7. Kết cấu luận văn
2.3.4 Báo chí giáo dục, tuyên truyền cho những thành tựu đổi mới về đời sống
sinh hoạt tôn giáo trong nên kinh tế thị trƣờng.
Công cuộc đổi mới của đất nƣớc đƣợc khởi sƣớng từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986). Trong những năm qua, công cuộc đổi mới không ngừng đi lên, thu đƣợc những thành tựu quan trọng. Nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN hình thành và hoạt động theo chiều hƣớng tích cực. Đất nƣớc, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi to lớn trong suốt những năm qua. Nền kinh tế thị trƣờng đã tác động mạnh mẽ lên mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam. Bên cạnh những điều tích cực, tốt đẹp, nền kinh tế thị trƣờng cũng có những mặt xấu, tác
động tiêu cực. Đời sống sinh hoạt tí ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam cũng không ngoại lệ và chụi sự tác động mạnh mẽ của nên kinh tế mới.
Trong sự chuyển biến của toàn xã hội, đời sống văn hóa nói chung và đời sống sinh hoạt tôn giáo nói riêng của ngƣời dân Việt Nam cũng có những thay đổi sâu sắc, theo chiều hƣờng tích cực. Cùng với việc đời sống tôn giáo, tín ngƣỡng ngày càng đa dạng và phong phú hơn thì đời sống của đồng bào có đạo cũng đƣợc cải thiện. Sỡ dĩ có đƣợc những điều này là nhờ các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc về chính trị kinh tế, văn hóa, ngày càng đƣợc hoàn thiện hợp lý, đúng đắn hơn.
Đề cập đến đời sống cộng đồng các tôn giáo Việt Nam, báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ có khá nhiều tin bài phản ánh việc xây dựng đời sống mới, phát triển kinh tế, mối đoàn kết “lƣơng giáo” của cộng đồng tín đồ. Đó là tấm gƣơng sáng của các chức săc tôn giáo, là những nét đẹp đầy ý nghĩa trong đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo của đồng bào ta.
Báo Nhân Dân ra ngày 22/1/2/200 có bài viết Gặp mặt các chức sắc, giáo dân tiêu biểu của Uỷ ban Trung ƣơng Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam tại tỉnh Thái Bình. Đồng chí Phạm Thế Duyệt Chủ tịch Uỷ ban T.Ƣ MTTQ Việt Nam đã đánh gia cao những đóng góp của bà con công giáo cả nƣớc nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời mong muốn bà con công giáo Thái Bình luôn gƣơng mẫu chấp hành mọi chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, sống “tốt đời, đẹp đạo” gáp phần vun đắp cho khối đại đoàn kết dân tộc, cùng nhân dân cả nƣớc thi đua, thực hiện tốt các phong trào cho Mặt trận phát động, đoàn kết xây dựng đời sống mới ở từng khu dân cƣ và từng gia đình, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc ở ngay địa phƣơng. Ngày 05/01/2008, trên báo Nhân Dân có bài Xã vùng giáo chú trọng phát triển Đảng, trong bài viết tác giả không chỉ thể hiện đời sống của đồng bào công giáo Hải Minh đang ngày một tốt hơn nhờ sự quan tâm và chăm sóc của chính quyền nhân dân địa phƣơng “Đảng ủy xã tích cực chỉ đạo khôi phục, phát triển các ngành nghê, làng nghề truyền thống nhƣ đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre xuất khẩu, sản
xuất vật liệu xây dựng…”. Qua bài viết này chúng ta còn thấy tình đoàn kết của những ngƣời có đạo và không có đạo, giữa Đảng, Nhà nƣớc và giáo dân để cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội của xã Hải Minh.
Tất cả những điều trên đều cho thấy rằng, trong đời sống hiện nay, mặc dù chụi nhiều áp lực của nền kinh tế thị trƣờng nhƣng ngƣời dân Việt Nam dù có có đạo hay không có đạo luôn sống có tình nghĩa, đoàn kết. Đồng bào có đạo luôn hòa mình vào truyền thống và sự đi lên của toàn dân tộc. Họ làm giàu cho mình và cho cả xã hội, bên cạnh đó tham gia rộng rãi các hoạt động xã hội với những việc làm nhân ái, cao đẹp, cố gắng để sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Có thể khẳng định, đời sống sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo là một trong những bộ phận của xã hội chụi tác động từ những mặt trái, tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng đầu tiên và sâu sắc nhất. Kinh tế phát triển, đời sống đƣợc nâng cao, các chính sách xã hội, văn hóa đƣợc cải thiện ngày một hợp lý, thông thoáng tạo điều kiện cho mọi ngƣời dân tham gia rộng rãi các sinh hoạt tâm linh. Đó là những cuộc hành hƣơng, tham gia các lễ hội, các sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo. Theo thống kê của Tổng cục du lịch năm 2000, hàng năm trên toàn đất nƣớc có 246 với những quy mô khác nhau. Phần lớn các lễ hội đều gắn liền với những sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo.
Cùng với việc phản ánh các hoạt động của lễ hội, báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ đều lên tiếng về vấn đề lợi dụng các lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan của một số ngƣời. Những hoạt động này không chỉ làm tổn hại đến kinh tê, đời sống văn hóa xã hội mà còn làm ảnh hƣởng đến sự lành mạnh, đúng đắn của các sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo. Bất chấp pháp luật vẫn có nhiều kẻ xấu, những ngƣời hám lợi thƣờng xuyên hoạt động mê tín, dị đoan, buôn thần, bán thánh…Trong quá trình khảo sát trên báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ và tham khảo một số báo tôn giáo, đều có các bài phản ánh về vấn đề này, tại các lễ hội: Đền Hùng, hội Chùa Hƣơng, Hội Chùa Thầy, hội Bà Chúa Kho,… ở đâu cũng có hoạt động “kinh doanh mê tín”. Trên báo Tuổi Trẻ có một loạt bài phóng sự đã phản ánh về đề tài này, ra ngày 17/02/2005 có đăng bài Bà Chúa Kho cười ra nước mắt của tác giả Thiếu Gia, Ngày
04/03/2005 có đăng bài Mua thần, bán thánh ở đền hùng, Ngày 12/03/2009 có đăng bài Trước cửa đền chùa những điều trông thấy của Quang Vinh – Công Thành, Ngày 27/02/2010 có đăng bài Hội Lim hay chợ làng? của tác Hoàng Điệp. Trong bài phóng sự của tác giả Hoàng Điệp, tác giả đã phản ánh rõ về một không khí lộn xộn, chen lấn xô đẩy của những ngƣời đến xem hội và những ngƣời lợi dụng lễ hội để kinh doanh, lễ hội Lim diễn ra tịa thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh “Hội Lim không chỉ có hát quan họ giao duyên, khi lƣợng ngƣời đổ về đông thì không một loại nào bỏ qua, kể cả những dịch của ác doanh nghiệp lớn chứ không chỉ của ngƣời làm dịch vụ tự phát” hay Trong bài ghi chép Du xuân bạt cả thánh thần của nhà báo Lãng Quân, qua sự miêu tả của tác giả ta có cảm giác rằng đây không còn là không khí của một lễ hội mà nơi đây đang tập trung của những con buôn bởi “không gian của các vị thần linh nhiều khi đã bị vầy bởi cách tổ chức và quản lý quá nhu nhƣợc của không ít bộ phận hữu trách”. Khi đọc các phóng sự trên, ta có cảm giác thánh thần cũng biến thành các đối tác làm ăn, có đi có lại. Ai muôn buôn may bán đắt, trúng quả, vào cầu, tránh khỏi vòng lao lý thì chớ tiếc của, tiếc công, dâng đủ lễ vật mà các ngài đòi hỏi, nghĩa là thỏa lòng tham của các thầy bà. Những kẻ xấu có vô vàn cách để “bóc lột” những ngƣời dân thành tâm. Đó là yểm bùa, phù phép chữa bệnh, lại gọi hồn…
Rõ ràng tính thƣơng mại hóa, hoạt động mê tín, dị đoan đã làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến truyền thống sinh hoạt tâm linh, tín ngƣỡng, tôn giáo của cộng đồng cũng nhƣ toàn bộ đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội nói chung.
Các bài báo, sau khi nêu ra những vấn đề, hiện tƣợng, đều lên tiếng cảnh báo với mọi ngƣời dân, đề nghị các cơ quan chức năng, có thẩm quyền nghiêm túc xem xét, trừng trị những kể xấu theo đúng tinh thần pháp luật.