Nhóm thông tin về các vấn đề xã hội, văn hóa, đời sống

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài tiếng nói Việt Nam (Trang 48)

b. Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp

2.1.1.3 Nhóm thông tin về các vấn đề xã hội, văn hóa, đời sống

Thông tin loại này chiếm vị trí thứ ba trong chƣơng trình thời sự, nhƣng lại nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn của ngƣời nghe bởi nhiều thông tin liên quan trực tiếp tới cuộc sống của ngƣời dân, đáp ứng phần nào nhu cầu thông

tin giải trí và tƣ vấn, chỉ dẫn. Chính vì vậy, chƣơng trình Thời sự cũng đã giành thời lƣợng tƣơng đối lớn để đƣa những thông tin này.

Tuy nói rằng, nội dung phản ánh mọi mặt văn hóa, đời sống, xã hội nhƣng thực ra do thời lƣợng của chƣơng trình Thời sự là có hạn định nên các phóng viên, biên tập viên cũng đã tiến hành lựa chọn các vấn đề tác động nhiều nhất tới đời sống xã hội của ngƣời dân để phản ánh. Ví dụ nhƣ thông tin về tình hình thời tiết bất thƣờng, tình hình dịch bệnh, giao thông đi lại, giá xăng dầu hay các loại hàng tiêu dùng tăng trong dịp tết, một bộ phim mới hay một cuốn sách hay… Khi có những vấn đề đặc biệt ảnh hƣởng sâu sắc tới đời sống, xã hội chƣơng trình Thời sự giành thời lƣợng đáng kể, thậm chí là giành hết cả chƣơng trình để phản ánh. Ví dụ các chƣơng trình thời sự ngày 30-9- 2006 và 1-10-2006 đều là những chƣơng trình đặc biệt giành toàn bộ thời lƣợng để phản ánh tình hình phòng chống cơn bão số 6 (Sanxang) đổ bộ vào miền Trung cũng nhƣ các biện pháp phòng chống, tình hình bão và thiệt hại, các biện pháp khắc phục. Hoặc nhƣ khi có vụ đắm đò ở Chôm Lôm (Nghệ An) hay ở Thanh Thủy (Phú Thọ) xảy ra (trong tháng 10-2006) các chƣơng trình Thời sự giành một lƣợng thời gian khá lớn để phản ánh tình hình cũng nhƣ công tác khắc phục hậu quả. Cùng với đó là các bài phân tích nguyên nhân, cũng nhƣ cảnh báo ngƣời dân vạn đò không chủ quan và coi thƣờng tính mạng mình và ngƣời khác khi tham gia giao thông đƣờng thủy hiện nay... Các đợt tuyên truyền lớn về tình hình dịch cúm gia cầm, hay các dịch bệnh nhƣ lở mồm long móng ở gia xúc, vàng lùn xoắn lá ở lúa... đƣợc chƣơng trình thời sự thông tin hàng ngày, có bài hoặc phỏng vấn phân tích nguyên nhân cũng nhƣ tƣ vấn cách phòng chống. Ví dụ ngày 31-5 là ngày “Thế giới không thuốc lá”, trong chƣơng trình Thời sự 18h ngày 31-5-2006 dù có rất nhiều sự kiện quan trọng phải phản ánh nhƣ hoạt động của Quốc hội; Chính phủ họp phiên thƣờng kỳ tháng 5; ngày thi tốt nghiệp phổ thông trung học đầu tiên...

nhƣng chƣơng trình vẫn giành một thời lƣợng đáng kể cho chủ đề này. Bên cạnh tin về tình hình số ngƣời chết do hút thuốc lá trên thế giới tăng, còn có phóng sự về số phận một ngƣời bệnh phổi do hút thuốc lá tại viện Ung bƣớu trung ƣơng và phỏng vấn một số thanh niên ý kiến của họ làm thế nào để từ bỏ thuốc lá.

Theo kết quả khảo sát in trong cuốn “Cẩm nang quản lý Phòng Tin” của Pitơ Sonđơ - cựu tổng biên tập tờ Bƣu điện Bơc-minh-hâm (Anh) in năm 2002 thì thói quen đón nhận thông tin của ngƣời Mỹ công bố tháng 4-2001 cho thấy: công chúng thích nhất là các tin địa phƣơng và tin về con ngƣời. Các chủ đề khác đƣợc ƣa thích là: sức khoẻ, giáo dục, nhà cửa, thức ăn, thời trang và du lịch. Rõ ràng, việc Ban Thời sự Đài TNVN tăng lƣợng thông tin về đời sống xã hội là hoàn toàn đúng hƣớng và phù hợp với xu hƣớng báo chí hiện nay cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài tiếng nói Việt Nam (Trang 48)