Quá trình hình thành và phát triển của chƣơng trình Thời sự.

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài tiếng nói Việt Nam (Trang 34 - 42)

b. Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp

1.4.2 Quá trình hình thành và phát triển của chƣơng trình Thời sự.

Chƣơng trình phát thanh đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam là một chƣơng trình Thời sự đƣợc chính thức phát sóng cùng với ngày ra đời của Đài 7-9-1945.

Nội dung buổi phát thanh đầu tiên bằng tiếng Việt bắt đầu bằng câu: "Đây là Tiếng Nói Việt nam, phát thanh từ Hà nội, Thủ đô nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" do chị Dƣơng Thị Ngân xƣớng lên và anh Nguyễn Văn Nhất xƣớng lại một lần nữa. Đằng sau hai phát thanh viên sát lƣng ghế ngồi có 10 cô nữ thanh niên do Hội phụ nữ Cứu quốc cử đến đứng sắp thành hai hàng và theo hiệu lệnh chỉ huy bằng dấu hiệu đồng thanh hát bài Diệt phát xít. Tiếp đó là lời phi lộ rất ngắn và chào thính giả gần xa. Rồi anh Nhất với giọng trang nghiêm, dõng dạc đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Sau Tuyên ngôn

Độc lập là danh sách của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Phần tin tức khởi nghĩa thành công ở các địa phƣơng trong nƣớc và tin tức thế giới lấy qua các đài phát thanh ngoại quốc. [2, tr.21].

Ngay từ những chƣơng trình đầu tiên, chƣơng trình Thời sự đã đƣợc phát vào những thời điểm quan trọng nhất trong ngày. Đó là buổi sáng lúc 6 giờ, buổi trƣa lúc 11 giờ 30; buổi chiều lúc 18 giờ và buổi tối lúc 21 giờ.

"Thời gian đầu ít ngƣời, chỉ phát mỗi ngày hai buổi, trƣa từ 11 giờ 30 đến 14 giờ, chiều từ 18 giờ đến 20 giờ 30. (trong đó chƣơng trình Thời sự tiếng Việt 30 phút, còn lại là chƣơng trình ca nhạc và thời sự tiếng Pháp, tiếng Anh...). Ít hôm phát đến 21 giờ. Rồi có thêm chƣơng trình Thời sự tiếng Việt vào buổi sáng từ 6 giờ đến 6 giờ 30 và buổi đọc chậm tin tức cho các địa phƣơng ghi chép". [2,tr.24]

Đây đƣợc coi là "giờ vàng" cho phát thanh, vì đều là các giờ chẵn, và là thời điểm có nhiều ngƣời nghe nhất. Buổi sáng nghe khi vừa thức dậy, buổi trƣa, chiều, tối đều rơi vào những giờ nghỉ của ngƣời lao động.

Thời lƣợng chƣơng trình Thời sự đầu tiên của Đài TNVN là 30 phút. Đây là một thời lƣợng vừa đủ với một chƣơng trình Thời sự. Nhiều nƣớc trên thế giới cũng sử dụng thời lƣợng cho một chƣơng trình thời sự là 30 phút đến 45 phút.

-Giai đoạn từ 7-9-1945 đến 1954

Thời gian này chƣơng trình Thời sự bằng Tiếng Việt kéo dài 30 phút. Buổi trƣa từ 11 giờ 30 đến 12 giờ; buổi chiều từ 18 giờ đến 18 giờ 30. Sau này có thêm chƣơng trình thời sự sáng phát từ 6 giờ đến 6 giờ 30 phút.

Trên sóng phát thanh lúc đó, ngƣời dân thƣờng xuyên đƣợc nghe tin, bài và chỉ thị của Đảng, Bác Hồ trong việc vận động nhân dân thực hiện ba

nhiệm vụ cấp bách nhất là: Chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm.

Một nhiệm vụ chính trị quan trọng mà chƣơng trình thời sự lúc đó đã đảm nhận là tuyên truyền cho hoạt động bầu cử Quốc hội đầu tiên của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính các chƣơng trình này đã giúp cho nhân dân hiểu hơn về chính quyền Cách mạng và nô nức tham gia cuộc bầu cử, góp phần để cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 đƣợc tổ chức thành công.

Một nội dung nữa của chƣơng trình Thời sự là cổ vũ phong trào Nam tiến của thanh niên miền Bắc chi viện cho đồng bào miền Nam, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân miền Nam đánh Pháp...Hai phóng viên Nguyễn Văn Nhất và Hoàng Tuấn đƣợc cử theo đoàn quân Nam Tiến để đƣa tin. Đợt tuyên truyền cho tuần lễ vàng trên đài phát thanh cũng đem lại hiệu quả to lớn.

Trong thời điểm này, ngoài tin tức thì thể loại bình luận đã bắt đầu đƣợc viết và phát trong chƣơng trình Thời sự, mà tiêu biểu là các bình luận về sự kiện bầu cử Quốc hội lần đầu tiên, về sự kiện tại sao Pháp lại điều đình với Việt nam trƣớc khi Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 đƣợc ký kết [2, tr.40].

Đã có những chƣơng trình Thời sự đƣợc kéo dài hơn thƣởng lệ khi cần thiết nhƣ chƣơng trình Thời sự lúc 18 giờ chiều ngày 23 - 9 - 1945 đƣợc kéo dài tới tận 1 giờ sáng ngày 24 - 9 -1945 để chờ phát lời kêu gọi đồng bào Nam bộ đồng loạt đứng dậy kháng chiến. Cách làm của chƣơng trình này cũng rất sáng tạo. Do phải chờ tin mới, ta lại chƣa có đủ trang thiết bị và nguồn băng đĩa để phát âm nhạc nên các biên tập viên phải thay nhau vừa dịch, vừa trình bày trực tiếp tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bằng tiếng Pháp trên sóng, xen kẽ là các bình luận nhanh viết tại chỗ. Các phát thanh viên luôn nhắc đồng bào: Đề nghị đồng bào đừng rời máy thu thanh, đêm nay sẽ có tin đặc biệt quan trọng thông báo trên Đài.

"Đây thực sự là chƣơng trình thời sự đột xuất chƣa từng có, gây xúc động lớn trong đồng bào dƣới các máy thu thanh của Phòng thông tin Tràng Tiền do anh Trần Văn Hà phụ trách và các máy thu thanh đặt trên các ban công nhà cao tầng ở Hà Nội. Ở các tình thành phố khác, sau này chúng tôi đƣợc biết, đồng bào cũng không rời máy thu thanh, kéo dến chờ nghe tin đặc biệt ngày càng đông, bàn tán xôn xao không biết sẽ có thông báo gì quan trọng nhƣ vậy" [3, tr.32]

Tất cả các chƣơng trình thời sự thời kỳ này đều đƣợc đọc thẳng (mức sơ khai của phát thanh trực tiếp). Đặc biệt, dù chƣa có kinh nghiệm gì trong phát thanh nhƣng các phóng viên vẫn mạnh dạn thực hiện một chƣơng trình tƣờng thuật trực tiếp kéo dài trong nhiều giờ và trong khoảng thời gian dài trên đọan đƣờng từ Hà nội -- Hải phòng. Đó là cuộc tƣờng thuật sự kiện Bác Hồ về nƣớc sau khi đến Pháp và ký hiệp ƣớc tạm thời 14-9-1946. "Hai anh Hoàng Tuấn và Nguyễn Văn Nhất thay nhau miêu tả quang cảnh và khí thế cuộc mít tinh đóng Bác ở Hải Phòng và suốt dọc đƣờng đi. Đến Hà nội lại có cuộc mít tinh lớn của đồng bào thủ đô và đồng bào cả nƣớc. Chấm dứt cuộc mít tinh cũng là chấm dứt buổi tƣờng thuật trực tiếp kéo dài tổng cộng gần 3 tiếng đồng hồ". [2, tr.44]

Cùng với cả nƣớc, tháng 12 năm 1946 Đài Tiếng Nói Việt Nam bƣớc vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trƣờng kỳ gian khổ nhƣng vô cùng anh dũng. Chƣơng trình Thời sự lúc này vẫn giữ đƣợc thời lƣợng là 30 phút vào các buổi sáng, trƣa và chiều. Hình thức vẫn là đọc trực tiếp trong các phòng thu rất đơn xơ bằng tre nứa trên chiến khu Việt Bắc. Nội dung chính của các chƣơng trình Thời sự thời kỳ này là thông tin về tình hình chiến sự tại các chiến trƣờng; tin hoạt động của các vị lãnh đạo, các cơ quan Chính phủ, đoàn thể; phản ánh hoạt động kháng chiến kiến quốc tại các địa phƣơng.

Phần bình luận về các vấn đề quốc tế. (Đặc biệt là các bình luận đấu tranh dƣ luận với thực dân Pháp tại Hà nội)

Một trong những thành công của chƣơng trình thời sự thời kỳ này, là các bình luận chiến sự và đấu tranh dƣ luận.

Bình luận chiến sự luôn đƣợc viết dƣới một bút danh chung là Chính Nghĩa. Đây là những bài bình luận có tính chất chỉ đạo hành động. Những bài báo dƣới bút danh Chính Nghĩa thƣờng do các đồng chí lãnh đạo bộ Tổng tham mƣu viết, nhiều bài lấy từ ý chỉ đạo của đồng chí Võ Nguyên Giá. Một số bài do đồng chí Nguyễn Văn Nhất viết, nhƣng đều do Tổng tham mƣu trƣởng duyệt và điện về để Đài phát sóng sau những tin chiến sự. Những bình luận này đƣợc thính giả đón đợi và đánh giá rất cao.

Bình luận đấu tranh dƣ luận thì đa dạng hơn. Những bình luận này thƣờng do các đồng chí Trần Lâm, Trần Kim Xuyến và sau này có đồng chí Trần Văn Giàu, Trần Công Tƣờng viết. Mỗi bình luận dài khoảng 3-4 phút nội dung tập trung vào phân tích tình hình chính trị, tố cáo âm mƣu của địch... Có những bình luận đƣợc viết để đập lại luận điệu của kẻ thù ngay sau khi có thông tin từ đài phát thanh của Pháp ở Hà nội hoặc đài phát thanh tiếng Pháp từ Paris. Những bình luận này đƣợc viết bằng ngòi bút sắc xảo và đầy tính luận chiến. Chính vì vậy, bọn Pháp ở Hà nội nghe đƣợc rất tức tối. Những bài bình luận của Đài Tiếng nói Việt Nam trong kháng chíên chống Pháp đã trở thành vũ khí đấu tranh sắc bén trên mặt trận tƣ tƣởng, ngoại giao.

Suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đài TNVN phải di chuyển địa điểm 14 lần, nhƣng chƣa một ngày đài ngƣng phát sóng chƣơng trình Thời sự.

- Giai đoạn từ 1954 - 1975

Sau hòa bình lập lại, Đài Tiếng nói Việt Nam trở về Hà nội. Cuộc chiến tranh xâm lƣợc của đế quốc Mỹ kéo dài và ngày càng ác liệt, Đài TNVN là mục tiêu phá hoại của chúng vì vậy cán bộ phóng viên thời sự cũng phải sinh

hoạt và làm việc theo kiểu thời chiến điều kiện sinh hoạt và làm việc hết sức khó khăn. Thiếu giấy, thiếu mực in... nhƣng chƣơng trình Thời sự vẫn đƣợc phát hàng ngày, và cán bộ, phóng viên luôn phải trực chiến để ứng phó kịp thời với tình hình mới. Chƣơng trình Thời sự là chƣơng trình chủ lực quan trọng nhất, giúp mọi ngƣời theo dõi đƣợc tình hình trong nƣớc và thế giới, theo dõi đƣợc các chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc. Chƣơng trình Thời sự tuy do ban Đối nội phụ trách dành cho miền Bắc, nhƣng thực chất là phục vụ nhân dân cả nƣớc (mặc dù có Ban biên tập miền Nam riêng) [2, tr.85]. Các chƣơng trình thời sự trong thời kỳ này thực hiện nhiệm vụ cụ thể là: Tuyên truyền các chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc trên mọi lĩnh vực; thông tin các chỉ thị của Đảng, Nhà nƣớc chỉ đạo cuộc kháng chiến của nhân dân ta; phản ánh cổ vũ tinh thần lao động, sáng tạo của quân và dân ta xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN; tố cáo âm mƣu của Mỹ - Ngụy phá hoại hiệp định hòa bình Giơnevơ và tội ác của chúng đối với đồng bào miền Nam. Phản ánh cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở Miền Nam và các chiến trƣờng trên bán đảo Đông Dƣơng; chi viện của miền Bắc vào miền Nam; Phong trào của nhân dân thế giới ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam; tin thế giới.

Trong suốt 30 năm chiến tranh chống Mỹ, dù phải phân chia lực lƣợng đi sơ tán, nhƣng ngày nào chƣơng trình thời sự cũng đƣợc phát sóng đúng giờ, an toàn và đầy ắp thông tin. Thời kỳ này, Đài đã đƣợc trang bị thiết bị hiện đại để thu thanh trƣớc các chƣơng trình, nhƣng các biên tập viên và phát thanh viên vẫn luôn trực, khi có tin khẩn cấp là đọc trực tiếp trên sóng. Chính vì vậy thông tin của chƣơng trình Thời sự luôn nhanh và hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu thời sự.

Chƣơng trình Thời sự đã đƣợc cải tiến để đƣa đƣợc nhiều thông tin hơn và có nhiều phóng sự, ký sự và bình luận hơn. Do đƣợc trang bị máy ghi âm

nên các phóng sự đã có nhiều tiếng động, đã xuất hiện các cuộc phỏng vấn phát thanh, các phát biểu của các vị lãnh đạo, của nhân dân trên làn sóng.

Thông tin trong các chƣơng trình thời sự đã đa dạng hơn từ chiến đấu, đến sản xuất, đời sống... Thông tin từ cấp trung ƣơng, đến tỉnh, thành phố và tới tận các xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa.

Các buổi tƣờng thuật trực tiếp đƣợc thực hiện trong các dịp có các Lễ kỷ niệm lớn nhƣ ngày 2-9, ngày 1-5 hoặc các sự kiện chính trị khác nhƣ mít tinh của nhân dân Hà nội chào mừng Giải phóng Điện Biên, mít tinh phản đối vụ thảm sát ở nhà tù Phú Lợi...do cán bộ, phóng viên thời sự thực hiện đã có sự chuẩn bị chu đáo, và có kinh nghiệm nhiều hơn.

- Giai đoạn Đổi mới (1986 – nay)

Ngày 30-4-1975, Miền Nam hòan toàn giải phóng, đất nƣớc thu về một mối, đó là ngày đánh dấu một cái mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam cũng là thời điểm mở ra một trang mới cho Đài Tiếng Nói Việt Nam và chƣơng trình Thời sự. Đặc biệt từ năm 1986 công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và Luật Báo chí đƣợc Quốc hội thông qua năm 1990 đã tạo điều kiện để chƣơng trình Thời sự đổi mới sâu sắc cả nội dung lẫn hình thức thể hiện.

Ban Thời sự đƣợc bổ sung nhiều phóng viên mới, trong đó có nhiều phóng viên trẻ tốt nghiệp các trƣờng đại học báo chí. Nhiều ngƣời đƣợc cử đi học tại nƣớc ngoài về nghiệp vụ phát thanh hoặc dự các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ phát thanh, báo chí trong nƣớc do các chuyên gia nƣớc ngoài giảng dạy. Số phóng viên biên tập viên biết một hoặc hai ngoại ngữ ngày càng nhiều hơn.

Các thiết bị chuyên dụng nhƣ máy ghi âm, máy vi tính đƣợc trang bị tới từng phóng viên tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho các phóng viên thời sự tác nghiệp.

Hệ thống các đài phát sóng Tiếng Nói Việt Nam ngày càng hoàn thiện, hệ thống các đài phát thanh địa phƣơng phát triển mạnh đã chắp thêm cánh sóng cho chƣơng trình Thời sự. Tất cả các đài phát thanh địa phƣơng phải có nhiệm vụ tiếp sóng các chƣơng trình Thời sự Đài TNVN.

Các cơ quan thƣờng trú trong nƣớc và nƣớc ngoài đƣợc thành lập kịp thời cung cấp tin, bài cho chƣơng trình Thời sự.

Lãnh đạo Đài Tiếng Nói Việt Nam đặc biệt quan tâm tới sự phát triển của chƣơng trình thời sự nên đã ƣu tiên về thời lƣợng, thời gian phát sóng và chỉ đạo nội dung tuyên truyền. Đặc biệt là sự ra đời của Hệ Thời sự chính trị Tổng hợp (7-9-2003) đã tạo điều kiện để các chƣơng trình Thời sự, các bản tin đƣợc phát một cách quy mô, liên hoàn hơn.

Với hai nhiệm vụ chủ yếu là đƣa tin và bình luận thời sự, Ban Thời sự đã xác định phƣơng châm: Phải đƣa tin và bình luận thời sự theo tiêu chí "đúng, nhanh và hấp dẫn". Hiện nay, toàn bộ các chƣơng trình Thời sự đƣợc phát trực tiếp do đó đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh, cập nhật. Chƣơng trình Thời sự trở thành điểm nhấn quan trọng của Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tới nhân dân, phản ánh tiếng nói của nhân dân đến với các cơ quan lãnh đạo; thông tin của chƣơng trình Thời sự đáp ứng nhu cầu của ngƣời nghe.

Tóm lại : Từ những phân tích và kiến giải trên, chúng tôi thấy chƣơng trình Thời sự Đài TNVN có truyền thống tốt đẹp 60 năm và bề dày kinh nghiệm làm báo trong chiến tranh cũng nhƣ trong công cuộc đổi mới. Chƣơng trình chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống các chƣơng trình của Đài TNVN và là điểm nhấn quan trọng trên hệ TSCTTH, là chƣơng trình đƣợc đông đảo thính giả đón nghe. Để hiểu rõ hơn những đóng góp cũng nhƣ bản sắc của chƣơng trình Thời sự Đài TNVN cũng nhƣ những vấn đề đặt ra

để đổi mới và nâng cao chất lƣợng, chúng tôi xin trình bày ở chƣơng II sau đây.

CHƢƠNG II

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài tiếng nói Việt Nam (Trang 34 - 42)