Biểu tượng trong tư duy thơ

Một phần của tài liệu Thơ Viễn Phương nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 58)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Biểu tượng trong tư duy thơ

Trong thơ trữ tình, biểu tượng được sử dụng như một thủ pháp đắc địa. Trong cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Bá Thành viết: “Tư duy thơ là sự khôi phục và sáng tạo nên các biểu tượng trực quan để biểu hiện tư tưởng và cảm xúc, nhưng không phải do cảm tính quyết định [31, tr. 36]. Biểu tượng thơ ca được biểu hiện qua ngôn từ là một sự chuyển nghĩa có tính đa nghĩa và chịu sự chi phối của quan niệm về thơ, về thời đại và cá tính của người nghệ sĩ.

Như vậy, biểu tượng là một phương thức tư duy nghệ thuật của nhà văn, là một phương tiện tạo hình và biểu đạt hữu hiệu nhằm tạo ra những hình tượng cụ thể, lặp đi lặp lại với tần suất cao và có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Biểu tượng có chức năng mã hóa các cảm xúc tư tưởng về đời sống, tái hiện

mô hình văn hóa dân tộc và thể hiện phong cách tác giả, thời đại cũng như khuynh hướng văn học.

Tư duy thơ là quá trình kết hợp của nhân sinh quan, thế giới quan với những cảm xúc tinh tế của người nghệ sĩ. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cảm xúc và lí tính, giữa chủ quan – khách quan khiến cho tư duy ở mỗi người có sự khác nhau. Mỗi nhà thơ đều có khuynh hướng lựa chọn cho mình những biểu tượng riêng của sự sáng tạo. Tư duy thơ là sự khôi phục và sáng tạo những biểu tượng trực quan nên việc chọn loại biểu tượng nào cho tác phẩm của mình phụ thuộc rất nhiều vào thế giới quan, nhân sinh quan, những quan niệm về văn chương của từng nhà thơ. Biểu tượng làm nên nét đặc sắc riêng cho phong cách từng nhà thơ, là phần quan trọng trong thế giới nghệ thuật của tác giả. Nên dù cùng là một biểu tượng, nhưng ở mỗi nhà thơ nó lại mang ý nghĩa khác nhau. Tư duy thơ khác nhau khi đó biểu tượng cũng thay đổi.

Một phần của tài liệu Thơ Viễn Phương nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)