Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn

Một phần của tài liệu Tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở Malaixia ( giai đoạn 1957 - 2000 (Trang 46)

- Được hường thừa kế và chiếm hữu tài sản khác nhau.

(tỷ lệ %) Tỷ lệ nghèo

2.2.1.1. Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn

Xuất phát từ thực tế đất nước, Chính phủ M alaixia nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp là nhằm xoá những mất cân đối trong phát triển kinh tế giữa các bang, xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và mức sống cho nông dân, hòa nhập kinh tế của các bang trên toàn đất nước. Vì vậy, Chính phủ M alaixia đã đề ra một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp và nông thôn như sau:

- Chính phủ M alaixia tiếp tục dành một tỷ lệ lớn trong ngân sách chi tiêu công cộng cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, chiếm 24% trong giai đoạn 1971 - 1975 và 21% giai đoạn 1976 - 1985 để thực hiện các chương trình phát triển đất mới và cải thiện m ạnh mẽ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Chương trình này còn nhằm m ục đích phát triển kinh tế nông thôn thông qua việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, khôi phục đất trồng trọt, phát triển quan hộ thương mại trong khu vực nông thôn tạo điều kiện tăng năng suất lao động.

- Chính phủ M alaixia tiếp tục ban hành m ột số chính sách đối với nông nghiệp, điển hình là các chính sách về giá cả, th u ế xuất khẩu. Chính phủ tiếp tục khuyến khích sản xuất lương thực để tăng sản lượng; đồng thời nhà nước có những chính sách thuế ưu đãi với cả hai khu vực trang trại và đồn điền để mở rộng sản xuất nông nghiệp hướng vào các loại cây trồng phục vụ xuất khẩu.

- Chính phủ khuyến khích phục vụ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp với việc tiếp tục không đánh thuế nhập khẩu m áy móc nông nghiệp. Do vậy, nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn đã được cơ giới hoá. Vấn đề này nhằm thực hiện chuyên môn hoá và đa dạng hoá các hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn với việc điều chỉnh và trồng lại một số loại cây công nghiệp chủ yếu phục vụ xuất khẩu như cao su, cọ dầu, hạt tiêu ...

2.2.1.2. C h ín h sách p h á t triển công nghiệp

Trong giai đoạn này, M alaixia đẩy mạnh công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu nhằm khắc phục được tình trạng ứ đọng hàng hoá, khai thác được lợi thế so sánh và tãng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm được sản xuất trong nước và từ đó giải quyết những vấn đề đặt ra với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ M alaixia tiếp tục có những chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu. Đ ây cũng là những bước đi có tính chất quy luật của các quốc gia bước vào giai đoạn hiện đai hoá nền kinh tế. Các chính sách như m ở rộng khu vực kinh tế nhà nước, khuyến khích đầu tư, chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thành lập các khu thương mại tự do, phát triển cộng đồng công thương nghiệp bản địa (BC IC )... đã có tác dụng tích cực trong phát triển công nghiệp, cụ thể như sau:

- Chính sách m ở rộng khu vực kinh t ế nhà nước

Việc m ở rộng khu vực kinh tế nhà nước ở M alaixia trong những năm 60, đầu những năm 70 chủ yếu liên quan đến việc thiết lập và m ở rộng các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, nước, thông tin viễn thông, cầu cảng, sân bay v .v ... Khu vực kinh tế nhà nước ở M alaixia được mở rộng trên cơ sở thành lập mới hoặc được thông qua việc nhà nước mua cổ phần của các công ty có khả năng sinh lời nhất đang hoạt động ở M alaixia. Trong thập kỷ 70, số lượng các công ty của nhà nước tăng nhanh ở cả cấp liên bang và cấp bang. Trong những năm đầu thập kỷ 80, khu vực kinh tế nhà nước được mở rộng hơn nữa khi C hính phủ đầu tư phát triển công nghiệp nặng. Đầu tư công cộng trong giai đoạn này tăng nhanh, trung bình hàng năm 12%. Điểm quan trọng trong đầu tư công cộng là mở rộng nhanh chóng nguồn vốn đầu tư của các xí nghiệp công cộng. Mỗi năm vốn đầu tư của các xí nghiệp này tăng 30% và chiếm 38% trong tổng số vốn đầu tư trong giai đoạn 1981 - 1985 [13,92]. N hiều công ty lớn của nhà nước được thành lập như Cổng ty dầu lửa quốc gia (PETRO N AS), Hãng hàng không quốc gia (M A S )... Năm 1980, Chính phủ đã thành lập Tập đoàn các ngành công nghiệp nặng M alaixia

(H ICO M ) nhằm thực hiện chuyển hướng công nghiệp sang giai đoạn phát triển các ngành tập trung nhiều vốn và lao động.

- Chính sách và giải pháp khuyến khích đầu tư

M alaixia tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm thuế theo luật khuyến khích đầu tư năm 1968 để khuyến khích các công ty trong đầu tư kinh doanh. Vốn đầu tư của các công ty nội địa là 1122 triệu RM , chiếm tỷ trọng 43,86% tổng số vốn đầu tư của các công ty ở M alaixia, đến năm '1985 các con số tương ứng là 9365 triệu RM và 75,13%.

Thị trường vốn ở M alaixia đã hình thành từ thập niên 60 thế kỷ XX tiếp tục được phát triển nhằm huy động vốn cho quá trình công nghiệp hoá. Thị trường chứng khoán Kuala Lum pur (KLSE) chính thức được thành lập vào nãm 1973 với số vốn huy động ban đầu là 13,3 tỷ RM (tương đương 5,4 tỷ USD) bằng 73,5% G DP với 262 công ty đăng ký tham gia. Thị trường chứng khoán chính phủ cũng được thành lập từ đầu thập niên 60 và đến thập niên 80 của th ế kỷ XX, hoạt động của nó mới chính thức sôi động. Đây là dạng thị trường huy động vốn của chính phủ, của các tổ chức an ninh xã hội và của ngành tài chính. N ăm 1970, tổng số vốn huy động trên thị trường chứng khoán chính phủ đạt 2,5 tỷ RM . Hệ thống tài chính - ngân hàng ở M alaixia năm 1970, bao gồm m ột ngân hàng trung ương, 39 ngân hàng thương mại, 47 công ty tài chính, 12 ngân hàng đầu tư phát triển làm nhiệm vụ huy động vốn và cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp.

Với chương ư ìn h phát triển các ngành công nghiệp nặng cần huy động nguồn vốn lớn thông qua thị trường vốn và sự phát triển của thị trường vốn cũng đã góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng - tài chính. Trong những năm 1983 - 1985, vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng tăng nhanh, chiếm khoảng 21% năm 1980, và 25% năm 1985 [6]. Sự phát triển của hệ thống tài chính cùng thị trường vốn đã góp phần huy động nguồn vốn thực hiện quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.

- Chính sách và giải pháp thu hút vốn đẩu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Để đạt được những mục tiêu đề ra của quá trình công nghiệp hoá đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp chế tạo hàng xuất khẩu. Trong khi đó, M alaixia lại không có cơ hội vay các khoản tín dụng lớn để nhập công nghệ từ các nước phát triển và do trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp kém nên không thể tiếp cận khai thác được các công nghệ hiện đại, đồng thời còn thiếu kiến thức kinh doanh quốc tế. Bởi vậy, Chính phủ M alaixia đã coi đẩy mạnh thu hút FDI như là “chìa khoá” để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Đ iều này sẽ giải auyết cả vốn, cồng nghệ trong phát triển kinh tế. M alaixia không ngừng đưa ra các điều kiện ưu đãi, hấp dẫn nhằm thu hút FDI vào các lĩnh vực kinh tế quan trọng và theo hướng đẩy m ạnh xuất khẩu, chẳng hạn như:

+ Chính phủ M alaixia đã xây dựng mô hình quản lý FDI gọn nhẹ và có hiệu quả cao. Đầu mối chính được quyền phê chuẩn và cấp giấy phép đầu tư ỉà Tổ chức phát triển công nghiệp M alaixia (M IDA ) trực thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại. N hiệm vụ cơ bản của M IDA là thúc đẩy phát triển công nghiệp, hướng dẫn đầu tư, phê chuẩn dự án, dịch vụ đầu tư và quản lý các dự án được cấp giấy phép. Do vậy, có thể coi đó là chính sách quản lý theo nguyên tắc “m ột cửa” đối với các hoạt động đầu tư.

+ M alaixia tiếp tục cam kết đảm bảo tài sản, các quyền sở hữu cho người nước ngoài bằng luật pháp, không đòi hỏi bên nước ngoài phải điều chỉnh tỷ lộ góp vốn trong các dự án đã được cấp giấy phép để tăng sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, M alaixia cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư nước ngoài dễ dàng chuyển lợi nhuận, vốn của mình về nước. Hơn nữa, chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài được thực hiện với sự không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, vì thế đã tạo được sự bình đẳng cho các công ty nước ngoài đầu tư ở M alaixia. Chính phủ M alaixia cũng tích cực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, tài chính viễn thông, đào tạo nguồn nhân

lực v .v ... Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư.

Với những biện pháp khuyến khích thu hút FDI, dòng vốn FDI vào M alaixia đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1973 là 171 triệu USD, năm 1975 là 350,7 triệu USD và năm 1980 đạt tới 934,5 triệu USD. Trong 3 nãm đầu của thập kỷ 80, FDI vào M alaixia đạt mức bình quân 1038 triệu USD. Xét trong tổng số vốn FDI vào các ngành kinh tế thì công nghiệp chế tạo chiếm 43,4% trong thập kỷ 70 và lên đến 44,4% năm 1985 [6]. Dòng vốn FDI vào M alaixia đã góp phần quan trọng giải quyết nhu cầu vốn để thực hiện công nghiệp hoá, đồng thời cũng có tác động nâng cao trình độ công nghệ, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

- Thành lập các khu thương m ại tự do (FTZs)

Cũng như m ột số nước đang phát triển khác, M alaixia đã xây dựng các khu thương mại tự do với mục đích là gắn thương m ại với đầu tư để đẩy mạnh xuất khẩu. Từ 1972 đến những nãm 1980, M alaixia đã có 10 khu thương mại tự do (FTZs). Thực chất các khu thương mại tự do (FTZs) ở M alaixia là các khu chế xuất (EPZs), chủ yếu dành cho các dự án đẩu tư chế biến, lắp ráp hàng xuất khẩu. Các dự án đầu tư trong các khu vực thương mại tự do này được hưởng quy ch ế đặc biệt của vùng kinh doanh tự do, được cung cấp các dịch vụ hấp dẫn từ bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu chuyển hàng hoá ra và vào các khu thương mại tự do. Sản phẩm của các dự án trong khu thương mại tự do chủ yếu để xuất khẩu. Các công ty nước ngoài có 100% sản phẩm xuất khẩu trong các khu thương mại tự do được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 5 - 1 0 năm [6].

- Chính sách ph á t triển cộng đồng công thương nghiệp bản địa (BCIC)

Phát triển cộng đồng công thương nghiệp bản địa là một nhiệm vụ quan trọng trong chính sách kinh tế mới, trong quá trình phát triển kinh tế phải chú trọng đến các vấn đề xã hội, nhất là vấn đề sắc tộc là m ột trong những vấn đề phải quan tâm hàng đầu của M alaixia. Trong cơ cấu phân phối cho phát triển

số trong phần dành cho thương mại và công nghiệp: 4% , 6,2%, 8,8% và 5,7% trong bốn k ế hoạch 5 năm của chính sách kinh tế mới (bảng 2.5). Tuy chi phí của nhà nước trong lĩnh vực này nhỏ hơn rất nhiều so với phần dành cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, nhưng về mặt pháp lý sự bảo trợ của nhà nước có ý nghĩa rất lớn. Và thông qua hình thức các xí nghiệp nhà nước, Chính phủ M alaixia có thể tham gia để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của cộng đồng người Mã lai theo hai hướng:

(1). Thúc đẩy chương trình đào tạo và các hoạt động khác có sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật;

(2). Chuyển cổ phần của các công ty sở hữu của Iihà nước cho các cá nhân người M ã lai. Theo C hính phủ M alaixia, tư nhân hoá sẽ tạo cơ hội cho các xí nghiệp tư nhân của người M ã lai có thể đóng góp hữu ích cho nền kinh tế của đất nước.

Bảng 2.5:

Một phần của tài liệu Tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở Malaixia ( giai đoạn 1957 - 2000 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)