Hình thức truyền tải thông tin tôn giáo trên báo in Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông về vấn đề tôn giáo trên báo in Việt Nam hiện nay (2005-2010). Khảo sát và tham khảo trên báo Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Người Công giáo Việt Na (Trang 84)

7. Kết cấu luận văn

2.4.2 Hình thức truyền tải thông tin tôn giáo trên báo in Việt Nam

2.4.2.1 Thể loại phản ánh

Trong số 385 tin, bài trên báo Nhân Dân và 137 tin, bài trên báo Tuổi Trẻ đƣợc khảo sát trong thời gian tƣ 2005 – 2010, thì số lƣợng tin chiếm 40%. Trong số tin đó thí những thông tin liên quan đến các vấn đê tôn giáo trong nƣớc chiếm 70%, còn thông tin tôn giáo quốc tế chỉ chiếm 30%. Nhƣ vậy, qua cuộc khảo sát này, có thể khẳng định rằng lƣợng thông tin tín ngƣỡng, tôn giáo trên báo chí Việt Nam hiện nay chủ yếu đƣợc ngƣời đọc tiếp nhận qua thể loại tin. Bởi tin luôn có tính thời sự cao, ngắn gọn, dễ tiếp thu, nội dung thƣờng là trực diện. Trong khi tin về tôn

giáo trong nƣớc thƣờng khá dài, thậm chí có tin gần nhƣ là một bài phản ánh, ghi chép thì tin quốc tế chủ yếu là các tin vắn, tin ngắn. Tin về tín ngƣỡng, tôn giáo trowng nƣớc phản ánh đƣợc khá toàn diện thì tin quốc tế ít có những tin trực tiếp về tôn giáo mà phần lớn là các tin xung đột tôn giáo, hoạt động của các phe phái tôn giáo ly khai…

Với việc sử dụng thể loại tin trên báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ nhiều nhƣ vậy, chứng tỏ bái chí Việt Nam khá nhạy bén với các vấn đề về tín ngƣỡng, tôn giáo. Mặt mạnh của thể loại tin thì rỏ ràng, tuy nhiên do tính chất đặc thù của thông tin tôn giáo là gắn liền với ý thức tâm linh con ngƣời, nên phần nào tin về tín ngƣỡng, tôn giáo không đáp ứng đƣợc nhu cầu của bạn đọc.

Trong quá trình kháo sát, trên báo Nhân Dân có 25 bài bình luận, báo Tuổi Trẻ có 10 bài bình luận. Nội dung bình luận mang thông tin tôn giáo trên hai báo này cũng chỉ tập trung vào hai vấn đề chính. Đó là đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tôn giáo và đề cập vụ việc Nguyễn Văn Lý, Hòa thƣợng Thích Quảng Độ, Lê Cộng Định, tổ chức phản động “Tân Việt”… Cũng nhƣ việc bình luận các vấn đề sự kiện khác, các bài bình luận ở đây tập trung vào việc đấu tranh, vạch rõ những âm mƣu hoạt động, hành vi sai trái liên quan đến vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo. Nó thể hiện quan điểm của tác giả, tờ báo và rộng hơn là quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề đó.

Đối với hoạt động “diễn biến hòa bình” của các lực lƣợng thù địch mà chủ yếu là từ Mỹ, trên lĩnh vực tôn giáo, tín ngƣỡng, nhân quyền, các bài bình luận tập trung vào việc chứng minh, vạch rõ, lên án những luận điệu sai trái của kẻ thù, đồng thời khẳng định những chính sách, đƣờng lối đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta trên lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo.

Vụ việc Nguyễn Văn Lý, Hòa thƣợng Thích Quảng Độ và các thế lực thù địch khác, các bài bình luận đi sâu vào lên án những hoạt động vi phạm pháp luật, sai trái của bọn chúng với việc xem xét tƣ cách công dân Việt Nam và tín đồ tôn giáo của những ngƣời này. Trong bài Thích Quảng Độ và các tham vọng chính trị đội lôt Tôn giáo của nhà báo Trần Quang Hà (ND, 27/08/2007, số 19004) đã khẳng định

rằng: “Nều biết theo chính đạo, Thích Quảng độ sẽ chuyên chú tu hành, lấy sự am tƣờng Phật giáo để mƣu cầu hạnh phúc cho chúng sinh… chứ không loay hoay bày đặt ra các âm mƣu lợi dụng chúng sinh thành “chiêu bài” phục vụ cho mục đích chính trị đen tối của mình. Hơn nƣa, nếu biết đi theo chính đạo, Thích Quảng Độ sẽ đứng cùng đội ngũ dân tộc, vui mừng trƣớc các thành tựu kinh tế - xã hội mà dân tộc đã đạt đƣợc trong thời kỳ đổi mới và chia sẽ những khó khăn nhân dân đang phấn đấu vƣợt qua vì phồn vinh của đất nƣớc. Quay đầu lại là bờ, nều không, Thích Quảng Độ sẽ trỏe thành một vết nhơ trong lịch sử tự hào của Phật giáo Việt Nam trong mấy nghìn năm đi cùng dân tôc”.

Ngoài ra các bài bình luận còn tập trung vào nội dung ca ngợi vẻ đẹp của các lề hội và đời sống sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng Việt Nam. Qua những bài bình luận trên báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ, độc giả nhƣ khám phá ra đƣợc một thế giới khác đang cùng tồn tại song song cùng xã hội chúng ta.

Thể loại phóng sự là thể loại rất đƣợc bạn đọc ƣa thích, cho nên báp Nhân Dân – Tuổi Trẻ đã sử dụng nhiều lần để phản ánh thông tin về đời sống sinh hoạt tôn giáo, tìn ngƣỡng. Đã có hơn 30 bài phóng sự trên báo Tuổi Trẻ, còn ở báo Nhân Dân số lƣợng dùng thể loại này ít hơn. Có thể khẳng định, thể loại phóng sự là một lĩnh vực mạnh của báo Tuổi Trẻ. Các độc giả luôn tỏ ra yêu thích, chờ đợi đón đọc những bài phóng sự đăng trên báo này. Các đề tài đƣợc thể hiện bằng bút pháp này chủ yếu để cập đến đớì sống sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng của nhân dân và các tín đồ tôn giáo. Ví dụ nhƣ các bài viết về lễ hội: Lễ giỗ tổ Hùng Vƣơng, lễ hội Phật đản, Giáng sinh, lễ hội Langbian của ngƣời dân Tây Nguyên, lề hội Okonbok, Sene Dolta của đồng bào Khmer… Đặc biệt, nó còn phản ánh những bức xúc của ngƣời dân và các tín đồ tôn giáo trƣớc việc lợi dụng lòng tin của họ, một số đối tƣợng xấu đã vô tình biến các lễ hội thành “chợ”, thành nơi “mua thần,bán thành”, thành nơi tập trung “mê tín dị đoan”. Những nội dung này đƣợc báo Tuổi Trẻ phản ánh một cách khá sinh động và chân thực đƣợc thể hiện qua các số báo sau: Bà Chúa kho cười ra nước mắt của nhà báo Thiếu Gia (TT, 17/02/2005, số 34/2005); “Mua thần, bán thánh” ở Đền Hùng? của nhà báo Thái Lộc (TT, 04/03/2009, số 55/2009); Rải tiền lẻ khắp đền chùa của nhà báo Trần Thị Thanh Thanh (TT, 12/03/2009, số

63/2009), Hội Lim hay chợ làng? Của tác giả Hoàng Điệp (TT, 27/02/2010, số 50/2010),…

Ngoài nội dung đƣợc nêu trên thì thể loại phóng sự trên báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ còn đề cấp đến việc giới thiệu các cá nhân điển hình. Là những tấm gƣơng cụ thể, sinh động, thông qua đó để phát động phong trào noi gƣơng các chân dung điển hình. Thông qua các chân dung điển hình, báo chí muốn hƣớng ngƣời dân và tín đồ tôn giáo nhận thức đƣợc những hành vi đúng sai để từ đó có thể xác định cho mình một con đƣờng đi chính xác. Nó đƣợc thể hiện khá cụ thể và chân thực trong các bài phóng sự trên báo Tuổi Trẻ nhƣ Nhà chùa tư vấn HIV của nhà báo Đặng Thái Quyên (TT, 17/05/2009, số 109/2005); Dân thôn dựng lại hội làng của Phƣơng Bối (TT, 04/11/2009, số 300/2009); “Nhà sư thị kính” của Vũ Thanh Bình (TT, 12/11/2009, số 318/2009),…

Trong thời gian kháo sát từ năm 2005 – 2010, có khoảng hơn 80 bài báo thuộc các thể loại: phản ánh, ghi chép, phỏng vấn,… liên quan, đề cấp đến vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo của cả hai báo. Đây chính là các bài báo làm nên sự phong phú, đa dạng của thông tin tín ngƣỡng, tôn giáo trên báo chí Việt Nam.

Thể loại phản ánh, ghi chép chiếm nhiều trong nhóm này với nội dụng khá phong phú và dàn trải. Đây cũng là thể loại chứa thông tin tôn giáo, tín ngƣỡng khá nhạy bén, kịp thời. Đó là những bài báo nói về tính chất không khí các lễ hội, hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo, là gƣơng các tín đồ, các cộng đồng tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”, sự đoàn kết tƣơng trợ giữa đồng bào có đạo và không có đạo, giữa đồng bào các tôn giáo… Thể loại phản ánh cũng đƣợc đề cập tới những hoạt động phi pháp, sai trái trong đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo.

Thể loại phỏng vấn trên báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ đƣợc sử dụng để truyển tải thông tin là không nhiều, nó có chứa các thông tin liên quan đên đời sống tín ngƣỡng. Đó là các cuộc trao đổi, là ý kiến của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là các tín đồ tôn giáo, đƣợc hai báo đăng tải.

2.4.2.2 Ngôn ngữ thể hiện

Mỗi bài báo tùy theo tính chất vấn đề, sự kiện mà đƣợc truyền tải dƣới những thể loại báo chí phù hợp và lúc đó ngôn ngữ và cấu trúc thể loại sẽ quy định phong cách ngôn ngữ của bài báo. Tuy nhiên do tính chất đặc thù của mình, những thông

tin tín ngƣỡng, tôn giáo đã chi phối đến việc sử dụng để truyền tải, thì chắc chắn chúng cũng có sự “áp chế” đối với ngôn ngữ thể hiện.

Phong cách ngôn ngữ của báo chí đƣợc sử dụng hằng ngày trên các báo, tạp chí. Đối với các báo Nhân dân, Tuổi trẻ luôn trung thực trong việc phản ánh, đƣa thông tin… giúp ngƣời đọc định hƣớng rõ ràng, thái độ ủng hộ hay phản đối. Hiện nay phong cách ngôn ngữ báo chí tiếng việt đƣợc chia làm 4 loại chính:

- Phong cách ngôn ngữ văn chƣơng - Phong cách ngôn ngữ khoa học - Phong cách ngôn ngƣ hành chính - Phong cách ngôn ngữ chính luận

Báo chí luôn tận dụng triệt để cả bốn phong cách trên. Tuy nhiên phong cách ngôn ngữ văn chƣơng vẫn đƣợc sử dụng nhiều nhất trong các bài phóng sự về vấn đề tôn giáo. Báo Tuổi trẻ đã sử dụng thể loại phóng sự với dạng ngôn ngữ văn chƣơng rất nhiều trong quá trình viết bài phản ánh về các lễ hội, nhƣ phóng sự “ Chúa Kho cười ra nước mắt” của tác giả Thiếu Gia đƣợc đăng tải trên trang 7, trong chuyên mục văn hóa – nghệ thuật – giải trí, ra ngày 17/02/2005, số 34/2005. Giọng văn đƣợc tác giả sử dụng trong bài viết mang đậm tính chất văn chƣơng, ngôn ngữ thể hiện mềm mại, uyển chuyển đã miêu tả đƣợc toàn bộ khung cảnh xung quanh đền Bà Chúa Kho: “Mưa lất phất bay trên đất Kinh Bắc nghiêng nghiêng làn quan họ. Tôi hòa vào dòng người , xe nườm nượp đổ về đền Bà Chúa Kho (xã Vũ Ninh, Bắc Ninh), bà chúa phát tài lộc cho nhân thế. Thị xã Bắc Ninh hiện ra hoan hỉ đón cháo khách trấy hội với dãy hàng quán la liệt bày phía trên dải đường..” Những từ láy “lất phất”, “nghiêng nghiêng” đƣợc tác giả sử dụng trong đoạn sapo làm cho ngƣời đọc có cảm giác một cái gì đó thật nhẹ nhàng, bay bổng sắp hiện ra. Tạo cho ngƣời đọc một cảm xúc đón đợi và muốn biết điều gì sẽ diễn ra sau đó có phải là một khung cảnh đẹp nhƣ mơ của đền Bà Chúa Kho hay không. Nhƣng trái với dự đoán cúa ngƣời đọc không phải là “bồng lai tiên cảnh” mà là một mớ hỗn độn của “những hàng quán la liệt bay phía bên đường. Có đủ mọi thứ cho cuộc hành hương: vàng mã, kim ngân, cây tài lộc, quà bành…” Phong cách ngôn ngũ văn chƣơng có ba đặc điểm lớn:

- Ngôn ngữ văn chƣơng có chức năng thẩm mỹ: cái đẹp ở đây không phải là sự sao chép, mô phỏng cái đẹp ngoài cuộc sống. Đó là cái đẹp đƣợc tái tạo lại bằng ngôn ngữ trong hoạt đông sang tạo của nghệ sỹ. nhiều bài viêt đã sử dụng các từ thông dụng phù hợp với tâm lý, tình huống… làm cho tính tẩm mỹ càng trở nên sinh động, đa dạng và có sức cuốn hút diệu kỳ.

- Sử dụng toàn bộ các phƣơng tiện ngôn ngữ của ác phong cách khác tạo nên sự đa dạng trong ngôn ngữ văn chƣơng. Bởi thông qua các hình thức nghệ thuật của ngôn ngữ mà công chúng có thể nhận thƣc đầy đủ hơn, toàn diện hơn, khám phá các hiện tƣợng tự nhiên, xã hội một cách sâu sắc hơn.

- Ngôn ngữ văn chƣơng rất tôn trong chuẩn mực. Nhƣng nhiều khi chệch chuẩn lại tạo ra bƣớc đột phá mới mang dấu ấn riêng của tác giả.

Đôi khi phong cách ngôn ngữ khoa học hay đƣợc dùng để trao đổi những vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu tôn giáo và truyền bá các tôn giáo. Nó sử dụng từ ngũ chính xác, nhiều thuật ngữ, phong cách này mang màu sắc trung hòa về tu từ khách quan.

Nhƣng đối với các bài viết mang tính truyền tải thông điệp cao của Đảng và Nhà nƣớc thì chúng ta không nên lạm dụng ngôn ngữ thơ, văn. Nó sẽ tạo ra thông tin đa nghĩa và có thể dẫn đến sai lệch vấn đề cần truyền tải

Bên cạnh đó, tín ngƣỡng, tôn giáo luôn có những khái niệm, thuật ngữ mơ hồ, khó hiểu. Đối với các bài báo khi đề cập dến những điều đó cần phải có sự giản lƣợc, chuyển đổi thành ngôn ngữ thông dụng, dễ hiểu. Nhƣng thông tin tôn giáo luôn có độ nhạy cảm cao, vì vậy ngôn ngữ thể hiện phải đòi hỏi trung thực, khách quan và chính xác. Phải luôn đảm bảo những giá trị tín ngƣỡng, tôn giáo trong cách viết và ngôn ngữ thể hiện.

Đối với thông tin tôn giáo quốc tế, ngôn ngữ luôn phái có sự uyển chuyển, mềm mại, đảm bảo sự đúng đắn, không thiên lệch trên quan điểm, lập trƣờng của Đảng và Nhà nƣớc ta.

Tiều kết chƣơng 2

Tôn giáo Việt Nam đã phải trải qua một lịch sử đầy thăng trầm, biến động với những khó khăn riêng trên con đƣờng đồng hành cùng dân tộc. Chỉ từ ngày đất nƣớc hoàn toàn giải phóng, các tín đồ tôn giáo mới có điều kiện thuận lợi thực hiên quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Ngày nay số lƣợng tín đố tôn giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội Việt Nam.

Ngày nay, chúng ta tiến hành công tác đổi mới và phát triển đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã ó những chính sách, đƣờng lối động viên các tín đồ tôn giáo tham gia cống hiến cho đất nƣớc với ý chí tự lực tự cƣờng, phát huy mọi tiềm lực vật chất, trí tuệ vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đối với tôn giáo, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc cũng nhằm phát huy nhân tố con ngƣời, phát huy mặt tích cực của đạo đức tôn giáo với mục đích xây dựng con ngƣời mới chống lại đƣợc sự xâm nhập của các tƣ tƣởng phản động. Khẩu hiệu sống “tốt đời, đẹp đạo” mà giáo hội và Chính phủ Việt Nam đã nêu ra tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong đời sống tôn giáo và xã hội.

Với tuy duy mới, khi xem xét bản chất, nguồn gốc, đặc điểm của tôn giáo, chúng ta cần xác định: Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, có cơ sỏ tồn tại lâu dài, ở mức độ nhất định, thế giới quan và đạo dức tôn giáo vẫn phát huy tác dụng hƣớng dẫn nhận thức và hành vi cua một bộ phận không nhỏ đồng bào theo tôn giáo. Các cơ quan báo chí khi tuyên truyền lối sống “tốt đời, đẹp đạo” phải trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về bản chất lịch sử của tôn giáo ở Việt Nam, tránh cái nhìn phiến diện và thái độ thành kiến. Đồng thời phải lựa chọn cách thức tuyên truyền phù hợp cho cả hai mặt Đạo và Đời, nhằm định hƣớng, cỗ vũ, động viên đồng bào tôn giáo phát huy năng lực, trí tuệ và vật chất trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc.

Trong hoạt động tuyên truyền lối sống “tốt đời, đẹp đạo” báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ đã thể hiện khà nhiều ƣu điểm. Báo đã kết hợp khéo léo tính chính trị, xã hội và tôn giáo sao cho vừa đáp ứng đƣợc nguyện vọng của giáo dân, Giáo hội, vừa đáp ứng đƣợc yếu cầu chính trị của báo chí cách mạng. Nội dung của báo, bao quát các

vấn đề trên nhiều lĩnh vực: chính trị - xã hội, kinh tế, giáo dục, an sinh… Hầu hết những bài viết về tôn giáo trên báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ đều trực tiếp hoặc gián tiếp tuyên truyền cho lối sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lƣợng nội dung, báo cũng quan tâm đổi mới hình thức, phƣơng pháp thể hiện.

Những đống góp mà báo Nhân Dân – Tuổi Trẻ đã mang lại nhiều hiệu quả

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông về vấn đề tôn giáo trên báo in Việt Nam hiện nay (2005-2010). Khảo sát và tham khảo trên báo Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Người Công giáo Việt Na (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)