6. Kết cấu của luận văn
1.3. Nghiên cứu tác phẩm thơ Viễn Phương dưới góc độ tư duy nghệ thuật
Công trình nghiên cứu về thơ của Viễn Phương chưa nhiều, đặc biệt là chưa có ai tiếp cận thơ ông dưới góc độ tư duy nghệ thuật. Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu thơ Viễn Phương và những vấn đề có ý nghĩa nhận thức luận của ông dưới góc độ tư duy nghệ thuật, đây là một hướng tiếp cận mới.
Nghiên cứu tư duy thơ Viễn Phương qua hệ thống quan niệm thơ đến sự vận động và phát triển của cái tôi trữ tình, hệ thống biểu tượng nhằm tìm ra những nét khác biệt trong cách cảm, cách nghĩ, những tìm tòi sáng tạo của
Viễn Phương và những đóng góp của ông đối với tiến trình đổi mới thơ Việt Nam hiện đại.
Tài năng sáng tạo của Viễn Phương được bộc lộ qua những biểu tượng đặc sắc trong thơ. Những biểu tượng “mặt trời”, “lửa”, “gió”, “dòng sông”… là những sáng tạo riêng của Viễn Phương cho nền thi ca Việt Nam. Để bộc lộ chiến tranh khốc liệt, ông đã lựa chọn những biểu tượng có sức gợi mạnh mẽ “mặt trời”, “lửa”. Những biểu tượng đó dưới góc độ tư duy nó càng bộc lộ rõ nét đặc sắc trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của Viễn Phương.
Tư duy nghệ thuật đòi hỏi một ngôn ngữ nghệ thuật làm “hiện thực trực tiếp cho nó”. Ngôn ngữ đó là hệ thống các ký hiệu nghệ thuật, các hình tượng, các phương tiện tạo hình và biểu hiện. Nghiên cứu thơ Viễn Phương dưới góc độ tư duy là một cách tiếp cận, khám phá sự mới mẻ và độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ của Viễn Phương.
CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ VIỄN PHƯƠNG