Sáng tạo ngôn từ và cách diễn đạt trong thơ Viễn Phương

Một phần của tài liệu Thơ Viễn Phương nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 89)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Sáng tạo ngôn từ và cách diễn đạt trong thơ Viễn Phương

Bên cạnh lớp nhà thơ trẻ nhiệt tình và hăng say, thơ kháng chiến đòi hỏi những thế hệ nhà thơ trưởng thành từ giai đoạn trước tiếp tục tìm tòi và sáng tạo. Thời đại mới mang đến cho nhà thơ nhiều cái mới và cũng yêu cầu người nghệ sĩ phải có cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mới.

Sự sáng tạo nghệ thuật ngôn từ trong thơ Viễn Phương là những nét đổi mới phong cách viết. Bên cạnh sử dụng các thể thơ truyền thống, nhà thơ còn sử dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú, tiêu biểu trong bài thơ Thích ở trần, xét về niêm, luật, vần rất chuẩn. Với bài thơ này, người đọc đã gán cho nó chữ “nghiệt” để chỉ những gì cần nói về tính đặc biệt độc đáo, độc đáo ở tận cùng phía tích cực và gần giao với tiêu cực. Từng từ đối nhau chan chát, nhưng kỳ lạ nhất là nhà thơ đã lấy “cơm” đối với “cứt”. Chính chỗ này làm bài thơ mang một trạng thái kỳ đặc khó chịu:

Cơm ăn ba bữa lưng lưng dạ Cứt gánh hai thùng oải oải gân

(Thích ở trần)

Viễn Phương ngoài việc sử dụng những thể thơ truyền thống, ông còn sử dụng những hình thức thơ hiện đại. Nhiều bài thơ Viễn Phương sử dụng câu thơ lửng tạo khoảng trống cho người đọc:

Em đâu rồi?... - Trời đất lặng câm Ầu ơ…

Ngày xưa..

(Rau mướp Củ Chi)

Nếu trước đây, Nguyễn Bính đạt đỉnh cao nghệ thuật khi viết những cấu thơ:

Cánh buồm nâu…

Cánh buồm nâu… Cánh buồm

(Cánh buồm nâu)

Thì một lần nữa, người đọc lại được “chiêm ngưỡng” những vẫn thơ độc đáo như thế của Viễn Phương. Cùng là viết theo lối câu thơ rơi nhưng những vần thơ của Viễn Phương nhẹ nhàng, thanh toát chứ không trĩu nặng như Nguyễn Bính:

Cánh cò rơi…

Cánh cò rơi… Cánh cò…

(Con thuyền ca dao) Câu thơ lửng:

Tiếng hát…nụ cươi…nước mắt Cho đời…cho ta…cho ai?... Xuân đến…rồi xuân lại đi… Ta đi…biết bao giờ đến?...

(Hỏi xuân)

Thơ tự do Viễn Phương viết theo một lối riêng và hiện đại. Dưới ngòi bút tài hoa của ông thể thơ này có sự trương nở về biên độ phản ánh và cấu trúc hóa nhạc điệu câu thơ. Hình thức thơ biến hóa linh hoạt, câu thơ uốn lượn một cách thoải mái theo cơn bão cảm xúc của tâm hồn, nhịp rung của trái tim. Nhà thơ tốc kí trọn vẹn những xao động của tâm linh rồi thăng hoa:

…khúc khuỷu Cheo leo…

Ta đi…gầy tóc trắng …Thoi thóp nắng chiều…

(Dặm đời) Câu thơ bậc thang rất gợi cảm:

Bao la Trăng, Sao,

Biển lớn, Mặt trời

(Hoa nghĩa trang)

So sánh hình thức thơ tự do Viễn Phương với thơ tự do trong phong trào Thơ Mới thì có những cách tân khác biệt: câu thơ của ông có sự giãn nở đến cực đại để phản ánh đời sống hiện thực khách quan mà vẫn không giảm chất trữ tình đằm thắm và lãng mạn. Nếu thi sĩ Mộng Sơn thuộc nhóm Tao Đàn Bạch Nga của thời kì Thơ Mới viết những câu thơ 12 chữ mang âm hưởng nặng nề, tiết tấu chập chạp như:

“Tôi đến đây, Lữ khách ơi lòng quạnh hiu như bóng xế Tôi sẽ còn đến đây với những cành hoa đượm lệ Để tôi nghe khóc hồn anh lâm ly suối chảy bên đồi Để tôi nghe khóc hồn anh những giọt suối lòng tôi”.

(Viếng mồ Lữ khách) Trái lại, câu thơ tự do Viễn Phương dài trên 10 chữ vẫn chan chứa cảm xúc và vang âm tính nhạc:

Xưa ta yêu ánh trăng mà phải đi trong bóng tối

Ta yêu tiếng chim mà phải lắng nghe tiếng bước quân thù Nay một vết chân du kích trên sương giặc nhìn kinh sợ Trăng sáng chiến hào, con chim hót, ta làm thơ

(Chiến thắng của màu xanh) Viễn Phương còn được biết đến là một nhà văn với nhiều truyện ngắn đặc sắc, chính vì vậy chất văn xuôi có ảnh hưởng mạnh đến những vần thơ của ông:

Trẻ thơ thì trăm em đều đẹp như nhau

Thấy một vũng nước mưa cũng xếp giấy thả thuyền ra biển

(Nói chuyện với trẻ thơ) Qua quá trình lao động nghệ thuật cần mẫn, Viễn Phương mang lại một sức sống mới cho thơ hiện đại Việt Nam. Tính giãn nở linh hoạt và sự không ràng buộc về luật, vần nhịp của thơ tự do là điều kiện để nhà thơ phô diễn những cung bậc cảm xúc muôn màu, những khoảnh khắc hứng khởi trong đời sống tinh thần của con người hiện đại.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Viễn Phương là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ chống Mỹ, đồng thời cũng là tác giả có nhiều đóng góp cho thành tựu và sự đổi mới của thơ Việt Nam sau năm 1975. Là nhà thơ ham cách tân nên Viễn Phương không ngại ngần “ném thơ vào xác thiết”, dũng cảm dấn thân vào con đường cay đắng và vinh quang của sự sáng tạo và cách tân. Viễn Phương sống, chiến đấu và cầm bút làm thơ, cả cuộc đời ông là sự cố gắng không biết mệt mỏi.

2. Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật. Tư duy thơ chứa đựng nhiều vấn đề về lý luận. Tìm hiểu tư duy thơ là tìm hiểu sự vận động của hình tượng thơ, sự vận động của cái tôi trữ tình, hệ thống biểu tượng và yếu tố ngôn ngữ …tất cả đều thống nhất trong quan điểm sáng tạo, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.

3. Tư duy thơ Viễn Phương nằm trong mạch tư duy thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Qua sự vận động thơ trong Viễn Phương, chúng ta phần nào thấy được sự vận động của thơ Việt Nam nói chung. Mắt sáng học trò, Như mây mùa xuân, Phù sa quê mẹ, Thơ với tuổi thơ đến Gió lay hương quỳnh, Viễn Phương đã cho người đọc chứng kiến những cung bậc tình cảm khác nhau, tính chất trữ tình cũng đa dạng và phong phú hơn. Đó là sự vận động không ngừng của bản thể trữ tình trong thơ ông.

4. Viễn Phương là nhà thơ đã bỏ nhiều công sức trong quá trình tạo dựng hình ảnh, biểu tượng. Biểu tượng trong thơ Viễn Phương rất phong phú. Thông qua hệ thống biểu tượng phong phú trong sáng tác thơ ca của Viễn Phương, người đọc có thể cảm nhận được một cách sâu sắc nhiều vấn đề lớn lao như Tổ quốc, nhân dân, thế hệ trẻ, thi ca nghệ thuật, vấn đề đạo đức và nhân sinh.

Với tư cách là một hình thức tư duy nghệ thuật độc đáo, một tín hiệu thẩm mỹ mới mẻ có khả năng mã hóa tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ về đời sống, biểu tượng đã tham gia vào kết cấu tạo thành những nốt nhấn cho tác phẩm, tạo tính đa nghĩa cho thơ. Trong thơ Viễn Phương nhiều biểu tượng kế thừa từ nguồn văn hóa dân gian chứa đựng những yếu tố Foklore và tiếp thu từ những “mẫu gốc”. Vì vậy, biểu tượng trong thơ Viễn Phương vừa mang bản sắc dân tộc vừa mang tính hiện đại cách tân.

5. Văn chương nghệ thuật dùng ngôn ngữ làm phương tiện biểu đạt. Người nghệ sĩ dùng ngôn từ để biểu hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm của mình trước hiện thực đời sống. Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện tư duy một cách trực tiếp. Tư duy thơ Viễn Phương tiêu biểu cho lối tư duy tự do, là quá trình khám phá những nét mới mẻ và tinh tế. Bên cạnh lối sử dụng ngôn ngữ theo cách truyền thống đưa người đọc đến gần hơn với cội nguồn dân tộc, Viễn Phương còn có những bứt phá sáng tạo trong hệ thống ngôn ngữ.

Viễn Phương vốn được nhiều người nhắc đến như một nhà văn, nhưng với những gì ông cống hiến cho thơ, Viễn Phương xứng đáng được coi là cây bút thơ tiêu biểu trong làng thơ Việt Nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (2002), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2. Nguyễn Văn Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, Hà Nội

3. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội

4. Hà Minh Đức (1984), Thơ ca chống Mỹ cứu nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội 5. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

6. Hà Minh Đức chủ biên (1999), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 7. Nhiều tác giả (1992), Thơ Việt Nam 1945 – 1985, Nxb Giáo dục, Hà Nội 8. Nhiều tác giả (2004), Những vấn đề tác giả và ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

10. Bùi Công Hùng (1998), Biểu tượng thơ ca, Tạp chí văn học số 1

11. Mã Giang Lân, Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 12. Mã Giang Lân, Ngôn ngữ thơ hôm nay, Tạp chí nghiên cứu văn học, 2/2009

13. Phong Lê (2003), Văn học Việt Nam hiện đại – Lịch sử và lý luận, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

14. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội

15. Phương Lựu (1986, 1987, 1988), Lý luận văn học, (Tập I, II, III), Nxb Giáo dục, Hà Nội

16. Nguyễn Xuân Nam (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Viện Văn học 17. Đặng Thị Bích Ngân (2007), Từ điển thuật ngữ mỹ học phổ thông,

Nxb Giáo dục, Hà Nội

18. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt Nam – Hình thức và thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

19. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2002), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

20. Viễn Phương, Chiến thắng Hòa Bình (trường ca, 1952) 21. Viễn Phương, Mắt sáng học trò (thơ, 1970)

22. Viễn Phương, Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972) 23. Viễn Phương, Như mây mùa xuân (thơ, 1978) 24. Viễn Phương, Phù sa quê mẹ (thơ, 1991).

25. Viễn Phương, Thơ với tuổi thơ (thơ thiếu nhi, 2002) 26. Viễn Phương, Gió lay hương quỳnh (thơ, 2005).

27. Trần Đình Sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội

28. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 29. Vũ Văn Sỹ (1995), Thơ 1975 – 1995 biến đổi của thể loại,

Tạp chí văn học, số 4

30. Mai Văn Tạo (1998), Viễn Phương, nhà thơ chiến trường, tù ngục, nhà thơ của đời

31. Nguyễn Bá Thành (1995), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội

32. Nguyễn Bá Thành, Tìm hiểu một số đặc trưng tư duy thơ cách mạng Việt Nam 1945 – 1975, Luận án PTS Khoa ngữ văn Hà Nội, 1990

33. Nguyễn Bá Thành, Bùi Việt Thắng (1990), Văn học Việt Nam 1965 – 1975, Nxb ĐH &THCN, Hà Nội

34. Đỗ Minh Tuấn, Tiếp cận giá trị thơ ca, Báo văn nghệ số 36, 37/1994 35. Triệu Xuân (2005), Tuyển tập Viễn Phương, NXB Văn học, Hà Nội

36. Phạm Thu Yến, Vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca dân gian, Tạp chí

Văn học số 4/1999

37. M.Rudentan, P.ludim, Từ điển Triết học, NXB Sự thật, 1972

38. Triệu Xuân, Nhà thơ Viễn Phương, http://diendankienthuc.net/diendan/chan- dung-van-hoc/67647-nha-tho-vien-phuong.html

39. Triệu Xuân, Viễn Phương, nhà văn chỉ muốn nói lên sự thật, http://tchanhpb.violet.vn/entry/show/entry_id/2868863

40.Trangweb:http://old.truongxua.vn/home/MyStoryDetail.aspx?memberid=4 14556&id=38309&AspxAutoDetectCookieSupport=1

41. Ngô Vĩnh Bình, Viễn Phương – như đóa hoa tỏa hương đâu đây, http://trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=2398&catid=7

Một phần của tài liệu Thơ Viễn Phương nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)