- Sức ép đối với biên tập viên thực hiện chƣơng trình (nhất là với các chƣơng trình 6h00 và 18h00) là rất lớn, trong đó có những sức ép không đáng
3.2.3.1 Nâng cao chất lƣợng tin viết và tin biên tập a Viết chuẩn tin phát thanh
a. Viết chuẩn tin phát thanh
Nhƣ trên đã phân tích, đài phát thanh có những hạn chế nhất định nhƣ: Ngƣời nghe chỉ nghe một lần, thoảng qua và khó lƣu giữ đƣợc các hết các nội dung. Hơn nữa, ngƣời nghe phát thanh luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố tự nhiên và khách quan, chính vì vậy họ sẽ khó chú ý nghe hết toàn bộ tin hoặc chƣơng trình phát thanh nếu cách viết không hấp dẫn, lôi cuốn. Để phần tin trong chƣơng trình thời sự thực sự hấp dẫn thính giả, thì việc đổi mới cách viết tin là rất cần thiết. Tin trong chƣơng trình thời sự của Đài TNVN phải đƣợc viết chuẩn theo cách viết cho phát thanh tức là: Ngắn gọn và có góc độ rõ ràng, mạch lạc. Tin phải viết theo hình tháp ngƣợc, tức là những thông tin quan trọng đƣa lên đầu của tin. Hình tháp lộn ngƣợc minh họa nguyên tắc chỉ rõ rằng những yếu tố của tin thƣờng đƣợc trình bày theo thứ tự giảm dần về tính quan trọng. Tin theo hình tháp lộn ngƣợc còn cho phép các biên tập viên và ngƣời dẫn chƣơng trình có thể nhanh chóng rút ngắn tin cho phù hợp với thời lƣợng chƣơng trình mà không ảnh hƣởng tới nội dung chính.
Để thu hút ngay sự chú ý của ngƣời nghe, gợi trí tò mò kích thích họ nghe toàn bộ tin thì câu mào đầu rất quan trọng. Mào đầu là hạt nhân của tin tức, bản thân nó đã là thành phần cơ bản của thông tin báo chí. Chính vì vậy, với tin phát thanh câu mào đầu phải đƣợc viết với một phong cách đặc biệt sinh động để tạo cho thính giả hứng thú nghe phần tiếp theo, và họ nắm đƣợc
nội dung cơ bản của tin. Ngƣời viết tin phát thanh, cần phải tránh lối viết sáo mòn, thiếu thông tin và khắc phục tình trạng viết tin lễ tân.
Cách dùng từ và chi tiết trong tin phát thanh cũng rất quan trọng. Tin phát thanh yêu cầu ngƣời phóng viên dùng từ ngữ rõ ràng, mạch lạc, tránh từ hiểu lầm nghĩa, tránh những từ khó hiểu, hoặc hiểu đa nghĩa. Tuy nhiên, ngƣời ta lại rất khuyến khích dùng những từ mạnh để thay thế đƣợc hai, đến ba từ yếu. Ví dụ có phóng viên khi miêu tả về cơn bão mạnh nên dùng từ “quật” để nói về sức mạnh của cơn bão:
“Cơn bão với sức gió mạnh tới cấp 13 đã “quật” đổ cả những cây cột điện”.
Thông thƣờng các phóng viên hay dùng từ “bão lớn làm đổ” hoặc “làm gãy đổ cột điện”… nhƣng dùng từ “quật” rõ ràng là không chỉ thấy đƣợc sức mạnh của cơn bão mà còn thấy cả sự hung hãn của nó.
Hoặc thay vì viết: “ Cơn bão mạnh đã làm tốc mái nhiều ngôi nhà của ngƣời dân Đà Nẵng…” thì nên viết: “Cơn bão kinh hoàng Xangsane đã xé toạc những mái nhà, đốn ngã cây cối và cắt đứt nguồn điện tại miền Trung Việt Nam vào ngày 1-10-2006”
Dùng chi tiết trong tin phát thanh cũng rất quan trọng. Tìm đƣợc một chi tiết đắt sẽ giúp ngƣời nghe hình dung đƣợc nhiều hơn. Ví dụ viết tin về sự kiện đập Tam Hiệp thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc đã hoàn thành có thể viết nhƣ thế này:
“Trung quốc hôm nay đã hoàn thành đập thủy điện Tam Hiệp, công trình đƣợc gọi là “Vạn lý Trường thành trên sông Dương Tử”. Chiều nay, khối bê tông cuối cùng đã đƣợc đổ lên bức tường khổng lồ cao 185m, dài hơn 2000m. Sự kiện đã hoàn tất phần quan trọng nhất của dự án thủy điện lớn nhất thế giới”.
Việc dùng từ và chi tiết trong tin phát thanh nhƣ thế này rõ ràng là không khó, nhƣng cái khó là ở quan niệm và thói quen của ngƣời viết mà thôi. Nếu chúng ta biết liên tƣởng và có một vốn ngôn ngữ dồi dào, chắc chắn chúng ta sẽ tìm đƣợc những từ hay, chi tiết đắt giúp cho thính giả dễ dàng hình dung ra những điều chúng ta đang nói, và đó là con đƣờng ngắn nhất để chinh phục thính giả.