6. Kết cấu của luận văn
3.1. Hệ thống biểu tượng
3.1.1. Khái niệm biểu tượng
Biểu tượng là thuật ngữ được nhiều ngành khoa học sử dụng với nội hàm khái niệm khác nhau. Khái niệm biểu tượng (tiếng Pháp là Symbole, tiếng Anh là Symbol) được dùng rộng rãi trong khoa học và đời sống.
Theo từ điển Triết học (NXB Sự thật, 1972) do M.Rudentan, P.ludim chủ biên thì khái niệm biểu tượng được hiểu: “Là hình ảnh cảm tính cụ thể về những hiện tượng của thế giới khách quan bên ngoài. Biểu tượng cùng với cảm giác và tri giác tạo nên nhận thức cảm tính…Tri giác phản ánh một sự việc riêng lẻ tác động vào giác quan chúng ta trong những trường hợp cụ thể nhất định. Biểu tượng phản ánh khái quát, trừu tượng hơn” [37].
Còn trong tác phẩm văn học, biểu tượng là thuật ngữ mỹ học, lý luận văn học và ngôn ngữ học. Biểu tượng có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Đặc điểm của bản thân hình tượng nghệ thuật là sự tái hiện thế giới làm cho con người và cuộc sống hiện lên như thật. Nhưng nó cũng là hiện tượng mang tính ước lệ. Bằng hình tượng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mới mang một ý nghĩa biểu tượng. Vì vậy, nghĩa rộng biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình thức nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của hiện tượng ấy, vừa thể hiện được một quan niệm, một tư tưởng hay triết lý sâu xa về con người và cuộc đời.
3.1.2. Phân biệt biểu tượng, ẩn dụ, tượng trưng, hình tượng Biểu tượng và ẩn dụ Biểu tượng và ẩn dụ
Biểu tượng có quan hệ gần gũi với ẩn dụ nhưng lại khác với ẩn dụ. Chúng là hai khái niệm rất dễ nhầm lẫn bởi chúng đều là những phương thức chuyển nghĩa của lời nói dựa trên cơ sở đối chiếu so sánh các sự vật, hiện tượng. VI.Ermina đã chỉ ra sự khác biệt này: “Ẩn dụ trong thơ ca dân gian được sinh ra tức thời và mất đi khá nhanh. Biểu tượng được hình thành trong thời gian dài và sống hàng trăm năm. Ẩn dụ là yếu tố biến đổi còn biểu tượng không đổi mà bền vững. Ẩn dụ là phạm trù thẩm mỹ và phần lớn tự do, tách khỏi hệ thống thi ca xác định” (Dẫn Phạm Thu Yến – Vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca dân gian) [36].
Qua ý kiến trên, ta thấy sự khác nhau giữa ẩn dụ và biểu tượng là ở tính bền vững, tính tự do và tính ước lệ. Ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa, lấy sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác, trong đó luôn có một vế ẩn đi và một vế lộ diện. Còn biểu tượng thì có phạm vi rộng hơn.
Biểu tượng khác với biểu hiện, vật liệu, phóng dụ, ẩn dụ, loại suy, triệu chứng, dụ ngôn, ngụ ngôn lí luận. Tất cả những loại trên đều có thể xem là những dấu hiện không vượt quá mức độ của sự biểu nghĩa; còn biểu tượng luôn rộng lớn hơn các ý nghĩa được gán cho nó một cách nhân tạo, nó có một sức vang cốt yếu và tự sinh.
Hơn nữa, mối quan hệ giữa cái biểu đạt và được biểu đạt trong ẩn dụ là mối quan hệ tương đồng, còn trong biểu tượng là mối quan hệ nội tại. Vì vậy, người ta không thể đồng nhất biểu tượng và ẩn dụ, sự đồng nhất sẽ biến biểu tượng thành một dạng tu từ thông thường.
Biểu tượng và tượng trưng
Trong tiếng Anh, thuật ngữ “Biểu tượng” (symbol) được dùng với cả hai nghĩa đó là: Biểu tượng và hình ảnh tượng trưng. Nhưng ở đây, chúng tôi phân biệt hai khái niệm này vì ở một góc độ nhất định chúng hoàn toàn không đồng nhất với nhau.
Tượng trưng khác biểu tượng ở điểm cơ bản đó là: nghĩa của tượng trưng thường được cố định và ổn định hóa. Một hình ảnh tượng trưng cũng chỉ là một nét nghĩa của biểu tượng đã được ước lệ hóa mà thôi. Trong khi đó, nghĩa của biểu tượng lại rất “năng động”, sự biến đổi nghĩa của nó tùy thuộc vào ngữ cảnh ngôn ngữ, ngữ cảnh văn hóa, quan hệ với nhân tố chủ thể và môi trường văn hóa. Chẳng hạn như, từ một mẫu gốc nước trong nền văn hóa nhân loại sẽ sản sinh ra nhiều biến thể khác nhau như biển, ao, sông, hồ, sương…nhưng khi các biến thể này đi vào trong thơ văn, nó lại mang những nét biểu tượng khác nhau. Trong thơ Hồ Xuân Hương đó là biểu tượng cái giếng: “Giếng ấy thanh tân ai chẳng biết/ Đố ai dám thả nạ đòng đòng” (Giếng nước), còn đối với Nguyễn Khuyến thì nó là một cái ao nhỏ: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” (Thu điếu).
Như vậy, chúng ta không thể đồng nhất biểu tượng và tượng trưng, như thế sẽ làm mất đi nhiều nét nghĩa của biểu tượng.
Biểu tượng và hình tượng
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm về hình tượng nghệ thuật được coi là “sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật” [9]. Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái tạo một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật. Nó làm cho thế giới hiện thực hiện lên sống động trong tác phẩm, giúp người đọc có thể thưởng thức hiện tượng, sự vật như cuộc sống đang diễn ra trước mắt.
Đặc điểm nổi bật của hình tượng văn học là sự thống nhất giữa chủ thể và khách thể sáng tạo hình tượng, giữa hiện thực và lý tưởng, giữa khái quát và cụ thể. Do đó, hình tượng văn học mang tính biểu tượng cao. Hình tượng văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, là tiếng nói tư tưởng quan điểm của nhà văn.
Nếu yếu tố khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng là tính ký hiệu, tính bền vững thì biểu tượng nổi rõ còn hình tượng mờ hơn. Điều đó có nghĩa biểu tượng xuất hiện trong tác phẩm là tín hiệu nghệ thuật để người đọc phát hiện ra các tầng nghĩa đi vào mạch ngầm sáng tạo của nghệ sĩ vừa là biểu tượng vừa là hình tượng (con đường trong thơ Tố Hữu, vầng trăng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du…). Tuy vậy, biểu tượng là những hình tượng văn học, nhưng không phải hình tượng văn học nào cũng là biểu tượng. Như vậy, hình tượng và biểu tượng trong tác phẩm văn học thống nhất nhưng không đồng nhất.
3.1.3. Biểu tượng trong tư duy thơ
Trong thơ trữ tình, biểu tượng được sử dụng như một thủ pháp đắc địa. Trong cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Bá Thành viết: “Tư duy thơ là sự khôi phục và sáng tạo nên các biểu tượng trực quan để biểu hiện tư tưởng và cảm xúc, nhưng không phải do cảm tính quyết định [31, tr. 36]. Biểu tượng thơ ca được biểu hiện qua ngôn từ là một sự chuyển nghĩa có tính đa nghĩa và chịu sự chi phối của quan niệm về thơ, về thời đại và cá tính của người nghệ sĩ.
Như vậy, biểu tượng là một phương thức tư duy nghệ thuật của nhà văn, là một phương tiện tạo hình và biểu đạt hữu hiệu nhằm tạo ra những hình tượng cụ thể, lặp đi lặp lại với tần suất cao và có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Biểu tượng có chức năng mã hóa các cảm xúc tư tưởng về đời sống, tái hiện
mô hình văn hóa dân tộc và thể hiện phong cách tác giả, thời đại cũng như khuynh hướng văn học.
Tư duy thơ là quá trình kết hợp của nhân sinh quan, thế giới quan với những cảm xúc tinh tế của người nghệ sĩ. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cảm xúc và lí tính, giữa chủ quan – khách quan khiến cho tư duy ở mỗi người có sự khác nhau. Mỗi nhà thơ đều có khuynh hướng lựa chọn cho mình những biểu tượng riêng của sự sáng tạo. Tư duy thơ là sự khôi phục và sáng tạo những biểu tượng trực quan nên việc chọn loại biểu tượng nào cho tác phẩm của mình phụ thuộc rất nhiều vào thế giới quan, nhân sinh quan, những quan niệm về văn chương của từng nhà thơ. Biểu tượng làm nên nét đặc sắc riêng cho phong cách từng nhà thơ, là phần quan trọng trong thế giới nghệ thuật của tác giả. Nên dù cùng là một biểu tượng, nhưng ở mỗi nhà thơ nó lại mang ý nghĩa khác nhau. Tư duy thơ khác nhau khi đó biểu tượng cũng thay đổi.
3.1.4. Các biểu tượng trong thơ Viễn Phương Dòng sông Dòng sông
Dòng sông có thể coi là một trong những cổ mẫu của văn hóa nhân loại. Được sinh ra từ mẫu gốc nước nên tất yếu dòng sông sẽ mang những y nghĩa biểu trưng chung của nước, mặt khác, sông còn có những hướng nghĩa biểu trưng riêng xuất phát từ những đặc điểm riêng của nó.
Trong thơ Viễn Phương, biểu tượng dòng sông vừa mang ý nghĩa chung theo quan niệm của cộng đồng vừa mang đậm dấu ấn chủ quan của tác giả. Hình ảnh dòng sông trong thơ Viễn Phương được ông lập đi lập lại nhiều lần, tần suất xuất hiện dày đặc thể hiện những cung cảm xúc dâng trào, khi thì thiết tha lắng đọng của một dòng sông tuổi thơ, khi thì trầm ngâm sâu lắng của một dòng sông triết lý cuộc đời, khi thì ngậm ngùi của một dòng sông chứng kiến nhiều tội ác của quân thù…tất cả hiện lên đa màu, đa sắc.
Đúng vậy, những con sông trong thơ Viễn Phương đã là hình tượng khó phai trong lòng độc giả. Nghĩ đến con sông, nó còn gợi cho ta những khung cảnh với những cánh diều bay phấp phới trên đê, hay những đứa trẻ nghịch ngợm ra sông tắm mỗi chiều về. Sông gắn liền với nông thôn Việt Nam, cùng với lũy tre làng góp phần tạo nên những truyền thống đánh giặc giữ nước, với người anh hùng Thánh Gióng, với trận Bạch Đằng nổi danh sử sách. Sông còn gắn bó với những kí ức, những kỉ niệm, những nỗi nhớ. Dòng sông là hình ảnh quen thuộc của mỗi làng quê Việt Nam, nó thân thương gần gũi với người dân nơi ấy. Nó là nơi thả mát tâm hồn con người mỗi buổi chiều về, nó đẹp và nên thơ:
Dòng sông tôi yêu phù sa cuộn đỏ Và xanh rờn mái tóc giao liên
(Dòng sông tôi yêu) Nhà thơ yêu những con sông và ca ngợi về chúng, chẳng thế mà nó hiện lên trong thơ Viễn Phương lấp lánh nhiều ý nghĩa. Dòng sông ấy gắn liền với thời kỳ kháng chiến của dân tộc, nó như nhân chứng lịch sử cho những tháng ngày gian nan, vất vả của mọi người. Dưới con mắt thẩm mỹ của nhà thơ, dòng sông cũng trở nên già hơn theo tháng năm cuộc đời, già hơn vì sự tàn khốc của chiến tranh:
Dòng sông tôi yêu phất phơ tóc trắng Cổ Chiên! Cổ Chiên! Triều đỏ mênh mông
(Dòng sông tôi yêu) Dòng sông là biểu tượng cho tâm hồn vùng quê, tự nó mang trong mình sự vẻ đẹp hài hòa. Trong thơ Viễn Phương, dòng sông như một biểu tượng đẹp của thiên nhiên:
Dòng sông mênh mông
Trong xanh mùa nắng hanh, đục lờ mùa nước đổ
(Cửu Long giang)
Trong thơ Viễn Phương, hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là đề tài xuyên suốt với hình tượng người lính và hình ảnh những em bé nhỏ tuổi có chí kiên cường. Dòng sông lúc này như một người bạn của trẻ thơ, nó trong sáng, hiền hòa, như một người đồng chí của các em khi cùng các em “chiến đấu” với quân thù:
Vai nhỏ vai nhỏ bắc cầu trên sóng nước Sóng hẹp lại rồi, lòng em mênh mông
(Như mây mùa xuân)
Và, những dòng sông không đơn thuần với vẻ đẹp mà thiên nhiên, tạo hóa đã ban tặng, mà dòng sông còn đẹp bởi có những con người đẹp:
Mười sáu tuổi, em làm dây máu nhỏ Chở những hồng cầu vượt sông Cổ Chiên
(Dòng sông tôi yêu)
Và thật sự đã có rất nhiều nhà thơ, với những bài thơ thành công như: Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu, Hoàng Cầm... Với những không gian "sông dài, trời rộng", với cái cái thực-ảo của "bến sông trăng" với cái "man mác" của "mái nhì "trên sông Hương", với "sông Đuống cuồn cuộn trôi" để cuốn ra bể hết những đau khổ của con người...thì với Viễn Phương dòng sông Cửu Long trong thơ ông lại khoác trên mình màu áo mới, màu áo gắn liền với sự sống và cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, cái màu áo ấy theo bước chân người lính trên từng cung đường của chiến trường khói lửa:
Đêm hành quân
Mang trong hồn sông nước
Trong thơ Viễn Phương, dòng sông được nâng lên thành biểu tượng tiêu biểu, nó là biểu tượng cho cái đẹp, biểu tượng của nguồn cội con người, vì thế nó hiện lên trong mỗi vần thơ đều mang trong mình một sức mạnh lan tỏa. Người ta yêu dòng sông trong thơ Viễn Phương vì ở bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, nó vẫn luôn hiện diện khi thì đẹp thơ mộng, khi thì buồn bã, khi thì lại đau thương chất chứa…nó thể hiện những cung bậc tình cảm của con người. Dòng sông không chỉ là biểu tượng của thiên nhiên mà nó còn là biểu tượng của lòng người:
Khói lấp mặt trời, vàng vọt dòng sông Tìm một thoáng xanh, bình yên bình yên
(Trận địa)
Dòng sông tìm sự bình yên hay con người tìm sự bình yên? Giữa cuộc đời nhiều bom đạn khói lửa, lòng sông không yên, lòng người càng không thể yên. Dòng sông ấy, nhân chứng lịch sử ấy, chứng kiến mọi nỗi khổ đau, gian truân của người dân khi gồng mình chiến đấu với kẻ thù, xót thương và căm hận biết bao:
Sông đen nhả hận đục trời
Từ nghe súng nổ, bồi hồi lắng xanh
(Tiếng hát dưới gầm cầu)
Dòng sông ấy không ngậm ngùi đứng nhìn sự tàn phá của quân thù, không đứng nhìn mất mát của người dân một cách vô định, nó như trỗi dậy cùng người lính kiên cường đứng lên phá tan địch. Dưới ngòi bút của Viễn Phương, dòng sông ấy mạnh mẽ vô cùng:
Dòng sông mênh mông Dòng sông lấp lánh
Một lưỡi kiếm ngang trời sắc lạnh Tuốt mây chém xuống đầu thù
Dòng sông ấy in đậm dấu ấn của những trận đánh, dòng sông như một biểu tượng về sức mạnh con người
Anh hùng Lê Thị Riêng Cánh chim trời bão tố Liệt sỹ Dương Tử Giang Dòng sông đầy sóng vỗ
(Những nẻo đường thành phố)
Dòng sông trong thơ Viễn Phương được nhà thơ nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, mỗi góc độ dòng sông hiện lên với những sắc màu khác nhau. Ban ngày, dòng sông êm dịu thướt tha, nó là nơi tắm mát của trẻ thơ, là người bạn tâm tình của những đôi lứa yêu nhau, là người đồng chí gắn bó với số phận người lính. Nhưng đêm về, dòng sông như hòa mình vào những trận đánh của dân tộc, nó trở nên dữ dội, sục sôi khí thế ra trận.
Mẹ ôm con dưới gầm cầu
Bóng thù trút xuống đục ngầu dòng sông
(Tiếng hát dưới gầm cầu) Dòng sông biến hóa thay đổi theo năm tháng, cũng như con người thay đổi theo quy luật của tự nhiên. Nó thơ mộng khi xuân sang, nó rực rỡ khi hè về, dịu dàng thướt tha khi thu tới và ấm áp khi đông qua. Mỗi sự thay đổi đó, dòng sông lại như “lớn” hơn một chút, “chiều” lòng người hơn một chút, chả thế mà người ta yêu dòng sông đến thế:
Tôi yêu tha thiết những dòng sông Chở nước cho xanh vạn cánh đồng Cuồn cuộn phù sa dòng máu đỏ Mơ về biển cả sóng mênh mông
Những năm tháng kháng chiến trường kỳ của dân tộc, dòng sông chứng kiến biết bao cuộc chiến ác liệt, dòng sông đau cùng nỗi đau của dân tộc, cho nên biểu tượng của dòng sông lúc này toát lên một nỗi buồn, nỗi buồn của dân tộc. Nhưng càng về sau, nỗi buồn đó càng như dần biến mất, thay vào đó là một dòng sông “vui tươi”, một dòng sông của những lời ca và điệu hò. Lúc này nhà thơ như mở lòng để cảm nhận nét đổi thay đó:
Nước mênh mông và hồ mênh mông