Các chỉ sô kinh tê vĩ mô của Malaixia (1957 1970)

Một phần của tài liệu Tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở Malaixia ( giai đoạn 1957 - 2000 (Trang 27 - 30)

- Trung tâm nãng suất quốc gia 0,2 Uỷ ban phát triển công nghiệp liên bang (FIDA) 5,

Các chỉ sô kinh tê vĩ mô của Malaixia (1957 1970)

Các chỉ sô 1956 - 1960 1961 - 1965 1966 - 1970 1. Tâng trưởng GDP (%) 4,1 5,0 5,4 1. Tiéu dùng (% GDP) 89,2 80,5 80,2 Tư nhân 64,5 64,5 62,5 Công cộng 14,7 16,0 17,8 2. Đầu (% GDP) 12,6 18,9 . 16,7 • Tư nhân 9,9 10,5 10,3 Công cộng 2,7 8,4 6,4 3. Tiêt kiệm (% GDP) - 17,8 18,2 Tưnhán - 16,3 17,1 Công cộng 1,5 1,1 _ ---;

v ề nông - lâm nghiệp, diện tích cây trồng ở M alaixia đã tãng lên từ 2.050.206 ha lên 2.589.176 ha. Cơ cấu cây trổng có sự thay đổi, diện tích cây cao su giảm từ 85% xuống còn 78% và diện tích cọ dầu tăng từ 3% lên 11% trong tổng diện tích cây trổng xuất khẩu từ 1960 - 1970. Sản lượng cây trồng xuất khẩu cũng tăng 0,8 triệu tấn lên 1,7 triệu tấn từ 1960 - 1970. sản lượng một số loại cây trồng tăng nhanh, đặc biệt là dầu cọ (năm 1957 là 58.507 tấn, năm 1969 là 320.755 tấn) [11,71]. Đến cuối thập kỷ 60, tình hình sản xuất lương thực có những chuyển biến căn bản. M iền Tây M alaixia đã chấm dứt nhập gạo, m iền Đ ông giảm nhập gạo.

Về công nghiệp, các ngành sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu trong nước có sự tăng nhanh. Đ ặc biệt, ngành công nghiệp ch ế tạo, công nghiệp chế biến trong giai đoạn này phát triển với tốc độ khá nhanh, riêng tỷ trọng của công nghiệp ch ế biến trong GDP năm 1957 khoảng 8%, năm 1970 tãng lên 13,9% GDP. Bên cạnh việc chế biến các m ặt hàng nông sản, M alaixia đã sản xuất m ột số m ặt hàng mới từ sản phẩm dầu mỏ, hoá chất.

N hững kết quả này đã làm giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nhập khẩu hàng tiêu dùng, m ở rộng khai thác các nguồn lực phát triển trong nước, tạo được thêm việc làm và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lao động nông nghiệp đã giảm xuống, còn lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. N ãm 1960, có tới 67,6% dân số M alaixia sống bằng nghề nông vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp, năm 1970, số lao động trong nông - lâm nghiệp chỉ còn 53,2% [ 11,73].

1.2.3. Hạn chế và vấn đề đặt ra

Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, Chính phủ M alaixia vẫn còn gặp phải những hạn ch ế trong lĩnh vực kinh tế và đặc biệt là những vấn đề nan giải trong việc thực hiện công bằng xã hội. Các mâu thuẫn, xung đột sắc tộc vẫn tiếp tục nảy sinh. C hính phủ M alaixia vẫn còn phải đối mạt với những tồn tại

f1

+ Quá trình phát triển kinh tế của M alaixia giai đoạn 1957 - 1970 vẩn còn thể hiện sự mất cân đối trong phát triển giữa các vùng và sự chênh lệch trong thu nhập giữa các sấc tộc ngày càng tăng. Phần lớn các ngành công nghiệp thav thế nhập khẩu có quy mô lớn và có nhiều ưu đãi được tập trung chủ yếu ở miền Tây của M alaixia nơi có nhiểu điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi. Các vùng khác vẫn trong tình trạng kém phát triển và lạc hậu.

+ Tinh trạng nghèo vẫn còn phổ biến ở M alaixia. Đại đa số các hộ nghèo trong cả nước tập trung vào người Mã lai và các nhóm bản địa khác. Tỷ lệ người nghèo trong nhóm cộng đổng người Mã lai chiếm 55,7% , người Ấn Độ là 19,8% và người H oa chiếm 13,1%. Xét theo khía cạnh khu vực, mức dộ nghèo ở các bang Kedah, Perak, Kelantan, Terengganu, Sabah và Sarawak (nơi đông người M ã lai sinh sống) cao hơn rất nhiều so với mức bình quân của toàn quốc.

+ Các ngành công nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi chủ yếu lại thuộc sở hữu của người Hoa, không thuộc về sở hữu của người M ã lai. Vốn cổ phần của người bản địa trong các công ty chiếm rất ít so với những người M alaixia khác và so với người nước ngoài. Thực tế trong công nghiệp khai thác (năm 1963), trong tổng số 709 công trường khai thác thì công ty nước ngoài chiếm 107 công trường và công ty bản xứ chiếm 602 công trường (chủ yếu nằm trong tay người Hoa); trong công nghiệp chế tạo, người Hoa vẫn giữ vai trò quan trọng bên cạnh người nước ngoài. Hoạt động thương mại vẫn luôn là sở trường của người Hoa từ thời thuộc địa. Cuối những năm 60, 85% công việc bán buôn bán lẻ nằm trong tay người Hoa, người Hoa cũng nắm 6 0 - 6 5 % các hoạt động nhập khẩu và 5 0 - 5 5 % các hoạt động xuất khẩu của M alaixia [32,204].

N hư vậy, Q uyền đặc biệt mà Chính phủ M alaixia dành cho người Mã lai nhằm khuyến khích họ vào các hoạt động thương mại và công nghiệp đã không phát huy hiệu quả khi mà hầu hết người M ã lai sống ở nông thôn còn đang trong tình trạng nghèo khổ, còn số người M ã lai hoạt động trong lĩnh vực công thương nghiệp lại yếu kém về kinh tế và trình độ quản lý. Những ưu tiên về đăng ký và cấp giấv phép không có ý nghĩa gì lớn đối với người Mã lai vì các hoạt động thương mại và công thương vẫn nằm trong tay người nước ngoài

Một phần của tài liệu Tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở Malaixia ( giai đoạn 1957 - 2000 (Trang 27 - 30)