờng trú trong và ngoài nƣớc có nhiệm vụ cung cấp tin hàng ngày cho các chƣơng trình thời sự. Hầu hết tin đƣợc chuyển qua điện thoại hoặc fax, email hoặc hệ thống thƣ điện tử nội bộ của Đài TNVN e-office. Tuy nhiên, cũng nhƣ tin của các phóng viên, phần tin của phóng viên thƣờng trú viết còn khô cứng, ít tiếng động. Nhiều phóng viên chƣa dùng giọng của mình để đọc tin do mình viết nên trong chƣơng trình thời sự tin của phóng viên thƣờng trú vẫn do các phát thanh viên giọng Hà nội đọc, kém tính sinh động, hấp dẫn.

- Cộng tác viên: Đây là nguồn tin của các cộng tác viên từ các đài phát thanh và truyền hình địa phƣơng chuyển về. Hiện nay Ban Thời sự có cộng tác viên từ 64 đài phát thanh truyền hình địa phƣơng và một số đài cấp huyện. Tuy nhiên, do trình độ của cộng tác viên chƣa đồng đều và tầm bao quát không rộng nên tin của cộng tác viên còn cũ về cách viết, dài dòng nhƣng lại ít thông tin, mang tính địa phƣơng… Tin của cộng tác viên vẫn thƣờng là tin không có tiếng động.

- Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), báo chí, truyền hình, đài phát thanh và internet: Ban Thời sự đặt mua tin của TTXVN vì vậy hàng ngày

TTXVN cung cấp cho Ban Thời sự 200 đến 250 tin trong nƣớc và thế giới. Nhƣợc điểm lớn nhất là tin TTXVN là tin giấy, không có tiếng động. Cách viết tin đã có đổi mới nhƣng vẫn còn khô cứng, chủ yếu là cung cấp đủ thông tin, ít bình luận, không phù hợp với lối viết cho phát thanh. Lƣợng tin từ nguồn TTXVN đƣợc sử dụng khá nhiều trong chƣơng trình thời sự, dù đã đƣợc biêtn tập lại nhƣng vẫn là tin chay, không có tiếng động. Tin trên báo chí và internet không phù hợp với phát thanh nhƣng số lƣợng tin đƣợc sử dụng trong chƣơng trình thời sự tƣơng đối nhiều. Điều đáng nói là do thúc ép về mặt thời gian và thời lƣợng chƣơng trình nên hầu nhƣ các tin của báo và internet đƣợc sử dụng nhƣ một nguồn tin chính thống chỉ qua khâu biên tập, dù là rất kỹ lƣỡng. Lẽ ra đây chỉ là nguồn tham khảo để từ đó phóng viên và biên tập viên xử lý thành tin phát thanh của riêng bản đài.

Theo kết quả khảo sát của luận văn, trong tổng số hơn 3000 tin đƣợc phát sóng trong các chƣơng trỉnh thời sự 6 tháng đầu năm 2006, tin đƣợc tính theo các nguồn nhƣ sau:

-Tin do phóng viên Thời sự và các đơn vị trong Đài viết: 1200

-Tin của TTXVN 1000

-Tin khai thác từ CTV, báo chí, Internet… 800

Phóng viên TTXVN Các nguồn khác

Số liệu này cho thấy số lƣợng tin của phóng viên Ban Thời sự nói riêng và của toàn Đài TNVN cung cấp cho chƣơng trình Thời sự chiếm số lƣợng chƣa lớn. Chính điều này đã giảm tính thời sự của chƣơng trình vì thiếu những thông tin nóng hổi, thiếu tin có tiếng động, tin có tiếng nói của phóng viên, biên tập viên… và nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng tới việc khẳng định và duy trì bản sắc của chƣơng trình.

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài tiếng nói Việt Nam (Trang 67)