7. Kết cấu luận văn
3.1 Đánh giá chung
3.1.1 Ƣu điểm
3.1.1.1 Báo chí phản ánh đời sống tôn giáo có định hƣớng, khẳng định xu hƣớng tiến bộ của Việt Nam
Tôn giáo là một hiện tƣợng xã hội đã xuất hiện từ rất sớm và còn tồn tại lâu dài trong lịch sử xã hội loài ngƣời. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mac – Lênin, mọi tôn giáo đều do con ngƣời dựa trên những cơ tầng văn hóa nhất định của mình mà sang tạo ra. Hơn nữa trong quá trình tồn tại và phát triển, một mặt, các tôn giáo tự sản sinh ra những giá trị, mặt khác nó chụi sự tác động và những ảnh hƣởng mang tính quy định của văn hóa nhân loại. Chính sự tác động đó đã làm cho một số giá trị văn hóa của đời sống thế tục đƣợc phản ánh vào trong tôn giáo. Bởi vậy dù it hay nhiều các tôn giáo đều chứa đựng những văn hóa nhất định. Đến lƣợt mình tôn giáo lại góp phần bổ sung thêm giá trị cho nền văn hóa nhân loại.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, các tôn giáo ở những mức độ khác nhau đã có nhiều đóng góp cho dân tộc trên các lĩnh vực của đơì sống xã hội. Những giá trị đó của tôn giáo đã tham gia vào và trở thành một phần không thể thiếu của nền văn hóa Việt Nam.
Thật vậy, ở trong các tôn giáo, bên cạnh những mặt hạn chế do bản chất của nó quy định còn có rất nhiều những giá trị văn hóa, đạo đức phù hợp với giá trị của thời đại mới cần thiết phải đƣợc phát huy trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Chính vì nhận thức rõ điều đó mà các cơ quan chức năng truyền thông của nƣớc ta luôn quan tâm đến đới sống tôn giáo của nhân dân để giúp họ có những nhận thức đúng đắn về sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc. Báo chí luôn nổ lực hết sức mình để chống lại những luận điểm sai trái lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Đồng thời cũng hƣớng
ngƣời dân có một đời sống sinh hoạt tôn giáo lành mạnh theo đúng định hƣớng mà Đảng và Nhà nƣớc đề ra, để cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh giàu đẹp và tiến bộ. Những điều này đã đƣợc thể hiện rõ trong quá trình khảo sát báo ở mục 2 chƣơng II của luận văn.
3.1.1.2 Báo chí vạch trần âm mƣu thủ đoạn của các thế lực thù địch
Tôn giáo là một trong những phƣơng thức quan trọng của các thế lực phản thù địch lợi dụng để chống phá lại các nƣớc xã hội chủ nghĩa và phong trào độc lập dân tộc. Tôn giáo và nhân quyên đƣợc tiến hành trên mọi lĩnh vực chính trị, tƣ tƣởng, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Trong toàn bộ hệ thống kế hoạch nhằn chống lại âm mƣu lợi dụng vấn đề tôn giáo thì các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo chí giữ một vị trí quan trọng. Báo chí là một công cụ sắc bén trong cuộc đấu tranh tƣ tƣởng, báo chí nƣớc ta thƣờng xuyên có những bài viết chống lại các quan điểm sai trai của kẻ địch, uốn năn những tƣ tƣởng lệch lạc nảy sinh trong cán bộ, đẳng viên và quần chúng. Thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo, hệ thống báo chí nƣớc ta thời gian qua đã có những đống góp tích cực thể hiện trên các mặt sau:
Một là, thƣờng xuyên và kịp thời phản bác lại những luận điệu bóp méo, vu cáo của ke địch, vạch trần động cơ ý đồ đen tối đằng sau các sự kiện. Các báo, tạp chí thƣờng xuyên có những bài viết bình luận về âm mƣu lợi dụng vấn đề tôn giáo – nhân quyền của ác tế lực thù địch, thể hiện rõ tính chiến đấu của báo chí nƣớc ta.
Hai là, cách thể hiện có sự năng động, sáng tạo, lý luận khá sắc bén, cách viết sinh động, dễ đi vào lòng ngƣời.Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan báo chí đều có cách làm riêng để chống trả những luận điệu và việc làm sai trái. Báo Nhân Dân, báo Quân đội nhân dân, báo Tuổi Trẻ cùng với Đài Tiếng nói và Đài Truyền hình Việt Nam là những cơ quan báo chí quan trọng nhất tham gia nhiệm vụ này với nhiều bài chuyên luận sâu sắc, nhiều bài bình luận đạt đƣợc độ sắc bén về cách nhìn và lập luận.
Thứ ba là báo chí của ta bƣớc đầu chủ động, tích cực chống lại âm mƣu lợi dụng vấn đề tôn giáo – nhân quyền của các thế lực thù địch ở nhiều mức độ khác
nhau; Từ bị động vạch trần âm mƣu đằng sau các sự kiện vừa xẩy ra, đã chủ động tấn công vào ngay các khuyết tật của xã hội tƣ sản; Từ thụ động đối phó với những lời chỉ trích ở bên ngoài đến chủ động trình bày quan điểm chính diện của Đảng, Nhà nƣớc một cách có hệ thống trên các vấn đề lớn nhƣ: tự do, dân chủ, nhân quyền, sở hữu, kinh tế nhiều thành phần và định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Bốn là thực hiện tốt phƣơng châm giữa chống và xây, chống quyết liệt và xây tích cực. Đấu tranh chống âm mƣu lợi dung tôn giáo – nhân quyền không chỉ là thụ động phản bác những luận điệu xuyên tạc, bóp méo, vu cáo, bịa đặt của địch, mà điều quan trọng là thể hiện tính đúng đắn của đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta; Là xây dựng cách nhìn, quan điểm đúng đắn cho đông đảo quần chúng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ đảng viên, bởi vì đây là đối tƣợng quan trọng hàng đầu của âm mƣu phá hoại nƣớc ta bằng việc xuyên tạc về quyền tự do tôn giáo và quyên con ngƣơi. Có thể khẳng định, đây là vấn đề mà báo chí của chúng ta quán triệt một cách đầy đủ.
Đấu tranh chống hoạt động phá hoại tƣ tƣởng thông qua báo chí là cuộc đấu tranh gay go và không kém phần ác liệt, nhƣng nếu báo chí tổ chức tốt công tác phòng ngừa, giữ vững bên trong, đồng thời chủ động giáng trả mọi âm mƣu, luận điệu thù địch bất cứ từ đâu đến thì nhất định sẽ làm thất bại chiến lƣợc lợi dụng vấn đề tôn giáo – nhân quyền của chúng. Trên cơ sở nắm vững phƣơng hƣớng và chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc, chúng ta cần tiến hành những giải pháp đồng bộ, cụ thể cho hoạt động báo chí./.
3.1.2 Hạn chế
Nhƣ đã nói ở phần trên, việc truyền tải thông tin tôn giáo trên báo chi Việt Nam hiện nay có nhiều bất cập, sai sót, đặc biệt là sự trùng lặp, đơn điệu của nội dung thông tin trên các báo. Hiện tƣợng này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
3.1.2.1 Thu thập thông tin khó khăn
Phải khẳng định một điều rằng: So với các lĩnh vực khác, thời sự tôn giáo quá nghèo nàn và có ít thông tin. Cả trong nƣớc và ngoài nƣớc đều nhƣ thế. Đối với đời sống sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo trong nƣớc, ngoài những sự kiện, vấn đề có tính
chất định kỳ thì hầu nhƣ có rất ít sự kiện, vấn đề về tôn giáo thực sự có tính chất nổi trội. Vụ việc Nguyễn Văn Lý, Lê Quang Liêm vừa qua là hy hữu. Các hoạt động lễ hội, tín ngƣỡng, tôn giáo định kỳ đã diễn ra thƣờng niên và về cơ bản không có sự thay đổi nhiều lắm, điều này làm thiếu đi sức hấp dẫn, thu hút dƣ luận rộng rãi… Chính những điều này khiến cho các báo không có nhiều phƣơng án để khai thác và truyền tải thông tin tôn giáo một cách rộng rãi.
Trên báo, chúng ta rất ít gặp những thông tin tôn giáo quốc tế một cách đúng nghĩa. Hầu hết các thông tin đó thƣờng mang tính liên quan đến tôn giáo. Hầu hết các thông tin thƣờng mang tính liên quan đến tôn giáo. Ví dụ nhƣ: xung đột tôn giáo, hoạt động của các phe phái tôn giáo ly khai… Việc sử dụng thông tin tôn giáo quốc tế của báo chí Việt Nam, hầu hết phải mua của các hảng tin nƣớc ngoài. Điều này khiến chó báo chí Việt Nam luôn bị động và phụ thuộc vào trong việc truyền tải thông tin quốc tế.
3.1.2.2 Nhận thức của một bộ phận phóng viên về vấn đề này còn nhiều hạn chế
Việc tuyên truyền tôn giáo, tín ngƣỡng đòi hỏi các nhà báo phải có sự hiểu biết về tôn giáo, tín ngƣỡng (chƣa nói đến việc phải hiểu sâu sắc). Tôn giáo là một vấn đề phức tạp. Khi không có kiến thức về tôn giáo dễ đƣa ra các thông tin sai lệch, thiếu sót, tính thuyết phục không cao. Để nắm vững, hiểu rõ vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo cũng không phải dễ dàng. Điều này lý giải tại sao trên các báo thông tin tôn giáo ở thể loại tin chiếm 40%, đó là chƣa kể bài viết còn thiếu sót về kiến thức tôn giáo, chƣa đầy đủ và không có tính hiệu quả. Trên các tạp chí, luôn có các bài viết đầy sức thuyết phục về vấn đề tôn giáo, tín ngƣỡng. Sở dĩ có điều đó bởi các bài viết này thƣờng do các nhà nghiên cứu, những chuyên gia về tôn giáo thực hiện. Tuy nhiên sự cách biệt giữa ác nhà khoa học và các nhà báo, cũng nhƣ giữa tạp chí và báo là điều không tránh khỏi. Thiếu hiểu biết, kiến thức về tín ngƣỡng, tôn giáo, các bài biết về vấn đề này rất dễ đi vào dạng sao chép, mô phỏng, thậm chí có thể rơi vào “chủ nghĩa tự nhiên”.
Tôn giáo luôn có sự gắn bó rất phức tạp với đời sống chính trị xã hội, bản thân tôn giáo cũng hết sức nhạy cảm. Chính sự phức tạp và nhạy cảm của tôn giáo luôn tạo ra một thái độ e ngại khi đề cập, truyền tait thông tin về nó, đặc biệt với những vấn đề có tính thời sự cao, liên quan trực tiếp đến ý thức hệ, quan điểm, tƣ tƣởng chính trị. Chính vì vây, rất nhiều nhà nghiên cứu có rất nhiều các bài viết có giá trị khoa học về lĩnh vực tôn giáo, tín ngƣỡng, nhƣng khi đề cập đến những vấn đề thời sự tôn giáo thì lại dè dặt. Trong khi đó hầu hết các nhà báo lại ngại đụng chạm đến vấn đề này, và khi đã “vào cuộc” thì phần lớn lại thiếu kiến thức chuyên môn về tôn giáo. Có thể nói đây là tâm lý chung của phần lớn ngƣời dân Việt Nam hiện nay. Đây là một ý thức có nguyên nhân từ lịch sử dân tộc, nhƣng ngày nay vẫn tồn tại khá mạnh là do các lực lƣợng thù địch thƣờng xuyên lợi dụng vấn đè tín ngƣỡng, tôn giáo để chống phá nƣớc ta.
Ba nguyên nhân trên làm cho việc chuyển tải thông tin tín ngƣỡng, tôn giáo trên báo chí Việt Nam không có sức hấp dẫn cao, thiếu nhiều tính thuyết phục và cuối cùng là chƣa thực sự có hiệu quả nhƣ mong muốn. Đó là những khó khăn mà báo chí Việt Nam cần phải khắc phục, đặc biệt là đối với nguyên hân thứ hai và thứ ba.
3.1.2.3 Nội dung thông tin phản ánh trên các báo còn sơ sài, đơn điệu
Nhìn chung, nội dung phản ánh của các báo về vấn đề tôn giáo còn quá chật hẹp, không đồng đều. Hầu nhƣ các báo đều có ý thức bao quát nhiều vấn đề trên nhiều lĩnh vực: chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa – nghệ thuật – giải trí, giáo dục… Cho nên không gian của báo chí dành cho vấn đề tôn giáo còn quá ít. Bên cạnh đó, vấn đề tôn giáo lại là một vấn đề hết sức nhạy cảm, vì thế nên các nhà báo đều có tâm lý ngại viết về vấn đề này. Hầu nhƣ các bài viết đƣợc đề cập nhiều nhất trên các số báo là các bài viết về các lễ hội hay các phonng tục tín ngƣỡng của các dân tộc trong cả nƣớc.
Bên cạnh đó, các báo lại chỉ tập chung phản ánh về các lễ hội và công việc trùng tu lại các ngôi chùa và quá trình tiến hành. Đã có rất nhiều bài trên báo Tuổi trẻ phản ánh về các vấn đề này mà vô tình quên đi việc tuyên truyền đƣờng lối của
Đảng, Nhà nƣớc cũng nhƣ việc phản ánh đời sống của bà con giáo dân. Hầu nhƣ trong rất nhiều số báo đƣợc tiến hành khảo sát từ năm 2005 – 2010 số lƣợng về các tin, bài về vấn đề tôn giáo đƣợc đăng tải trên báo Tuổi trẻ là rất ít, số lƣợng co thể đếm đƣợc trên đầu ngón tay. Đành rằng đây không phải là một tờ báo về tôn giáo, nhƣng tôn giáo cũng là một mảng tin quan trọng vậy mà trong từng ấy năm chúng ta lại thật khó tìm đƣợc một tin, bài cho đúng nghĩa về vấn đề này.
Nội dung thông tin tôn giáo trên các báo thƣờng có tính đơn điệu, và thƣờng trùng lặp giữa các báo. Điều này thƣờng xảy ra với các vấn đề có tính thời sự đƣợc xã hội quan tâm. Ví dụ việc tuyên truyền về các lễ hội nhƣ Đền Hùng, Chùa Hƣơng… Hay là việc giáo phái Áo đỏ đang hoành hoành tại Thái Lan đƣợc đăng tải thƣờng xuyên trên trang thông tin quốc tế của báo Tuổi Trẻ và Nhân Dân năm 2010. Các bài viết về lễ hội đƣợc đăng tải trên báo Tuổi Trẻ và Nhân Dân, hầu hết đều đƣa tin giống nhau về tính chất lễ hội ; những giá trị truyền thống của các lễ hội; phản ánh không khí của lễ hội
Sự đơn điệu còn thể hiện ở chỗ hầu hết ác tin bài đều đề cập đến cộng đồng thiên chúa giáo và phật giáo, lƣợng tin bài về cộng đồng đạo Cao Đài, Hòa Hảo, Balamon hầu nhƣ không có. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của báo chí nƣớc ta về vấn đề tôn giáo còn nhiều thiếu sót, tạo ra nhiều lỗ hổng và cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá nền cách mạng nƣớc ta.
Sự thiếu sót, bất cập về thông tin tôn giáo trên báo Tuổi Trẻ - Nhân Dân là thông tin chƣa đủ độ sâu sắc và đôi lúc cón thiếu thông tin cần thiết. Ví dụ, khi đƣa tin về việc các cơ quan chức trách niêm phong, đóng cửa các khu dịch vụ mở trái phép ở khu vực chùa Hƣơng, nhƣng lại không đƣa ra cho khách du lịch những lời khuyên hữu ích để tránh các dịch vụ trá hình lợi dụng thánh thần đề kiếm tiên của khách. Nhƣ trong bài “Muathần bán thánh” ở Đền Hùng của tác giả Thái Lộc đăng trên chuyên mục văn hóa – nghệ thuật – giải trí của báo Tuổi Trẻ ra ngày 04/03/2009.
Trong khi có rất nhiều tạp chí và các báo tôn giáo đề cập đến vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo về chiều sâu khoa học, tính chất nghiên cứu thì nội dung của báo
Tuổ Trẻ - Nhân Dân là hai tờ báo tiêu biểu cho tiếng nói của Đảng, Nhà nƣớc và Đoàn Thanh niên thì lại chủ yếu là đƣa tin, phản ánh, tổng hợp, ghi chép, phóng sự. Trong khi các tạp chí và báo tôn giáo chỉ phát hành với số lƣợng thấp, đối tƣợng bạn đọc lại không rộng rãi. Trong khi báo Tuổi Trẻ là báo có số lƣợng độc giả đón đọc cao nhất trong các báo, báo Nhân Dân thì lại tập trung vào các đối tƣợng đảng viên, công chức trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nƣớc. Vậy mà những thông tin về tôn giáo trên hai báo này còn quá sơ sài và đơn điệu, phải chăng đây là một trong những thiếu sót to lớn đối với quá trình chống âm mƣu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Rõ ràng với những nội dung trên thông tin tôn giáo sẽ thiếu đi tính lý giải, làm rõ và thiếu sức hút, thuyết phục bạn đọc.
Trong khi tập trung vào các sự kiện có tính định kỳ và ác sự kiện mang tính thời sự Acao, thời gian còn lại báo Tuổi Trẻ cũng nhƣ báo Nhân Dân rất ít thông tin tôn giáo, đặc biệt là thông tin trong nƣớc. Có rất nhiều tháng trên báo Tuổi Trẻ