Đường cong Lorenz càng lớn mức độ bất bình đẳng càng cao

Một phần của tài liệu Tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở Malaixia ( giai đoạn 1957 - 2000 (Trang 39 - 41)

- Được hường thừa kế và chiếm hữu tài sản khác nhau.

Đường cong Lorenz càng lớn mức độ bất bình đẳng càng cao

(1) (2)

Phần trăm dân số 100

100

Phần trăm dân sô

(1) Một sự phân phối tương đối bình đẳng (2) Một sự phân phối tương đối bất bình đẳng

Đường cong Lorenz càng lớn mức độ bất bình đẳng càng cao

Các phương pháp đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập như trên mặc dù rất hữu dụng nhưng chưa đủ để xác định công bằng xã hội ở một số nước. Có thể có sự bình đẳng nhất định trong phân phối thu nhập song chưa chắc đã có công bằng xã hội xét về nhiều khía cạnh khác. Chẳng hạn khi người ta có mức thu nhập ngang nhau nhưng sống trong những điều kiện khác nhau hoặc được cung cấp các dịch vụ khác nhau thì mức độ bất bình đẳng thực sự sẽ khác nhau. Vì vậy, các nhà nghiên cứu về phát triển đã đưa ra hàng loạt cách thức khác nhau để xác định công bằng xã hội. Chẳng hạn như: chỉ s ố nghèo khổ, mức độ thoả mãn các nhu cầu của con người, chỉ s ố p h á t triển x ã hội tổng hợp, ch ỉ s ố ph á t triển con người (H D I)...

Trong số các quốc gia ở Đông Nam Á, sau khi giành độc lập đến khi thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) của giai đoạn này, M alaixia đ ã được thẻ'giới đánh giá là tương đối thành công trong việc giải quyết các vấn đ ể đặt ra trong m ột x ã hội đa sắc tộc bằng các biện pháp kinh tế, dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá và tâng trưởng kinh tế. M ột trong những lý do M alaixia được đánh giá như vậy là do vận dụng được những lý thuyết trên vào

2.2. THÒ I KỲ TÃN G TRƯỞNG KINH TẾ T R O N G M ố i QUAN HỆ V Ớ I CÔ NG BẰN G XÃ HỘI: GIAI ĐOẠN 1970 - 1990 V Ớ I CÔ NG BẰN G XÃ HỘI: GIAI ĐOẠN 1970 - 1990

2.2.1. Chính sách nhà nước

Giai đoạn 1970 - 1990 là giai đoạn của k ế hoạch triển vọng lần thứ nhất (The First O utline Perpective Plan - OPP1). Trong thời gian thực hiện kế hoạch này, Chính phủ M alaixia đã thực hiện bốn k ế hoạch phát triển, từ kê hoạch M alaixia lần thứ hai (1971 - 1975) đến k ế hoạch M alaixia lần thứ năm (1986 - 1990). N hững k ế hoạch này đã dược thực hiên trong khuôn khổ cơ cấu của Chính sách kinh tế mới (New Economic Policy - NEP), là chính sách được Chính phủ đưa ra vào năm 1970, sau cuộc bạo động sắc tộc năm 1969, nhầm khuyến khích sự phát triển cân đối với mục đích tạo nên sự thống nhất quốc gia giữa những sắc tộc khác nhau.

Chính sách kinh tế mới (NEP) được đưa ra trong hoàn cảnh M alaixia vừa trải qua m ột cuộc xung đột sắc tộc với những dư âm còn đè nặng trong lòng m ỗi người dân đất nước này. Vì vậy, nội dung cơ bản và quan trọng nhất của N E P là nhằm điều chỉnh những mất cân đối trong sự phát triển kinh tế - xã hội để làm giảm và cuối cùng loại bỏ sự phân biệt giữa các sắc tộc, thực hiện hoà hợp dân tộc và thống nhất dân tộc ở M alaixia. Trong đó N EP khẳng định biện pháp kinh tế sẽ là biộn pháp duy nhất thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn xã hội có nguồn gốc từ lý do kinh tế.

N EP có hai mục tiêu cơ bản và xuyên suốt, đó là:

T hứ nhất, giảm tỷ lệ nghèo đói và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn tình trạng đói nghèo bằng cách nâng cao thu nhập và tăng cơ hội có công ăn việc làm cho tất cả mọi người dân M alaixia, không phản biệt sắc tộc.

Chính phủ M alaixia đã phải thừa nhận trong những năm đầu thập kỷ 70, một nửa trong tổng số hộ gia đình của đất nước này được xếp vào loại nghèo. Tỷ lệ nghèo ở bán đảo M alaixia vào năm 1970 chiếm 49,3% tổng số các hộ gia đình. Con số các hộ gia đình nghèo nhất tập trung ở các vùng nông thôn với một tỷ lệ nghèo là 58,7% so với 21,3% so với các vùng đô thị. Nói về các

nhóm sắc tộc, người bản địa tạo thành đa số trong những người nghèo, chiếm khoảng 74% tổng số hộ gia đình nghèo trên Bán đảo M alaixia vào năm 1970. Tỷ lệ nghèo trong những người bản địa cũng là cao nhất, ở mức 65% so với mức 26% trong người Hoa và 39% trong cộng đồng người Ấn Độ [16,57],

Trong giai đoạn này, mục tiêu của Chính phủ M alaixia là giảm tỷ lệ hộ nghèo đói 49,3% năm 1970 xuống còn 16,7% vào năm 1990, như vậy là giảm chỉ còn m ột phần ba trong vòng 20 nãm. Trong đó, tỷ lộ nghèo ở nông thôn đươc đặt m ục tiêu giảm xuống còn 23% và ở đô thị còn 9,1% tính đến năm

1990. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1:

Một phần của tài liệu Tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở Malaixia ( giai đoạn 1957 - 2000 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)