Ngôn ngữ trong tư duy thơ

Một phần của tài liệu Thơ Viễn Phương nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 80)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Ngôn ngữ trong tư duy thơ

Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất tư duy, là phương tiện trực tiếp của tư duy. Ngôn ngữ gắn liền với hoạt động của lời nói, hoạt động của tư duy con người. Ngôn ngữ chính là hiện thực trực tiếp của tư tưởng.

Làm thơ là sự sáng tạo trong một trạng thái đầy cảm hứng, với trí tưởng tượng dẫn đường, giờ phút sáng tạo của nhà thơ là giờ phút huy hoàng, là giờ phút nhà thơ thỏa sức bay bổng trong một thế giới tưởng tượng. Ngôn ngữ thơ là cái biểu hiện của tư duy thơ mang đậm tính chủ quan, phản ánh phong cách của mỗi nhà thơ, như M. Goorki khẳng định “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Trong văn học, ngôn ngữ là chất liệu để xây dựng hình tượng, thông qua hình tượng để phản ánh hiện thực đời sống khách quan. Thông qua ngôn ngữ, quá trình tư duy được tái hiện, văn học có thể phác họa chân dung tư tưởng của con người, phản ánh bất kì một phương tiện nào của đời sống hiện thực, biểu hiện tư tưởng một cách trực tiếp nhất.

Tư duy thơ được biểu đạt bằng ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ là một loại hình ngôn ngữ đặc biệt, là ngôn ngữ sáng tạo. Nhà thơ phải chọn lựa từ hàng tấn vỉa quặng của ngôn ngữ đời sống để tìm ra những ngôn ngữ thơ tiêu biểu nhất. Vì thế, ngôn ngữ văn học vừa có cái riêng, vừa có cái chung, vừa mang dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ, lại vừa mang những đặc điểm chung của

ngôn ngữ nhân dân. Ngôn ngữ là một trong những đặc điểm quan trọng thể hiện bản chất nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn; là phương tiện quan trọng bộc lộ rõ cái “tôi” trữ tình của nhà thơ.

Ngôn ngữ thơ như là một phương tiện. “Tư duy thơ là phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, nhưng nó mang trong mình một khả năng biểu hiện phong phú nhờ khả năng biểu hiện của ngôn ngữ thơ phong phú đa dạng”, “phương tiện ngôn ngữ của tư duy thơ là một phương tiện giao tiếp có tính xã hội hóa cao độ. Cho nên thơ có thể biểu hiện được nhiều tâm trạng, nhiều dạng cảm xúc, nhiều nội dung cụ thể và trực tiếp” [31, tr. 56]. Nói đến tư duy thơ là nói đến tư duy nghệ thuật ngôn từ. Nhà thơ lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng thơ. Hình tượng thơ nói riêng, hình tượng văn học nói chung đến lượt nó tác động vào trí tuệ, tình cảm tâm hồn người đọc…gợi sự liên tưởng, tưởng tượng tái hiện trong tâm trí con người những cảm xúc, những cảm giác khác nhau. Ngôn từ nghệ thuật với đặc trưng của nó có khả năng vô cùng to lớn, với chất lượng ngôn từ nhà văn có thể tái hiện lại đời sống hiện thực cả những cái hữu hình và những cái vô hình…mà các loại nghệ thuật khác không làm được. Với chất liệu ngôn từ - một thứ chất liệu phi vật thể, người nghệ sĩ không chỉ tái hiện đời sống đa dạng mang tính tạo hình mà còn mở ra chân trời vô cũng phong phú của tác giả về thế giới tâm hồn con người…và từ đó tác động đến người đọc, người nghe, đem đến những rung động sâu xa, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú trong tâm hồn người đọc.

Ngôn ngữ thơ như là một mục đích. Trong ngôn ngữ văn chương nói chung, ngôn ngữ thơ ca nói riêng, dù có những mặt sáng tạo riêng rất quan trọng nhưng nó vẫn là phương tiện để biểu đạt nội dung, thực hiện một chức năng riêng, đó là chức năng thi ca. Văn chương là nghệ thuật dùng phương tiện ngôn từ làm phương tiện biểu đạt. Khả năng nghệ thuật của ngôn từ là rất

to lớn, đáp ứng được yêu cầu hiện thực cuộc sống vô cùng rộng lớn. Ngôn từ là chất liệu để xây dựng hình tượng, thông qua hình tượng để phản ánh hiện thực khách quan. Ngôn ngữ đối với nhà thơ mang tính mục đích. Mục đích của thơ không chỉ “nhận thức và phản ánh hiện thực” mà còn để bộc lộ ý chí, tình cảm của con người. Thơ bộc lộ cái chí của mình, là phương tiện giao tiếp truyền cảm của con người. Sự vận động của ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện trực tiếp của quá trình tư duy. Trong thơ, liên tưởng, tưởng tượng là quy luật của nhận thức, cũng là quy luật của cảm xúc và “Hành trình của trí tưởng tượng mang tính chất ngẫu nhiên bao nhiêu về mặt hình ảnh trực quan thì lại mang tính chất bấy nhiêu về mục đích biểu hiện. Chúng được lựa chọn theo những tiêu chí nhất định, đáp ứng nhu cầu bộc lộ của nhà thơ, thỏa mãn tư tưởng chủ đề, hợp với phong cách và phương pháp sáng tác” [31, tr. 62].

Ngôn ngữ thơ mang tính loại hình. “ Ngôn ngữ là vỏ của tư duy”, “sự vận động của ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện trực tiếp của quá trình tư duy. Ngôn ngữ nghệ thuật mang những đặc điểm loại hình nhất định” [31] . Sự vận động của ngôn ngữ trong tư duy thơ tuân theo truyền thống thể loại, ngay cả thơ tự do thì yêu cầu về nhịp, nhạc, hình thức văn bản là vô cùng quan trọng. Tư duy thơ thường được biểu hiện thành những dòng phát ngôn trên văn bản và từng khoảng ngắt hơi trong khi đọc. Như vậy, sự tồn tại của dòng thơ làm ảnh hưởng đến tư duy.

Một phần của tài liệu Thơ Viễn Phương nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 80)