Cảm hứng chủ đạo trong thơ Viễn Phương

Một phần của tài liệu Thơ Viễn Phương nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 27)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.Cảm hứng chủ đạo trong thơ Viễn Phương

2.1.1. Cảm hứng về quê hương đất nước

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất tổ quốc là một thử thách vô cùng ác liệt, cũng là một chiến công vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Thơ chống Mỹ trên trận tuyến ác liệt chống kẻ thù hung bạo đã lan tỏa sâu rộng trong cuộc kháng chiến toàn dân, đi vào chiều sâu tâm hồn và tình cảm của người đang chiến đấu đó là nền thơ thống nhất những mảng thơ sáng tác trong những hoàn cảnh chiến đấu khác nhau thành một bức tranh toàn cảnh, thành thế trận hiệp đồng của một nền thơ chống Mỹ, góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Hiện thực sôi sục nóng bỏng của cuộc kháng chiến đã dội vào trong thơ. Trong những năm khói lửa chiến tranh ác liệt thơ càng phát triển mạnh mẽ và sung sức. Thơ trẻ chống Mỹ đã gắng sức vươn lên xứng đáng với tầm vóc của dân tộc và thời đại. Thời kỳ này thơ được coi là một vũ khí sắc nhọn, có tính xung kích và nhanh chóng nhập cuộc vào cuộc kháng chiến của toàn dân. Lịch sử thơ ca dân tộc chưa bao giờ lại có một cuộc sống sôi nổi và phong phú đến thế. Thơ ca đã ghi lại nhiều hình ảnh về đất nước con người Việt Nam trong những năm tháng sục sôi đánh Mỹ. Đó là tinh thần chiến đấu dũng cảm hi sinh quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chính vì lẽ đó, một màu sắc chủ đạo trong thơ thời kỳ này là tinh thần ngợi ca cuộc kháng chiến, ngợi ca sức mạnh quần chúng, ngợi ca tinh thần của các chiến sỹ. Không nằm ngoài quy luật đó, nhà thơ Viễn Phương cũng đã góp phần thổi một luồng gió nhỏ vào công cuộc sáng tác thơ thời bấy giờ. Viễn Phương là nhà thơ áo lính ngay từ những buổi ban đầu. Ông đến với kháng chiến như bao người con yêu nước khác của dân tộc. Ông đến với thơ như cái nợ với đời cần phải trả. Thơ Viễn Phương lấp

lánh những cung bậc cảm xúc của một người lính, của một nhà thơ….chính vì thế, cảm hứng chủ đạo trong thơ ông cũng là những cảm hứng riêng mà chung trong nguồn thơ chống Mỹ lúc bấy giờ. Viễn Phương ít khi viết về cảm xúc cá nhân, ông dành ngòi bút cho nhiều những gì mà ông tai nghe mắt thấy trong cuộc kháng chiến này.

Viễn Phương như có duyên nợ với cuộc đời, với quê hương. Ông sinh ra trên mảnh đất An Giang và năm 17 tuổi đã đến với cuộc đời áo lính. Suốt thời kỳ chống Mỹ, ông tham gia trên nhiều mặt trận chiến trường khác nhau. Mỗi mảnh đất nơi ông đi qua, đều để lại những dấu vết kỉ niệm. Mỗi con người, mỗi dòng suối, mỗi con đường….đều để lại dấu ấn trong tim ông. Viễn Phương yêu những nơi ông đã đi qua, ông yêu những dòng sông, những con đường quen thuộc…tình yêu nhỏ nhoi ấy đã dệt thành tình yêu quê hương đất nước. Có thể nói, một trong những cảm hứng chủ đạo trong thơ Viễn Phương là thể hiện lòng yêu quê hương đất nước. Thơ ông dành một phần không nhỏ viết về những mảnh đất thân yêu, khi ca ngợi vẻ đẹp của một dòng sông, con suối; khi nhớ về những cánh đồng lúa bát ngát nơi quê nhà. Thơ Viễn Phương chan chứa tình cảm nỗi niềm với quê hương:

Tôi yêu quê tôi đất phù sa

Càng thương quê tôi mùa nước lũ Đất quê hương gốc rễ ông bà

Lắm hạnh phúc cũng nhiều gian khổ

(Quê mẹ phù sa)

2.1.2. Cảm hứng nhân văn và suy nghĩ về chiến tranh

Bên cạnh cảm hứng dành tình yêu cho quê hương, cho đất nước, thơ Viễn Phương còn chan chứa tình cảm với những người con của đất Việt, đó là hình ảnh về người mẹ, người chiến sỹ, hay chỉ là hình ảnh về một người dân bình thường giản dị. Phản ánh hiện thực trong những năm chiến tranh, các

nhà thơ đều có xu hướng tập chung khắc họa hình tượng người lính, hình tượng tổ quốc, nhân dân. Những hình tượng nghệ thuật này không còn là vấn đề mới mẻ, tuy nhiên đến với thơ Viễn Phương, hình ảnh người chiến sỹ giải phóng quân và nhân dân anh hùng vẫn có những nét khác biệt độc đáo và một sức sống bền vững, có khả năng được củng cố và phát triển trong giai đoạn lịch sử sắp tới. Trên cái nền là hình ảnh người lính yêu nước có tinh thần cảm quan không sợ gian khổ hy sinh, Viễn Phương tiếp tục đi sâu vào hình tượng nhân dân và người chiến sỹ với nội tâm sâu sắc. Viết về những người lính là viết về những nhân chứng lịch sử anh hùng của dân tộc. Cảm hứng trong thơ Viễn Phương xuất phát từ tấm lòng của một người lính đã từng sống và chiến đấu trong kháng chiến.

Yêu thương con người, luôn trăn trở với cuộc chiến của dân tộc, nên có thể nhận thấy cảm hứng chủ đạo trong thơ Viễn Phương là lòng căm thù giặc sâu sắc. Trong thơ Viễn Phương, hình ảnh bọn giặc Mỹ được nhắc đến dày đặc, ông căm thù bọn giặc Mỹ, căm thù những gì mà chúng gieo họa xuống mảnh đất này. Càng căm thù giặc bao nhiêu, ông lại càng thêm yêu nước bấy nhiều. Hình ảnh bọn Mỹ được ông miêu tả là một bọn sói lang, một bọn người mất tính người. Chúng nó là một lũ cướp và hơn ai hết, đối với Viễn Phương giặc Mỹ là bọn gieo tai ương mầm họa:

Chúng tưởng quê tôi đã biến thành đất chết Tám ngàn quân giặc Mỹ kéo xô vào

Đất bỗng nổ tung, rừng vang tiếng thét Quân ta làm sấm sét giữa trời cao

(Hãy đến quê tôi)

Và lòng căm thù giặc của Viễn Phương được ông miêu tả với giọng vui mừng khi quân giặc thất trận:

Chúng tháo chạy rồi! Tám ngàn giặc Mỹ Già trẻ xuống đường rộn rã chiến công

(Hãy đến quê tôi)

Cảm hứng về ý thức chống ngoại xâm trong thơ Viễn Phương được ông đẩy lên cực điểm khi miêu tả những đau thương mất mát mà người dân phải gánh chịu. Đó là hình ảnh những em bé thiếu sự chăm sóc của mẹ, đó là hình ảnh người mẹ vất vả nuôi con và chiến đấu, đó là những em bé giao liên ngày đêm nguy hiểm trên con đường gian khổ….

Mẹ ăn cơm sỏi cát Uống nước lã nuôi em Sức kiệt theo dòng sữa cạn Mắt sầu ứa lệ về đêm

(Tiếng hát trong đề lao)

Như vậy có thể thấy rằng, cảm hứng chủ đạo trong thơ Viễn Phương mang màu sắc và tinh thần của cuộc kháng chiến của dân tộc. Đó là cảm hứng về tình yêu quê hương đất nước, về lòng căm thù giặc sâu sắc, ca ngợi tình cảm giữa người với người, ca ngợi tình đồng chí cao cả….Thơ Viễn Phương vẫn chảy theo dòng của thơ ca kháng chiến, có những điểm chung mang tính thời đại, bên cạnh dòng chảy chung đó, thơ Viễn Phương mang dáng dấp riêng, mang hơi thơ của một nhà thơ áo lính tiêu biểu. Thơ Viễn Phương không giống ai, thơ ông là một lối rẽ riêng, độc đáo và hấp dẫn riêng. Tìm hiểu cảm hứng chủ đạo trong thơ Viễn Phương là bước đầu đi vào khám phá một hồn thơ tiêu biểu, đại diện phong cách thơ trong thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.

2.2. Nhân vật trữ tình trong thơ Viễn Phương

2.2.1. Khái niệm về cái tôi, cái tôi trữ tình trong thơ

Cái tôi thực chất là một khái niệm triết học. Các nhà triết học duy tâm R.Đề-các, G.w.F.Hêghen, H.Becxông…là những người đầu tiên chú ý đến cái tôi khi đề cao ý thức, chủ quan - khách quan, cá nhân – xã hội. R.Đề-các (1569 – 1650) đã đưa ra một định nghĩa nổi tiếng: “Tôi tư duy vậy tôi tồn tại”. Theo ông, cái tôi thuộc về thực thể biết tư duy, như căn nguyên của nhận thức duy lý. Nhà triết học H.Becxông thì lại cho rằng con người có hai cái tôi. Cái tôi bề mặt là các quan hệ của con người đối với xã hội. Còn cái tôi bề sâu là phần sâu thẳm của ý thức. Ý thức mới chính là đối tượng của nghệ thuật.

Trên cơ sở những nghiên cứu thành tựu về con người, đặc biệt là thành tựu về triết học, tâm lý học, C.Mác đã đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh và đầy đủ về cái tôi như sau: “Cái tôi là trung tâm tinh thần của con người, của cá tính người, có quan hệ tích cực đối với thế giới và đối với chính bản thân mình. Chỉ có con người độc lập kiểm soát những hành vi của mình và có khả năng thể hiện tính chủ động toàn diện mới có cái tôi của mình. Cái tôi có thể xem là cấu trúc phần tự giác”.

Như vậy, cái tôi vừa mang bản chất xã hội, có quan hệ gắn bó khăng khít với hoàn cảnh, vừa mang bản chất cá nhân độc đáo. Nói về cái tôi là nói về bản chất của chủ thể trong nhận thức và sáng tạo. Vì thế nó ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật nói chung và thơ ca trữ tình nói riêng.

“Thơ trữ tình là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình. Trong đó, cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thực hiện một cách gián tiếp. Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện

những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm từ các cung bậc tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học” [9, tr. 317].

Thơ trữ tình luôn gắn bó với cái tôi trữ tình. Khái niệm về cái tôi trữ tình tuy có nhiều ý kiến, quan niệm nhưng cơ bản vẫn gặp nhau ở nội hàm: Tính trữ tình và tính chủ thể.

Như vậy, cái tôi là điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nó là linh hồn của chủ thể trữ tình. Thơ trữ tình nào cũng dựa trên sự rung động của cái tôi cá nhân, mang số phận cá tính riêng tư của các tình huống trữ tình. Sự khác biệt của các thời đại thi ca, suy cho cùng chính là sự khác biệt của cái tôi trữ tình và các dạng thức biểu hiện của nó. Thế giới của cái tôi trữ tình là không cùng. Vì thế ý thức về cái tôi, phát triển cái tôi là vấn đề cần thiết cho sự phát triển của thơ ca. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các dạng biểu hiện của cái tôi trữ tình

Trong cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Bá Thành cho rằng: “Thơ trữ tình là “bản tốc ký nội tâm” [31, tr. 166]. Vì vậy, về bản chất mọi nhân vật trữ tình trong thơ chỉ là những biểu hiện đa dạng dưới cái tôi trữ tình. Cũng theo PGS.TS Nguyễn Bá Thành thì “cái tôi trữ tình trong thơ được biểu hiện dưới hai dạng thức chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp. Thơ trữ tình coi trọng sự biểu hiện của chủ thể đến mức như là nhân vật số một trong mọi bài thơ” [31]. Tuy nhiên, do sự chi phối của quan niệm thơ mỗi thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có những vận động và thay đổi nhất định.

Cái tôi trữ tình trực tiếp

Trong một bài thơ bất kỳ, cái tôi trữ tình được coi là nhân vật số một, là linh hồn của tác phẩm. Nó chi phối đến toàn bộ tư tưởng, tình cảm của bài thơ đó. Nó mang một vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng. Nhưng ở mỗi thời đại, ở

mỗi hoàn cảnh và ở từng nhà thơ, mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong tư duy thơ có sự khác nhau.

Khi thơ nhằm vào chủ thể, phản ánh tình cảm cá nhân - cái tôi, đó là tư duy thơ thiên về hướng nội, tiêu biểu là những sáng tác trong phong trào thơ Mới. Khi thơ hướng vào phản ảnh hiện thực khách quan – khách thể, đó là tư duy thơ thiên về hướng ngoại, thể hiện rõ nhất là các tác phẩm viết trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Hướng nội và hướng ngoại trong tư duy thơ không đối lập mà bao hàm. Có hướng nội trực tiếp và có hướng nội gián tiếp. Hướng ngoại cũng có hướng ngoại trực tiếp và hướng ngoại gián tiếp. Giữa chúng có mối quan hệ tương đồng, tuy nhiên nhận thức của thơ lúc thiên về chủ thể, khi lại thiên về khách thể.

Cái tôi trữ tình nghệ sĩ nội cảm hóa thế giới thực tại và biểu hiện mình qua hình tượng nghệ thuật. Khi cái tôi biểu hiện dưới dạng cảm xúc trực tiếp, ta có hình thức của cái tôi trực tiếp hay nhân vật trữ tình trực tiếp. Sự khác biệt về cái tôi trữ tình tạo nên sự khác biệt về phong cách.

Như vậy, nhân vật trữ tình trực tiếp chính là cái tôi được biểu hiện dưới dạng cảm xúc trực tiếp, có thể ở dạng trực tiếp của tình cảm riêng tư, gắn liền với cuộc đời riêng của tác giả, hoặc những cảm xúc, suy ngẫm mà nhà thơ có dịp chứng kiến, hoặc trải qua.

Cái tôi trữ tình gián tiếp

Cái tôi trữ tình mang bản chất của chủ thể, nó trở thành hệ quy chiếu thẩm mỹ đặc biệt mang tính chất chủ quan chuyển đổi hiện thực khách thể thành hiện thực chủ thể mang đạm dấu ấn cá nhân như một hiện tượng độc đáo duy nhất, không lặp lại.

Cái tôi trữ tình tự biểu hiện khai thác thế giới nội tâm của chủ thể. Cái tôi trữ tình khác về chất lượng với cái tôi nhà thơ, cái tôi trữ tình không chỉ là

cái tôi nhà thơ, nó là cái tôi thứ hai, hoặc cái tôi đã được nghệ thuật hóa trong tác phẩm, vì vậy, cái tôi trữ tình còn có thể có cái tôi trữ tình một vai hoặc nhiều vai.

Theo Giáo sư Hà Minh Đức, trường hợp thứ ba trong dạng biểu hiện cái tôi là những bài thơ trữ tình viết về một nhân vật nào đó, như bà mẹ Việt Bắc, bà má Hậu Giang, anh hùng Nguyễn Văn Trỗi hay chị Trần Thị Lý…Đó là những nhân vật có thật ngoài cuộc sống. Cái tôi trữ tình được tác giả nghệ thuật hóa, nhân vật trữ tình trong tác phẩm đứng cạnh cái tôi trữ tình nhà thơ. Cái tôi trữ tình được tác giả nghệ thuật hóa, đó là nhân vật trữ tình quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn trong thơ. Chính lúc đó, cái tôi trữ tình được hóa thân nhập vai vào các nhân vật trữ tình khác.

Tuy tình cảm, cảm xúc được biểu hiện thông qua con đường gián tiếp, cái tôi trữ tình gián tiếp, nhưng cái tôi của nhà thơ vẫn có mặt ở mọi nơi, vẫn xuất hiện ở từng tác phẩm. Sự hiện diện này, bộc lộ ở cách riêng trong sự cảm nhận của mỗi cá nhân.

Nói chung, dù hướng nội hay hướng ngoại, dù trực tiếp hay gián tiếp thì cái tôi trữ tình vẫn là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, là sự hội tụ, sự thăng hoa cảm xúc. Cái tôi có vai trò quan trọng trong thơ với tư cách là trung tâm để bộc lộ tất cả những suy nghĩ, tình cảm bằng một giọng điệu riêng, nhờ vậy làm nên cái tôi độc đáo không lẫn giữa nhà thơ này với nhà thơ khác. Dù ở dạng nào, trực tiếp hay gián tiếp thì người đọc bao giờ cũng nhận ra cái tôi đang đối thoại hay độc thoại với cuộc đời, vẫn mang dấu ấn của chủ thể sáng tạo.

2.2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Viễn Phương

Thơ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ đã có những vận động, bước thay đổi phong phú. Nhiều nhà thơ tên tuổi đã xuất hiện trong thời gian này, họ cùng cầm súng và cầm bút vào trong chiến trường, hàng loạt

các tác phẩm có giá trị ra đời. Họ thể hiện cái tôi cá nhân hòa chung cái tôi dân tộc. Nó không dừng lại ở cái tôi cá nhân mà vươn xa tới cái tôi chung, cái tôi cộng đồng. Viễn Phương cũng vậy, cái tôi trong thơ Viễn Phương mang dấu ấn của cái tôi áo lính, chính vì thế nó lung linh sắc màu, nó là sự hòa

Một phần của tài liệu Thơ Viễn Phương nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 27)