Quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông về vấn đề tôn giáo trên báo in Việt Nam hiện nay (2005-2010). Khảo sát và tham khảo trên báo Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Người Công giáo Việt Na (Trang 37)

7. Kết cấu luận văn

1.3.2 Quan hệ quốc tế

Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam với mức độ khác nhau đều có mối quan hệ quốc tế nhất định. Quan hệ đối ngoại của các tôn giáo thể hiện cụ thể trong việc trao đổi đoàn, các chức sắc, tín đồ ra nƣớc ngoài học tập, dự hội nghị, hội thảo, tham gia các hội nghị quốc tế tôn giáo thế giới, khu vực,... và các đoàn, các tổ chức tôn giáo nƣớc ngoài vào Việt Nam; các tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó có các tổ chức có nguồn gốc tôn giáo vào thực hiện các dự án viện trợ tại Việt Nam. Tại chƣơng V "Quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc" của Pháp lệnh gồm các điều 34, 35, 36, 37 quy định cụ thể về các yếu tố liên quan đến các hoạt động quốc tế của các tôn giáo, cử ngƣời tham gia những khoá đào tạo về tôn giáo ở nƣớc ngoài; về việc chức sắc, nhà tu hành là ngƣời nƣớc ngoài giảng đạo tại Việt Nam.Trong quá trình đổi mới, hoạt động quốc tế của các tôn giáo diễn ra sôi nổi và phong phú bao trùm hầu hết các địa bàn, lãnh thổ và có liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có nhiều hoạt động có tính chất thuần tuý tôn giáo nhƣ thăm viếng lẫn nhau, tham gia các cuộc hội thảo, diễn đàn khu vực và quốc tế, trao đổi về giáo lý, giáo luật, lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo... Cũng có các tổ chức tôn giáo tham gia những hoạt động xã hội, bác ái, từ thiện, viện trợ, văn hoá...

Hiện nay, rất nhiều cá nhân, đại diện các tổ chức tôn giáo và liên quan tới tôn giáo vào thăm, làm việc tại Việt Nam theo lời mời của cá nhân, tổ chức tôn giáo tƣơng ứng tại Việt Nam. Các đoàn không chỉ vào làm việc với các tổ chức tôn giáo, gặp gỡ với các giáo hội mà còn làm việc với Chính phủ, các cơ quan và địa phƣơng để cùng trao đổi, đối thoại về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Một số đoàn đáng chú ý nhƣ đoàn Vatican sang Việt Nam định kỳ hàng năm để trao đổi với Chính phủ Việt Nam về những vấn đề liên quan tới Giáo hội Công giáo Việt Nam và nhằm tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau, đoàn Báo cáo viên Đặc biệt của Liên hợp quốc về tự do tôn giáo, đoàn Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về tự do tôn giáo quốc tế, đoàn Văn phòng Tự do Tôn giáo Mỹ, đoàn ủy ban Tự do Tôn giáo Mỹ, đoàn các Nghị sỹ châu Âu, EU...

Trong những năm gần đây, các giáo hội tham gia nhiều hội nghị khu vực và thế giới do các tổ chức tôn giáo và các tổ chức quốc tế đứng ra tổ chức. Tháng 8- 2000, đoàn chức sắc các tôn giáo Việt Nam tham dự "Hội nghị Thƣợng đỉnh Thiên niên kỷ của các nhà lãnh đạo tôn giáo và tinh thần" tại Mỹ. Tại Hội nghị, các đại biểu đoàn Việt Nam đã làm cho bạn bè quốc tế hiểu đầy đủ hơn về chính sách tôn giáo của Nhà nƣớc Việt Nam.

Trong thời gian từ ngày 9 đến 20-5-2002 và từ ngày 8 đến 18-6-2004, các đoàn gồm đại diện của Ban Tôn giáo Chính phủ và chức sắc tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin lành) đã sang Mỹ thăm và làm việc với các đối tác quan tâm đến vấn đề tôn giáo ở Việt Nam (chính giới Mỹ và lãnh đạo Giáo hội Giám lý Thống nhất, Hiệp hội Tin lành Quốc gia Hoa Kỳ, Tổ chức Nhà thờ Thế giới, tiếp xúc với các nhà báo quốc tế tại Washington D.C.). Chuyến thăm đã có kết quả tốt và để lại nhiều dấu ấn tích cực tại Mỹ, đƣợc đánh giá là có kết quả khả quan và mở ra một thời kỳ mới về đối thoại và tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau về vấn đề tôn giáo giữa hai nƣớc. Một số đoàn đối thoại nhân quyền, tôn giáo khác có sự tham gia của chức sắc tôn giáo nhƣ đối thoại về sự hài hoà, hợp tác giữa các tôn giáo đã đƣợc tổ chức tại Bali - In-đô-nê-xi-a, Cebu - Phi-líp-pin, Síp...

Tại các cuộc đối thoại, chức sắc các tôn giáo đã có dịp nói rõ về chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam ngày càng đƣợc bảo đảm và cũng là dịp để các chức sắc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi về kiến thức và thực tiễn mục vụ trong tôn giáo của mình.

Quan hệ quốc tế các tôn giáo ngày càng rộng mở, giao lƣu quốc tế giữa các tôn giáo là một nhu cầu tất yếu, là một tập quán và thông lệ quốc tế. Các mối quan hệ quốc tế của các tôn giáo ở Việt Nam cũng ở trong xu thế đó nhằm vừa đáp ứng những nhu cầu của giáo hội các tôn giáo, vừa hài hòa với các lợi ích chung của xã hội và đất nƣớc.

Nhìn chung, các mối quan hệ quốc tế của các tôn giáo ở Việt Nam xuất phát từ lý do tôn giáo, vì mục đích tôn giáo. Tuy nhiên, một số quan hệ quốc tế của các tôn giáo đã bị các thế lực thiếu thiện chí luôn tìm cách chống phá công cuộc đổi mới

của Việt Nam lợi dụng; một số ngƣời vẫn dựa trên những thông tin sai lệch, phản ánh không đúng sự thật về tình hình tôn giáo cũng nhƣ chính sách tôn giáo ở Việt Nam và thông qua các tổ chức quốc tế gây áp lực với Chính phủ, Quốc hội Việt Nam nhằm ngăn cản sự phát triển quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nƣớc. Một số cá nhân ở trong nƣớc núp dƣới chiêu bài "tự do tôn giáo" để thực hiện những tham vọng cá nhân, phá hoại sự ổn định xã hội và khối đoàn kết dân tộc. Một số cá nhân và tổ chức ở bên ngoài lợi dụng họ vì những mục tiêu riêng, chống phá Nhà nƣớc và quan hệ quốc tế của Việt Nam. Nhƣng nhờ sự minh bạch và cởi mở về chủ trƣơng, chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam, đông đảo cá nhân và tổ chức quốc tế thừa nhận Nhà nƣớc Việt Nam ngày càng thực hiện và bảo đảm quyền tự do tôn giáo của ngƣời dân.

Thời gian vừa qua, hoạt động đối ngoại tôn giáo đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định, không chỉ giúp cho các tôn giáo duy trì quan hệ bình thƣờng, giao lƣu với các tổ chức tôn giáo các nƣớc, khu vực và thế giới, mà còn thể hiện rõ chính sách mở rộng các hoạt động quan hệ và giao lƣu quốc tế của nhân dân, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nƣớc. Hoạt động quốc tế các tôn giáo đã góp phần làm rõ chính sách tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của Việt Nam, tranh thủ đƣợc sự ủng hộ giúp đỡ vật chất, tinh thần của cộng đồng quốc tế cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc.

Nhà nƣớc Việt Nam khẳng định rằng, quyền tự do theo hoặc không theo một tín ngƣỡng, tôn giáo nào đã đƣợc quy định rõ ràng trong hệ thống luật pháp Việt Nam và đƣợc đảm bảo trên thực tế. Mọi công dân có toàn quyền lựa chọn tín ngƣỡng, tôn giáo của mình, các tôn giáo hoạt động theo pháp luật, đồng thời không làm ảnh hƣởng đến đời sống và đoàn kết cộng đồng, đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Khách nƣớc ngoài đến Việt Nam đều dễ dàng nhận thấy ngƣời dân theo tín ngƣỡng, tôn giáo sinh hoạt bình thƣờng và tham dự các lễ hội tại các cơ sở tín ngƣỡng, tôn giáo với số lƣợng rất đông. Đó chính là bằng chứng rõ ràng về chính sách tôn trọng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân, Nhà nƣớc Việt Nam không ngừng nghiên cứu, bổ sung và từng bƣớc hoàn thiện một cách có hệ thống các văn bản có tính pháp lý cao hơn nhằm bảo đảm cho các tôn giáo đƣợc hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, giáo lý, giáo luật và hiến chƣơng của từng tôn giáo. Các văn bản pháp lý này phù hợp với các điều khoản về tự do tôn giáo trong các công ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.

1.4 Các thế lực thù địch và chiền lƣợc về vấn đề tôn giáo đối với nƣớc ta hiện nay 1.4.1 Chính sách của Mỹ

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực và thƣờng xuyên bày tỏ quan ngại về quyền tự do tôn giáo với các nhà lãnh đạo Đảng và các quan chức Chính phủ, kể cả lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an, và các cơ quan khác tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh. Đại sứ quán cũng duy trì tiếp xúc thƣờng xuyên với các chức sắc tôn giáo và những ngƣời bất đồng chính kiến và định kỳ viếng thăm các chức sắc tôn giáo trên cả nƣớc.

Ngoại trƣởng Mỹ Clinton trong các cuộc tiếp xúc với quan chức Chính phủ trong năm ngoái đã kêu gọi cải thiện hơn nữa tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo cũng là trọng tâm chính của Đối thoại Nhân quyền song phƣơng Mỹ - Việt năm 2009. Thứ trƣởng Ngoại giao, Trợ lý Ngoại trƣởng Hoa kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, Đại sứ Hoa kỳ, Tổng lãnh sự Hoa kỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh và các cán bộ tại Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán cũng thảo luận về các vấn đề về tự do tôn giáo với các quan chức cấp cao, kể cả Chủ tịch nƣớc, Thủ tƣớng, Phó Thủ tƣớng, Bộ trƣởng bộ Ngoại giao, Trƣởng ban Tôn giáo Trung ƣơng, các Thứ trƣởng Bộ Ngoại giao và Bộ Công an, các quan chức Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, các quan chức chính phủ cấp cao, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh trên cả nƣớc và các quan chức, cán bộ khác, đặc biệt là ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

Các quan chức của Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán thƣờng xuyên có các cuộc thăm viếng đến các khu vực trên khắp đất nƣớc, đặc biệt là ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long để theo dõi môi trƣờng tự do tôn giáo và thƣờng xuyên nhấn mạnh rằng sự tiến triển trong vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền là nhân tố quan trọng để thúc đẩy quan hệ song phƣơng giữa hai nƣớc.

Các viên chức của Đại sứ quán Hoa Kỳ thúc giục công nhận nhiều nhóm tôn giáo, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các nhà thờ Tin Lành tại gia và các nhóm Hoà Hảo và Cao Đài bất đồng. Họ cũng thúc giục Chính phủ trao quyền tự do nhiều hơn nữa cho các nhóm tôn giáo đƣợc công nhận và chấm dứt những hạn chế đối với các nhóm không đăng ký. Đại sứ và các viên chức trong Đại sứ quán cũng nêu các vụ việc cụ thể mà Chính phủ sách nhiễu các tín đồ Công giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cộng đồng Phật giáo ở Làng Mai, các giáo hội Hòa Hảo và Cao Đài chƣa đƣợc công nhận và các giáo hội Tin Lành lên Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an. Đại sứ cũng đã yêu cầu Chính phủ điều tra các cáo buộc về việc lạm dụng các tín đồ một cách vô lý và trừng phạt các cán bộ có liên quan. Các viên chức Sứ quán cũng kêu gọi cho đăng ký và mở cửa trở lại các nhà thờ tại gia từng bị đóng cửa và giải quyết các tranh chấp đất đai kéo dài một cách hòa bình.

Với trƣờng hợp của pháp môn Phật giáo Làng Mai, cán bộ lãnh sự quán đã đến thăm làng Mai và tiếp xúc với ngƣời đứng đầu Cộng đồng Làng Mai sau vụ bạo lực ở Tây Nguyên. Đại sứ và Phó Đại sứ cũng đã có trên mƣời cuộc tiếp xúc với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Ban Tôn giáo Chính phủ kêu gọi sự khoan dung, đề nghị đăng ký cho pháp môn này và chấm dứt tình trạng sách nhiễu. Ngoại trƣởng Clinton và các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao đã bày tỏ quan ngại về việc đối xử với các Phật tử ở Làng Mai trong các cuộc họp cả ở Mỹ và ở Việt Nam.

Đại sứ Mỹ và các viên chức của Đại sứ quán cũng tiếp xúc với các quan chức Chính phủ sau khi cây thánh giá lớn bằng bê tông ở Đồng Chiêm bị phá dỡ và các tín đồ Công giáo bị đánh đập. Đại sứ và Phó Đại sứ đã nhiều lần tiếp xúc với tổng giám mục Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Ban Tôn giáo Chính phủ để yêu

cầu ngừng việc ngƣợc đãi và tìm giải pháp hòa bình cho tranh chấp về đất đai. Các viên chức Đại sứ quán cũng thƣờng xuyên tiếp xúc với các tín đồ ở Đồng Chiêm.

Các đại diện của Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán vẫn giữ liên hệ thƣờng xuyên với chức sắc của tất cả các cộng đồng tôn giáo lớn. Phó Đại sứ Hoa kỳ đã tham dự buổi lễ kỷ niệm 350 năm thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam. Các viên chức Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán cũng thƣờng xuyên tiếp xúc với ban đại diện cấp tỉnh của hơn 25 nhóm Tin Lành ở các hệ phái khác nhau, nhất ở là khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc. Trong thời gian bản báo cáo tƣờng trình, Đại sứ quán và lãnh sự quán đã tổ chức một số cuộc họp bàn tròn về tự do tôn giáo để cập nhật thông tin về tình hình tự do tôn giáo từ các giáo hội Tin Lành đã đƣợc công nhận và cả các nhà thờ tại gia chƣa đƣợc công nhận.

Năm 2010, Đại sứ quán đã đề cử ba quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản và một cán bộ thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ tham dự Chƣơng trình Khách mời Lãnh đạo Quốc tế để tìm hiểu về tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ. Năm 2010, trong suốt hành trình tàu bệnh viện USNS Mercy đến Việt Nam trong sứ mệnh nhân đạo của mình, Hải quân Hoa Kỳ đã phối hợp các hoạt động với một số tổ chức từ thiện tôn giáo và trao tặng xe lăn do Hội Từ thiện Thánh hữu Ngày sau tài trợ.

Từ năm 2005 đến 2010, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đã viện trợ trực tiếp 7,6 triệu đô-la (148 tỷ đồng) cho các tổ chức Phật giáo, Công giáo và Tin Lành trên toàn quốc trong các lĩnh vực sau: Hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ em có nguy cơ cao; hỗ trợ và điều trị y tế cho ngƣời lớn và trẻ em; trợ giúp y tế cho ngƣời nhiễm HIV/AIDS, bao gồm cả chăm sóc tại gia; các chƣơng trình tái hòa nhập cộng đồng và sống tự lập cho phụ nữ và trẻ em; cung cấp thuốc điều trị cho bệnh nhân AIDS; tập huấn cho các tình nguyện viên Công giáo và Tin Lành làm việc với ngƣời nhiễm HIV/AIDS; tƣ vấn tại các chùa và chăm sóc cuối đời; và hỗ trợ ngƣời lớn và trẻ em khuyết tật tái hòa nhập cộng đồng và dạy nghề cho họ.

Vấn đề “tự do tôn giáo” trong lô-gic và chính sách của Mỹ

Nhìn một cách đại thể, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, trong chính giới Mỹ bắt đầu đƣa vấn đề nhân quyền vào phạm trù, chính sách đối ngoại. Chẳng hạn,

năm 1994, Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết lấy ngày 11-5 hàng năm là “Ngày nhân quyền Việt Nam”.

Ngày 14-5-1998, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Luật Tự do tôn giáo quốc tế (HR 2431). Đây là lần đầu tiên, trong một bộ luật, Mỹ đã công khai, hợp pháp hóa những căn cứ của họ trong chính sách tôn giáo quốc tế.

Bộ luật này cũng đƣa ra một số định nghĩa, trong đó có định nghĩa về “những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về tự do tôn giáo”. Theo đó, những vi phạm nhƣ “tra

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông về vấn đề tôn giáo trên báo in Việt Nam hiện nay (2005-2010). Khảo sát và tham khảo trên báo Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Người Công giáo Việt Na (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)