7. Kết cấu luận văn
2.4 Nghệ thuật tuyên truyền thông tin tôn giáo trên báo in Việt Nam
2.4.1 Nội dung và tính chất sự kiện
Có thể khẳng định rằng, tất cả các nội dung thông tin về tín ngƣỡng và tôn giáo mà báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ truyền tải đã không đi ngƣợc lại những nguyên
tắc, nhiệm vụ, chức năng của báo chí Việt Nam. Tùy theo tính chất sự kiện, vấn đề mà hai báo đã có những nội dung hợp lý đáp ứng nhu câu bạn đọc.
2.4.1.1 Báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ đã bám khá sát đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo, luôn có những thông tin khá nhạy bén về các sự kiện tôn giáo, tín ngƣỡng trong và ngoài nƣớc. Trong các sự kiện, vấn đề mà báo chí đề cập, có thể chia thành hai dạng: Thông tin có tính định kỳ và thông tin không có tính định kỳ.
Thông tin định kỳ là các tin, bài viết vào các dịp lễ hội, các sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo có tính định kỳ hàng năm. Đó là vào dịp Giáng sinh, Phật đản, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chùa Hƣơng, lễ hội Okombok của đồng bào Khmer,… Đây là những lễ hội gắn liền với các sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo. Nội dung các bài báo là phản ánh không khí lễ hội, các sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống tôn giáo, khẳng định và đè cao những giá trị tốt đẹp của lễ hội nhƣ các sinh hoạt tín ngƣỡng. Bên cạnh đó thì báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ cũng phản ánh, lên án những hoạt động sai trái của kê xấu lợi dụng lễ hội, lƣợi dụng lòng tin tôn giáo của nhân dân để hoạt động phạm pháp nhƣ: mê tín di đoan, lừa gạt, bắt chẹt, gây rối ở các lễ hôi… Một số các hoạt động không có tính định kỳ, nhƣng đã đƣợc sắp đặt, định trƣớc đƣợc báo đƣa tin khá chí tiết. Đó là các đại hội, các cuộc làm việc, những hoạt động có tính chất rộng rãi của các tổ chức giáo hội ở Việt Nam. Với thông tin tôn giao quốc tế có tính định kỳ là việc phản ánh không khí đón Giáng sinh ở các nƣớc, lễ Phật đản ở các nƣớc có nhiều tín đồ Phật giáo, lễ Ramadan của ngƣời Hồi giáo… Nhìn chung, nội dung của loại thông tin trên chủ yếu là sự phản ánh, đƣa tin, ít có những bài mang tính chuyên sâu.
Thông tin tôn giáo không có tính định kỳ, có tính chất đột phát, chính là sự thể hiện độ nhạy bén sâu sắc của báo chí Việt Nam nói chung và của báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ nói riêng với các vấn đề tôn giáo trong nƣớc và quốc tế. Trƣớc hết đó là những thông tin không mang tính thời sự cao nhƣng đƣợc dàn trải khá nhiều trên các báo, đặc biệt là trên báo Nhân Dân, báo Tuổi Trẻ cũng có nhƣng chiếm số lƣợng khá ít. Đó là các bài viết về gƣơng tốt của những tín đồ tông giáo, là cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” của các cộng đồng tôn giáo, những nghĩa cử đẹp đẽ giữa đồng bào có
đạo và đồng bào không có đạo hoặc ngƣợc lại… Trên báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ rất ít những bài có tính chất nghiên cứu nhằm lý giải làm rõ các vấn đề liên quan đến đời sống tín ngƣỡng và tôn giáo, những bài viết đó luôn có nội dung khoa học chuyên sâu, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc của ngƣời viết lẫn ngƣời tiếp nhận thông tin. Những bài có nội dung nhƣ thế chủ yếu tập trung trên các tạp chí nhƣ Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, báo Ngƣời Công giáo Việt Nam…
Về thông tin trong nƣớc, báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ và một số tờ báo khác khá nhạy bén kịp thời có những nội dung về các hoạt động sai trái, phạm pháp trong đời sống tín ngƣỡng tôn giáo. Đó là việc phát hiện lên án các hoạt động mê tín dị đoan, buôn thần bán thành, các tà đạo, những bài viết này đƣợc thể hiện một cách sâu sắc, sinh động với những hình ảnh chân thực trên báo Tuổi Trẻ trong các số 34/2005 (17/02/2005), 55/2009 (04/03/2009), 63/2009 (12/03/2009)… Trên báo Nhân Dân có rất nhiều bài viết vạch trần âm mƣu lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo, nhân quyên của Nguyễn Văn Lý, Hòa thƣợng Thíc Quảng Độ, tổ chức phản động “Việt Tân”… trong các số báo 18823 (26/02/2008, 19002 (25/08/2007), 19004 (27/08/2007), 19116 (14/12/2007)… Chƣa bao giờ trong mấy năm qua, những thông tin liên quan đền tôn giáo lại đƣợc dƣ luận xã hội quan tâm đến vậy. Hầu hết các tin bài trên báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ (chủ yếu trên báo Nhân Dân) đều đi vào việc bình luận, phân tích các làm sai trái của Nguyễn Văn Lý, Hòa thƣợng Thích Quảng Độ và đồng bọn, đồng thời đăng tải ý kiến, sự lên án các hoạt động sai trái phi pháp của những đối tƣợng này từ nhân dân, đặc biệt là từ các tín đồ tôn giáo. Về việc chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tôn giáo, có thể nói báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ cùng với hệ thống báo chí Việt Nam đã làm tốt với sự nhạy bén cao. Thƣờng là ngày sau khi các thế lực thù địch bên ngoài tung ra các luận điệu vu khống, sai trái về đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam, trên báo Nhân Dân đã có ngay bài đáp trả, vạch rõ những thủ đoạn, luận điệu vu khống, sai trái và lên án những việc làm đó. Cùng với nội dung đó, báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ (đặc biệt là báo Nhân Dân) luôn có những
dẫn chứng sinh động, chặt chẽ về đời sống sinh hoạt tín ngƣỡng tôn giáo ở Việt Nam, để phản bác luận điệu sai trái của kẻ thù.
Về thông tin tôn giáo quốc tế, báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ đã bám sát các sự kiện nổi bật đƣợc dƣ luận quan tâm. Với những thông tin này các báo đều truyền tải khá chi tiết và cụ thể. Ví dụ nhƣ vụ việc đánh bom liều chết ở New Delhi, Ấn Độ của một nhóm Hồi giáo (TT, 31/10/2005), Giáo hoàng Bene Dict XVI bị tấn công (TT, 29/12/2009, số 355/2009), quân Hồi giáo Taliban tấn công thủ đô Ca – bun làm sáu nhân viên LHQ bị chết (ND, 29/10/2009, số 19786)….
Nhìn chung, tất cả các thông tin tín ngƣỡng, tôn giáo đã đƣợc truyền tải một cách đúng đắn, phù hợp với chính sách, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam trên các báo đặc biệt là trên báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ. Nôi dung các bài báo đã phản ành trung thực, khách quan đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam, phát hiện lên án, đấu tranh, chống các hoạt động, hành vi sai trái phi pháp, đề cao các giá trị, nhân tố, con ngƣời tốt đẹp trong đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc,… Một điểm quan trọng trong việc báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ truyền tải các thông tin tôn giáo, tín ngƣỡng là nội dung các bài viết không rơi vào “khách quan chủ nghĩa” của báo chí phƣơng tây. Tuy phản ánh thông tin về tôn giáo, tín ngƣỡng một cách chân thực, sinh động nhƣng báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ cũng không làm mất đi bản sắc riêng của mình và không trở thành nơi “rao giảng, truyền đạo”.
2.4.1.2 Bên cạnh những mặt đƣợc đã nói trên, việc tuyên truyền, phản ánh thông tin tôn giáo trên báo chí Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót.
Trƣớc hết nội dung thông tin tôn giáo trên báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ thƣờng có tính đơn điệu (báo Tuổi Trẻ thể hiện có phần sinh động hơn) và thƣờng có sự trùng lặp giữa các báo. Điều này thƣờng xảy ra với các vấn đề có tính thời sự đƣợc xã hội quan tâm. Ví dụ nhƣ việc tuyên truyền về lễ hội Đền Hùng trong các năm 2005 - 2010, Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, vụ việc Nguyễn Văn Lý hay thông tin Đoàn Tòa thánh Vatican sang thăm và làm việc tại Việt Nam,… thì trên báo
Nhân Dân – Tuổi Trẻ và nhiều báo khác đều có những tin, bài phản ánh chung về những thông tin này.
Sự đơn điệu còn thể hiện ở chỗ hầu hết các tin, bài đều đề cập đến công đồng thiên Chúa giáo và Phật giáo, lƣợng tin bài về cộng đồng đạo Cao đài, Hòa hảo, Blamon rất ít. Trong số các tin, bài đã khảo sát trên báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ trong khoảng thời gian 2005 – 2010, thì trên báo Tuổi Trẻ có 5 tin về đạo Cao đài và có 2 tin về đạo Hào hảo, trên báo Nhân Dân số lƣợng có nhiều hơn với 10 tin về đạo Cao đài, có 3 tin về đạo Hòa hảo, đạo hồi trong nƣớc không có tin nào.
Vấn đề thứ hai trong sự thiếu sót, bất cập về thông tin tôn giáo trên báo Tuổi Trẻ là đƣa thông tin chƣa đử độ sâu và đôi lúc còn thiếu thông tin cần thiết. Trong khi các tạp chí đề cập đến vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo về chiều sâu khoa học, tính chất nghiên cứu thì nội dung trên báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ chủ yếu là đƣa tin, phản ánh, tổng hợp, ghi chép. Tạp chí ở Việt Nam phát hành với số lƣợng thấp, đối tƣợng bạn đọc không rộng rãi. Trong khi đó phần lớn nhân dân tiếp nhận thông tin qua báo chí. Rõ ràng với nội dung trên thông tin tôn giáo sẽ thiếu đi tính lý giải, làm rõ và thiếu sức hút, thuyết phục bạn đọc. Trong khi tập trung vào các sự kiện có tính định kỳ và các sự kiện mang tính thời sự cao, thời gian còn lại báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ (đặc biệt là báo Tuổi Trẻ) rất ít thông tin tôn giáo, đặc biệt là thông tin trong nƣớc. Báo Tuổi Trẻ co những tháng chỉ đƣợc 1-3 thông tin, thậm chí có tháng còn không có nhƣ tháng 01/2010, 10/2010, 01/2008, 01/2006…