7. Kết cấu luận văn
2.3.1 Vấn đề tôn giáo trong hoạt động báo chí ở Việt Nam
Cũng nhƣ các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác, ngay từ khi mới ra đời, báo chí luôn tìm cách để đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội. Trong quá trình phát triển của lịch sử, bất cứ nền báo chí nào cũng phục vụ cho giai cấp, xã hội đã sinh ra và làm chủ nền báo chí đó. Báo chí Việt Nam cũng vậy mọi hoạt động của báo chí Việt Nam nhằm để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc trong mọi thời kỳ. Cũng giống nhƣ các nội dung thông tin khác, thông tin tôn giáo trên báo chí không thể trái ngƣợc với tinh thần của hiến pháp, pháp luật nhà nƣớc, chống lại đƣờng lối, chính sách của Đảng Cộng Sản hay phủ nhận truyền thống lịch sử đạo lý của dân tộc.
2.3.1.1 Thông tin tôn giáo trên báo chí Việt Nam là một hoạt động tất yếu, tuy nhiên báo chí Việt Nam không tuyên truyền dƣời dạng “khách quan chủ nghĩa” của báo chí phƣơng tây. Báo chí Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chụi sự quản lý theo Luật Báo chí năm 1989 (đƣợc sƣa đƣợc đổi, bổ sung năm 1999). Báo chí không đƣợc trở thành nơi ca ngợi, tuyên truyền cho những điều xấu, sai trái hoặc là rao giảng, truyền đạo cho các hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo. Chƣơng I, điều 4, nghị định số 26/1999/NĐ/CP của chính phủ “Về các hoạt động tôn giáo” ghi rõ: “Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng của Tổ quốc và nhân dân cần đƣợc khuyến khích”. Những hoạt động của báo chí cũng phải theo đúng tinh thần trên. Trên cơ sở trung thực, khoa học, khách quan, báo chí không đƣa đƣợc các thông tin “giật gân”, “thất thiệt”, phải luôn tôn trọng sự tôn nghiêm và các giá trị tâm linh trong hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo. Báo chí không đƣợc bình phẩm, so sánh các tôn giáo, đảm bảo sự tự do, bình đẳng giữa các tôn giáo. Khi đề cập đến vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo, nhà báo phải biết phân biệt những hoạt động đúng đắn và sai trái, từ đó lên án những hoạt động tiêu cực trong đời sống tín ngƣỡng, tôn
giáo nhƣ: mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo để hoạt động phi pháp… báo chí giúp cho công chúng có cái nhìn đúng đắn, khoa học về tín ngƣỡng, tôn giáo. Nhƣ đã nói ở phần trên báo chí tuyệt đối không phải nơi dao giảng, truyền đạo của các tôn giáo. Đây là một hoạt động cực kỳ tế nhị và nhạy cảm. Ngay các tờ báo tôn giáo ở Việt Nam, bên cạnh chức năng đi sâu vào giáo lý, đời sống đạo cũng phải quan tâm đến đời sống xã hội. Không những thế, báo chí còn phải đấu tranh chống các hiện tƣợng truyền đạo sai trái hoặc lợi dụng truyền đạo để hoạt động phi pháp. Trong hoạt động của mình, báo chí Việt Nam không đƣợc “tô hồng” hay “bôi đen” các hoạt động tôn giáo, đặc biệt không tạo ra thông tin, dƣ luận kích động cộng đồng các tôn giáo Việt Nam.
2.3.1.2 Báo chí Việt Nam có nhiệm vụ phản ánh và hƣớng dẫn dƣ luận xã hội, làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân… Cùng với nhiều nhiệm vụ khác, tất cả các thông tin nói chung và thông tin về tín ngƣỡng, tôn giáo nói riêng đều phải:
“- Thông tin trung thực về tình hình trong nƣớc và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nƣớc và nhân dân.
- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật và Nhà nƣớc, thành tựu của đất các nƣớc và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của các cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (luật báo chí 1989, sửa đổi bổ sung 1999, chƣơng III, điều 6).
Thông tin tôn giáo luôn có tính đặc thù cao bởi yếu tố nhạy cảm, gắn liền với đời sống tâm linh con ngƣời. Bên cạnh việc tuyên truyền tôn giáo phải trung thực, khách quan theo đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, báo chí còn phải biết khơi gợi, khuyến khích những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp trong các hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo. Báo chí phải biết phát hiện đề cao những con ngƣời tốt, những nhân tố mới; đồng thời phải đấu tranh chống những kẻ xấu, những hoạt động vi phạm pháp luật trong cộng đồng và các tôn giáo. Không chỉ là trong nƣớc,
báo chí còn mở rộng thông tin tôn giáo quốc tế với một thái độ khoa học, đúng đắn, khách quan, phù hợp với lợi ích dân tộc và cộng đồng nhân loại tiến bộ trên thế giới. Một trong những công việc quan trọng của báo chí khi đề cập đến các thông tin tín ngƣỡng, tôn giáo là phát huy ý thức, truyền thống dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc nói chung và sự đoàn kết giữa các tôn giáo nói riêng, hƣớng dẫn và góp phần để đồng bào các tôn giáo xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”.
2.3.2 Báo chí với giáo dục, nâng cao hiểu biết về chính sách, đƣờng lối, đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề tôn giáo
Cũng giống nhƣ mọi tổ chức xã hội khác, các tổ chức tôn giáo luôn hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, luật pháp nhà nƣớc Việt Nam. Điều này cũng giống nhƣ ở mọi quốc gia khác trên thế giới và phù hợp với các thông lệ quốc tế. Các tôn giáo ở Việt Nam đƣợc nhà nƣớc tạo mọi điều kiện, đảm bảo những nhu cầu tôn giáo cơ bản; tự do sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo; bảo hộ nơi thờ tự; xây dựng nơi thờ tự; có trƣờng đào tạo giáo sĩ; cho đi đào tạo ở nƣớc ngoài; có kinh sách, ấn phẩm tôn giáo; đƣợc giao lƣu quốc tế. Một tôn giáo muốn đƣợc công nhận tƣ cách pháp nhân ở Việt Nam phải đáp ứng đủ những tiêu chí sau: có tín đồ tự nguyện tin đi theo; có giáo sỹ hƣớng dẫn việc đạo; có tôn chỉ, mục đích hoạt động không trái với pháp luật nhà nƣớc; có hệ thống giáo lý, giáo luật phù hợp, có nơi thờ tự đảm bảo vệ sinh, an toàn; không hoạt động mê tín, di đoan làm tổn hại đến tinh thần, vật chất, sức khỏe của tín đồ và làm ảnh hƣởng đến những ngƣời khác; phải đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Những tổ chức tôn giáo không đáp ứng đƣợc những yêu cầu trên đều không đƣợc hoạt động. Tất cả các tín đồ đƣợc hoàn toàn tự do sinh hoạt tôn giáo tại gia đình và nơi thờ tự hợp pháp. Công dân Việt Nam theo hay không theo tôn giáo đều bị xử lý bằng pháp luật khi có những hành vi lợi dụng, mạo danh tôn giáo, để gây rối trật tƣ xã hội, làm phƣơng hại đến an ninh quốc gia, tổn hại tinh thần, vật chất, sức khỏe của ngƣời khác.
2.3.2.1 Với những tinh thần trên, báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ bên cạnh việc phản ánh mọi mặt đời sống sinh hoạt tôn giáo, đều dành một phần khá lớn vào việc chỉ rõ, lên án các hoạt động tôn giáo trái với pháp luật. Việc làm này, một mặt để thấy rõ những điều sai trái, không đúng đắn của những kẻ xấu, mặt khác tạo điều kiện để cho mọi ngƣời nhận biết đầy đủ về đƣờng lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc ta.
Nhƣ đã trình bày ở phần trên, những hoạt động mê tín, dị đoan, lợi dụng tôn giáo để rồi “mua thần bán thánh…” đều vi phạm pháp luật. Báo Tuổi Trẻ đã có một số bài viết lên án các hiện tƣợng này, đều đã phân tích, làm rõ các hành vi sai trái, lên tiếng cảnh báo ngƣời dân, đồng thời đòi hỏi các cơ quan pháp luật có biện pháp xử lý nghiêm minh. Trong bài viết Bà Chúa Kho cười ra nước mắt của tác giả Thiếu gia, đăng ngày 17/02/2005, số 47/2005 trên báo Tuổi Trẻ. Tác giả đã lên án một cách mạnh mẽ việc các ngƣời dân địa phƣơng đã lợi dụng Bà Chúa Kho để kiểm lợi nhuận của du khách thập phƣơng. Đã có rất nhiều dịch vụ trái phép mọc lên nhan nhản xung quanh đền, nhƣ dịch vụ xe ôm “Từ đây vào đền Bà ở thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh dài chưa đầy 5km, nhưng đội quân xe ôm trên 30 người từ trong chạy ra quần thảo, “rê” khách”; hay dịch vụ trông coi xe cũng đƣợc mở ra nƣờm nƣợp bao xung quanh đền “Cứ thấy xe biển số lạ, nhiều nhất là biển 29 Hà Nội, người ngồi trên xe có vể đi lễ là họ xúm lại: “vào nhà em nhé!”, “nhà em trong đền để em đưa vào!”… Hay dịch vụ viết sớ bày ra nhan nhản, ngồn ngộn cả hai bên vệ đƣờng; hay dịch vụ đổi tiền lẻ, mời rút săm quẻ, lộc tử vi lại cứ tràn lan; cuối cúng là dịch vụ khấn thuê... Việc ngƣời dân địa phƣơng nơi đây mở quá nhiều dịch vụ ăn theo đã làm mất đi cảnh quan của đền, đây không còn nơi thanh tịnh với không khí linh thiêng của chốn đền chùa mà chỉ còn lại là những tiếng ồn ào náo nhiệt của những tiếng mời chào của các bà, các chị, các anh gửi xe, mua hàng, viết sớ, khấn thuê. Đền Bà Chúa kho không còn là đền nguyên nghĩa của nó nữa mà giờ đây nó giống một nơi họp chợ chuyên kinh doanh hàng mã vậy. Không biết sẽ có bao nhiêu khách thập phƣơng ra về với lòng chứa đầy nhƣng nỗi ƣu tƣ nhƣ tác giả “tôi ngậm
ngùi chia tay bà chúa kho. Cả hai lần (cuối năm trả lễ, đầu năm xin lộc) đều phải ngậm ngùi để con cháu bà “rê”, “chém”.
Bên cạnh đó, bài viết “Mua thân, bán thánh” ở đền Hùng? của tác giả Thái Lộc, đăng ngày 04/03/2009, số ra 55/2009 trên báo Tuổi Trẻ cũng có nội dung nhƣ trên. Việc lợi dụng lòng tin của khách thập phƣơng vào thánh thần mà các ngƣời dân địa phƣơng nơi có những đền chùa đã ra sức tìm ra các thủ đoạn để kiếm tiền của du khách. Việc đó đã vô tình biến các của đền, cửa chùa thành nơi họp chợ, thành bãi rác vì “nhiều đoàn người sau khi vào đền đã đem lễ vật như gà, đầu heo, bánh trái và bia rượu… ra ngay sân sau bày tiệc ăn uống, hò hét, biến nơi tôn nghiêm thành nơi nhốn nháo, lộn xộn”.
Vấn nạn “mua thần, bán thánh” không riêng gì đền Hùng, đền Bà chúa kho mới có, mà cái lệ này đã diễn ra ở rất nhiều đền, chùa. Chùa Mía (Sơn Tây, Hà Nội) đƣợc sách kỷ lục ghi là ngôi chùa có nhiều tƣợng nhất nƣớc (với 287 pho lớn nhỏ), nằm trong di tích quốc gia làng Việt cổ Đƣờng Lâm. “Ở đây cảnh viết sớ, bán hàng chen vai thích cánh trong chùa náo nhiệt đã đành, đáng sợ hơn là…rải tiền trong di tích” (TT, 12/03/2009/ số 63/2009). Ngoài ra còn có các đền nhƣ: Đền Đô (Đình Bảng, Bắc Ninh; đền Bà hoàng hậu (vợ vua Lê Thần Tông)…
Tín ngƣỡng là nhu cầu tự nhiên và căn bản của con ngƣời. Một thời vì ƣu tiên các lĩnh vực khác, chúng ta có những nhìn nhận chƣa đúng về tín ngƣỡng, tôn giáo, vô tình rơi vào cực đoan. Nay đời sống khá giả lên, với chủ trƣơng tìm về cội nguồn, nhiều cơ sở tín ngƣỡng đƣợc phục hồi hoạt động, chúng ta lại rơi vào một cực đoan khác mà thực trạng tại các cơ sỏ văn hóa – tín ngƣỡng, tôn giáo qua các bài báo trên báo Tuổi Trẻ đã phần nào nói lên điều đó.
Tự do tín ngƣỡng không có nghĩa là ai muốn thờ cúng gì thí cứ vậy mà thờ cúng, ai muốn làm gì ở ác cơ sở tín ngƣỡng của mình thì cứ theo ý muốn cá nhân mà làm. Không cần quan tâm đến các giá trị văn hóa và môi trƣờng. Sự nhập nhằng trong quản lý cùng với sự thiếu ý thức, tính ích kỷ chỉ muốn thỏa mãn lợi ích riêng tƣ đã đƣa đến tình trạng “thả cửa” không có định hƣớng làm nảy sinh các tệ nạn mê tín dị đoan lẽ ra cần phải loại bỏ từ lâu. Nạn “mua thần, bán thánh”… bằng tiền lẻ
và những tệ đoan cần phải đƣợc loại bỏ từ lâu nhƣng vẫn cứ tồn tại nhƣ lẽ thƣờng tình là vì đâu.
Chƣa có một thống kê xã hội học hay nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này, một vấn đề lẽ ra cần đặt lại một cách cơ bản, vì nó liên quan đến nhu cầu tinh thần tối thiểu của con ngƣời không thể cấm đoán. Nó cần đƣợc giải thích, hƣớng dẫn qua các tổ chức xã hội tôn giáo, văn hóa tín ngƣỡng đƣợc pháp luật công nhận. Còn không tình trạng này cứ để “thả cửa” thì sẽ có nhiều biến tƣớng đi đến tình trạng mê tín dị đoan ảnh hƣởng không tốt đến xã hội và định hƣớng xây dựng lại xã hội văn minh nhƣ tất cả chúng ta mong muốn. Trách nhiệm ấy, trƣớc hết ở mỗi ngƣời có tâm niệm đi lễ và của cơ quan hữu trách về văn hóa và tôn giáo, đặc biệt là nhƣng ngƣời đang nắm quản lý các cơ sỏ đó.
Có lẽ chƣa bao giờ công cuộc trung tu tôn tạo di tích ở Việt Nam lại đi vào “cao trào” nhƣ hiện nay. Bà con các nơi thi nhau lập hòm công đức, vận động tiền trong các tổ chức, cá nhân để bằng mọi giá tô lại tƣợng, sửa lại đình chùa miếu mạo quê mình. Họ coi đó nhƣ một cách bày tỏ tín tâm, sự sùng kính đối với chƣ vị thần linh. Nhƣng trong bài viết Dân thôn “tô tượng” phá đền chùa của tác giả Đỗ Lãng Quân, đăng ngày 24/03/2009 trên báo Tuổi Trẻ đã khẳng định “việc sửa chùa đã làm “tan biến” các giá trị nghệ thuật cổ, họa sĩ Phan Cẩm Thƣợng kể ra một loạt “điểm nóng”: chùa Dâu, chùa Bình, chùa Tƣớng, chùa Phật Tích ở Bắc Ninh… Hay bài viết Trùng tu: Trăm tuổi thành … một tuổi của hai tác giả L.Đ. Dục và L. Giang, đăng ngày 26/03/2009 cũng phản ánh một nội dung tƣơng tự nhƣ thế. Đình làng Lộc Điền (Quảng Bình) đã chụi chung số phận nhƣ thế. “Trải qua bao tao loạn chiến tranh, thiên tai bão lũ, những di sản cha ông để lại cần được trùng tu tôn tạo là đương nhiên. Thề nhưng trùng tu đến mức xóa sạch di tích gốc quả là chuyện đáng lo”.
2.3.2.2 Theo khảo sát trên báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ trong khoảng thời gian từ năm 2005 – 2010, thì tác giả luận văn không tìm thầy tin, bài nào phản ánh về quá trình truyền bá tà đạo vào Việt Nam. Phải chăng trong thời gian này Đảng, Nhà nƣớc ta đã rút ra nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu sau vụ việc kẻ thù địch truyền đạo
Vàng Chứ - Giêsu ở Tây Bắc, chủ yếu nhằm vào đối tƣợng dân tộc ít ngƣời. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta chủ quan, chúng ta cần phải tăng cƣờng sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan tôn giáo, dân vận, văn hóa, công an cùng các địa phƣơng để làm sao có đƣợc sự tuyên truyền vận động, giúp cho những ngƣời còn mơ màng hiểu thêm đƣợc bản chất thật của những tà đạo đƣợc truyền bá vào nƣớc ta, nhằm các hoạt động lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo làm trái với pháp luật nhà nƣớc.
Cùng với tà đạo, hoạt động mê tin dị đoan cũng là một vấn đề bức xúc và đƣợc nhiều báo, đài quan tâm. Vấn đề này không chí làm ảnh hƣởng nghiêm trọng uy tín của các giáo hội, đời sống tâm linh của ngƣời dân mà còn tạo ra việc mất trật tự, an ninh xã hội.
Nhƣ vậy, rõ ràng bên cạnh việc phản ánh đời sống sinh hoạt tín ngƣỡng tôn giáo, báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ còn phải làm rõ, lên án các hoạt động lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo sai trái, vi phạm pháp luật. Từ đó tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân hiểu đƣợc mọi vấn đề liên quan, đồng thời hƣớng các sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo theo đúng chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, báo chí còn tạo sức ép dƣ luận để ác cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm