Chƣa chuẩn hóa phƣơng thức phát thanh trực tiếp

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài tiếng nói Việt Nam (Trang 69 - 71)

b. Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp

2.2.3 Chƣa chuẩn hóa phƣơng thức phát thanh trực tiếp

- Dù các chƣơng trình Thời sự đã đƣợc thực hiện trực tiếp từ năm 1993 nhƣng đến nay Ban Thời sự chƣa đề ra đƣợc chuẩn cho phƣơng thức phát thanh trực tiếp. Điều đó thể hiện ở việc chƣa hình thành các ekip thực hiện chƣơng trình phát thanh trực tiếp. Phóng viên chƣa chủ động tham gia chƣơng trình thời sự trực tiếp bằng các cầu phát thanh từ hiện trƣờng. Khách mời trong các chƣơng trình thời sự chƣa thƣờng xuyên.

- Chƣa hình thành kíp thực hiện chƣơng trình phát thanh trực tiếp với các chức danh nhƣ: Đạo diễn, dẫn chƣơng trình, kỹ thuật viên… Chính vì vậy việc tổ chức sản xuất chƣơng trình trực tiếp chƣa thật sự hiệu quả. Các BTV thƣờng bỏ qua công đoạn nhƣ làm kịch bản chƣơng trình, làm đồng hồ chƣơng trình, chính vì vậy dễ xảy ra tình trạng nhầm lẫn, hoặc sai sót trong khâu phát sóng và khó có thể xử lý đƣợc những tình huống bất ngờ xảy ra.

- Một hạn chế nữa là ở phần dẫn chƣơng trình thời sự. Việc sử dụng đội ngũ ngƣời dẫn các chƣơng trình thời sự khá tùy tiện, thiếu tính chuyên nghiệp. Trong các chƣơng trình thời sự hiện nay, ngƣời dẫn hầu nhƣ không đƣợc cố định để gắn tên tuổi mình vào bất cứ một chƣơng trình thời sự nào.

Cụ thể là trong 4 ngày đầu tháng 4-2006 lịch dẫn chƣơng trình của các BTV nhƣ sau:

Ngày Chƣơng trình Ngƣời dẫn

1-4 6h0 Sỹ Khánh 12h Công Hân 18h Hồng Nhung 2-4 6h0 Vũ Duy 12h Hồng Nhung 18h Vũ Duy 3-4 6h Huy Nam 12h Vũ Duy 18h Sỹ Khánh 4-4 6h Công Hân 12h Vũ Duy 18h Huy Nam

Bảng 2.3: Phân công ngƣời dẫn chƣơng trình từ 1- 4/4/2006

Qua bảng phân công này, chúng ta thấy không có ai cố định trong một chƣơng trình nào, khi thì họ dẫn chƣơng trình 6 giờ sáng, 12 giờ trƣa hay có khi là chƣơng trình 18h0 chiều. Đó là chƣa kể, ngƣời nghe nghe thấy giọng của ngƣời dẫn Hồng Nhung, Vũ Duy trong vai trò của một phóng viên (phản ánh hoạt động của Quốc hội…), một biên tập viên (Điểm báo, đọc bài dài..) hoặc là một ngƣời dẫn hệ Thời sự Chính trị tổng hợp… Chính sự tùy tiện này khiến thính giả khó có ấn tƣợng sâu sắc với ngƣời dẫn trong các chƣơng trình Thời sự. Thính giả không tìm đƣợc điểm hẹn của mình với ngƣời dẫn, bởi

việc ấn định ngƣời dẫn với một chƣơng trình nào đó sẽ giúp thính giả nhớ tới chƣơng trình nhiều hơn. Hơn nữa, cách dẫn chƣơng trình cũng chƣa thống nhất, chính vì vậy đôi khi ngƣời nghe có cảm giác việc dẫn chƣơng trình còn tùy tiện, thiếu khoa học. Sau nhạc hiệu, ngƣời dẫn chƣơng trình xuất hiện để giới thiệu tin chính và giới thiệu một phản ánh nào đó của phóng viên rồi mất hút nhƣờng giọng cho các phát thanh viên thay nhau đọc. Rồi họ lại đột ngột xuất hiện trở lại ở một đoạn nào đó giữa phần tin. Thính giả không thể hình dung nổi chƣơng trình phát thanh này đang diễn ra nhƣ thế nào và họ đang đƣợc ngƣời dẫn dẫn đi đến đâu. Và chính sự thiếu khoa học đó đã làm cho thính giả không thể tiếp nhận đƣợc hết toàn bộ thông tin mà chƣơng trình đang đem đến cho họ.

- Việc thể hiện phần tin trong chƣơng trình Thời sự trực tiếp hiện nay cũng là một hạn chế. Hiện nay, phần tin do các phát thanh viên chuyên nghiệp đọc. Ƣu điểm là các phát thanh viên có giọng đọc tốt, trong sáng, nhƣng ngƣợc lại họ không đƣợc sống với sự kiện, không làm ra sản phẩm tin, bài đó nên họ không thể thể hiện đƣợc tất cả những gì mà ngƣời phóng viên hoặc biên tập viên muốn nói. Nhiều chƣơng trình thời sự trực tiếp các phát thanh viên đọc vấp nhiều gây khó chịu cho ngƣời nghe.

2.2.4 Phƣơng thức sản xuất chƣơng trình chƣa bài bản

Cách thức sản xuất Chƣơng trình Thời sự Đài TNVN hiện tại có một số mặt tích cực để thực hiện một Chƣơng trình Thời sự theo diễn biến của các vấn đề thời sự, đáp ứng cơ bản yêu cầu thông tin của thính giả về tình hình thời sự chính trị trong nƣớc và quốc tế. Tuy nhiên, cách làm này cũng có những hạn chế cơ bản sau đây:

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài tiếng nói Việt Nam (Trang 69 - 71)