- Trung tâm nãng suất quốc gia 0,2 Uỷ ban phát triển công nghiệp liên bang (FIDA) 5,
1.2.1.3. Chính sách phát triển vùng lãnh thô
Mức độ chênh lệch giữa các vùng ở M alaixia rất lớn. Đó là một thực tế do lịch sử để lại, phản ánh trình độ phát triển không đồng đều giữa các cộng đổng dân cư.
Sự phát triển khổng đổng đều theo lãnh thổ trước hết xuất phát từ điều kiện tự nhiên. Ở M alaixia điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển (như đã đề cập ở trên) nằm ở bờ biển phía Tây, nơi có những đồng bằng rộng và bằng phẳng, khác với những đồng bằng nhỏ hẹp và ngập nước, sình lầy chưa khai phá nằm ở bờ phía Đông.
N ằm trên đường buôn bán Đống - Tây, là nơi trung chuyển hàng hoá từ Trung Q uốc sang phía Tây, bán đảo M elaka là m ột trong những nơi bị các nước đ ế quốc dòm ngó sớm nhất ở Đông N am Á. Bồ Đào Nha, Hà Lan và cuối cùng là thực dân Anh luôn tìm cách xâm chiếm và lấy các địa điểm thuận lợi bên bờ phía Tây làm căn cứ như Penang, M elak a... Vùng này lại giàu thiếc, đất đai phì nhiêu phù hợp với trồng cây công nghiệp có giá trị như cao su nên được thực dân Anh đầu tư khai thác triệt để. Do số lượng người bản xứ quá ít lại là cư dân vốn gắn liền với nông nghiệp lúa nước và làm nghề đánh cá nên chính quyền thực dân đã tìm cách đưa và khuyến khích nhập cư lao động rẻ mạt từ các nước khác tới, đông nhất là Trung Q uốc và Ấn Độ. Do chỉ quan tâm tới các vùng thuận lợi mang lại nhiều lợi nhuận, không để ý tới việc phát triển các vùng khác trong cả nước, thực dân Anh đã ngày càng làm tăng thêm sự khác biệt trầm trọng giữa các vùng trên bán đảo. Đó là chưa kể đến hai bang Sabah và Sarawak là những nơi c ự c kỳ kém phát triển nằm trên phần phía Đ ông của M alaixia, trên đảo Kalimantan. Hai bang này đã gia nhập Liên bans M alaixia từ năm 1963.
Tình hình đó đã đưa đến một thực tế ở M alaixia sau khi giành được độc lập là: người M ã lai, nhũng chủ nhân chính của đất nước và là người nám giữ
quyền lực chủ chốt lại phân bố chủ yếu ở những vùng kém phát triển và ngược lại, người H oa - chiếm chỉ 1/3 dân số, lại sống tập trung ở những vùng phát triển nhất.
Xiiát p h á t từ sự bất bình dẳng vê vùng, miền cư trú của các tộc người ở M alaixia như vậy, Chính phủ đ ã đẻ ra các chính sách ưu tiên cho người bản địa.
Bắt đầu từ k ế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1966 - 1970), M alaixia bắt đầu thực hiện chính sách phát triển vùng. Một trong những chiến lược phát triển vùng quan trọng nhất được thực hiện là chiến lược phát triển đất và tài nguyên ở các vùng đất hoang (trên thực tế được Chính phủ lổng ghép vào chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn). Đây thực chất là chiến lược khai hoang, xây dựng các vùng kinh tế mới ở những nơi còn nhiều đất nhưng kém phát triển như Pahang, Johor, Kelantan và Terenganu nhằm thu hút những nông dân nghèo tới làm ăn và sinh sống, ở những bang ít đất hơn như Kedah, Perlis, N egri Sem bilan chủ yếu thực hiện chiến lược khôi phục và giữ đất. N hững chiến lược này không chỉ nhằm vào chiến lược phát triển vùng, phát triển nông nghiệp m à còn nhằm tạo ra công ăn việc làm , tăng mức sống cho nhân dân địa phương.
N goài các chính sách và biện pháp ưu tiên cho người M ã lai trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp đã kể trên, trong giai đoạn này, Chính phủ rất quan tâm , chú ý tới việc tăng cường vai trò kinh tế cho người Mã lai bằng cách tạo điều kiện để hình thành giai cấp tư bản M ã lai. Thông qua các “Quyển đ ặ c
biệt” dành cho người Mã lai, nhà nước khuyến khích người Mã lai tham gia vào các hoạt động thương mại và công nghiệp. Người M ã lai được hưởng các ch ế độ ưu đãi về thuế, về các khoản tín dụng, về đào tạo nghề và việc làm. Các cơ quan như: Tổ chức phát triển công nghiệp ngoài khu vực nông thôn (M ARA), N gân hàng Bumi Putera, Cône ty thương mại nhà nước (PERNAS), Còng ty tài chính phát triển công nghiệp Mã lai (M ID F A ),... là những cơ quan thực hiện các hoạt động trợ giúp cùa Chính phủ.
Những biện pháp của Chính phủ M alaixia nhằm giúp đỡ tư bản gốc Mã lai như: nhà nước đứng ra thành lập nhiều cơ sở kinh tế quốc doanh, có thể là hỗn hợp giữa nhà nước với tư bản tư nhân để sau đó m ua và bán cổ phần cho tư bản bản xứ; dành một phần nhất định những cổ phần trong tất cả các xí nghiệp mới cho người Mã lai; hoặc qui định việc thành lập những công ty và ngán hàng cổ phần chỉ được phép dành cho người M ã lai ở vùng Sarawak và S abah...