Đặc điểm tình hình tôn giáo ở việt nam trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông về vấn đề tôn giáo trên báo in Việt Nam hiện nay (2005-2010). Khảo sát và tham khảo trên báo Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Người Công giáo Việt Na (Trang 28)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2 Đặc điểm tình hình tôn giáo ở việt nam trong những năm gần đây

Việt Nam là một đất nƣớc nằm ở khu vực nhiệt đới, gió mùa. Địa hình nƣớc ta đa dạng, với đồi núi, trung du, đồng bằng và biển. Thiên nhiên có nhiều ƣu đãi, song cũng luôn đe dọa cuộc sống của cộng đồng ngƣời sinh sống nơi đây. Do đó con ngƣời dễ nảy sinh tâm lý sợ hãi, tin cậy vào lực lƣợng siêu nhiên.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có đặc điểm sinh sống khác nhau, văn hóa và phong tục khác nhau. Chính điếu này đã tạo ra nhiều hình thức tín ngƣỡng, tôn giáo hết sức đa dạng, phong phú. Mặt khác, Việt Nam lại nằm ở ngã ba đƣờng, nơi giao lƣu của nhiều luồng tƣ tƣởng, văn hóa, là khu vực chụi ảnh hƣởng mạnh nhất của hai nền văn minh lớn là văn minh Trung hoa và văn minh Ấn Độ, nên thuận lợi cho việc tiếp thu các giá trị văn hóa bên ngoài.

Hơn nữa, con ngƣời Việt Nam luôn cởi mở, khoan dung, không kỳ thị những khác biệt nên sẵn sàng tiếp thu những giá trị bên ngoài để dựng nƣớc và giữ nƣớc. Cùng với các tín ngƣỡng, tôn giáo, nội sinh, ngƣời Việt Nam đã tiếp thu nhiều tôn giáo từ bên ngoài, “nội địa hóa” chúng thành tài sản tinh thần của mình, tạo nên đời sống tín ngƣỡng hết sức phong phú. Có nhà nghiên cứu đã ví Việt Nam là một bảo tàng tôn giáo, tín ngƣỡng. Thật vậy, các hình thức tôn giáo ở nƣớc ta hết sức đa dạng, từ hình thức tôn giáo sơ khai đến hiện đại, từ tôn giáo cổ đại phƣơng đông đến tôn giáo cận hiện đại phƣơng tây, từ tôn giáo bản địa đến tôn giáo khu vực và thế giới.

Ở nƣớc ta có những tôn giáo có số lƣợng tới hàng chục tín đồ, nhƣng cũng có những tôn giáo chỉ có vài nghìn tín đồ, có những tôn giáo có hệ thống tổ chức, giáo lý chặt chẽ, lại có những tôn giáo tồn tại với thiết chế rất đơn giản. Đó là chƣa kể đến nhiều tôn giáo đã biến thể hoặc chỉ còn là tàn dƣ. Bên cạnh những tôn giáo tồn tại từ lâu đời, gần đây còn xuất hiện những tôn giáo mới, tôn gáo lạ. Theo thống kê của Ban tôn giáo chính phủ, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 50 hiện tƣợng tôn giáo lạ với 60 tên gọi khác nhau. Sự đa dạng của các tôn giáo cùng với hệ thống tín ngƣỡng dân gian cũng hết sức phong phú tạo nên bức tranh tôn giáo, tín ngƣỡng cực kỳ sinh động.

Trong số các tôn giáo lớn ở nƣớc ta hiện nay, có cả tôn giáo ngoại nhập: Phật giáo, Kito giáo, Hồi giáo và có cả tôn giáo nội sinh nhƣ: Đạo Cao đài, Phật giáo Hòa hảo… Trong số các tôn giáo ngoại nhập, có tôn giáo đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ rất sớm, nhƣng lại có tôn giáo du nhập vào nƣớc ta chỉ mới khoảng nữa thế kỷ.

Phật giáo là một tôn giáo thế giới, xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ, du nhập vào nƣớc ta những năm đầu công nguyên, thông qua con đƣờng giao lƣu hòa bình. Theo ba con đƣờng: Từ Ấn Độ theo đƣờng biển, từ Trung hoa xuống, một bộ phận từ Cămphuchia sang. Phật giáo nƣớc nhập vào nƣớc ta cả hai tông: Đại thừa và tiểu thừa. Tông Đại thừa chiếm số lƣợng lớn, với các tông nhƣ: chân ngôn tông, tịnh độ tông, thiền tông. Còn tông Tiểu thừa số lƣợng tín đồ ít hơn, chủ yếu là vùng đồng bào Khơme Tây Nam Bộ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, có lúc thịnh, lúc suy. Song nhìn chung phật giáo luôn có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc ta. Trong thực tế, đã có thời kỳ lịch sử (khoảng thế kỷ X đến XIV) tƣ tƣởng phật giáo giữ vai trí hệ chủ đạo trong hệ tƣ tƣởng của chế độ phong kiến. Sau này, vị trí hệ tƣ tƣởng chủ đạo của phật giáo dần đƣợc thay thế bởi nho giáo. Một học thuyết chính trị xã hội mang màu sắc tôn giáo, nhƣng cùng với nho giáo và đạo giáo nó vẫn chi phối sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội phong kiến Việt Nam, tạo nên cục diện “tam giáo”. Trên thực tế phật giáo, nho giáo, đạo giáo không những chung sống hòa bình ở nƣớc ta mà còn đan xen, ảnh hƣởng lẫn nhau đến nỗi nhiều khi khó phân biệt giá trị nào là của tôn giáo, học thuyết nào. Ngƣời Việt Nam còn gọi phật giáo, đạo giáo, nho giáo là “tam giáo đồng nguyên” hay “tam giáo đồng quy”. Mặc dù thực tế nho giáo không phải là học thuyết tôn giáo nhƣng cũng giống nhƣ phật giáo và đạo giáo, nho giáo cũng xuất hiện ở phƣơng đông và có nhiều nét tƣơng đồng, nhất là những giá trị nhân bản, nhân đạo phù hợp với truyền thống của con ngƣời Việt Nam, nên đƣợc ngƣời Việt Nam xem nhƣ tôn giáo trong một số giai đoạn lịch sử trƣớc đây. Hơn nữa, con ngƣời Việt Nam có tinh thần rộng mở, bao dung, không câu nệ, sẵn sàng tiếp thu bất cứ giá trị văn hóa nào miễn là không đi ngƣợc lại lợi ích dân tộc.

Hiện nay trong khi đạo giáo chỉ còn là tàn dƣ trong một số tôn giáo khác, hoặc kết hợp với tín ngƣỡng dân gian hình thành nên những biến thể mới, thì phật giáo vẫn tồn tại với đầy đủ kết cấu của nó và không ngừng phát triển. Một số tôn giáo ngoại sinh khác du nhập vào nƣớc ta khá sớm đó là Hồi giáo. Hồi giáo du nhập vào nƣớc ta chủ yếu vào cộng đồng ngƣời Chăm bằng con đƣờng hòa bình vào khoảng thế kỷ XIII đến thế kỷ XV. Sự du nhập của Hồi giáo gắn liền với quá trình tan rã của quốc gia Chiêm Thành (Chămpa) và suy giảm của đạo Balamon. Ngƣời Chăm theo Hồi giáo ở Việt Nam là một cộng đồng tƣơng đối thuần nhất, song cũng không hoàn toàn giống nhau giữa các vùng. Do vị trí địa lý, hoàn cảnh truyền đạo và mức độ giao lƣu với thế giới. Hồi giáo bên ngoài đã hình thành hai nhóm ngƣời Chăm theo Hồi giáo: Nhóm ngƣời Chăm theo Hồi giáo ở Ninh Thuận, Bình Thuận đƣợc gọi là Chăm Bà Ni (còn đƣợc gọi là Hồi giáo không chính thống hay Hồi giáo cũ). Họ không tuân thủ đầy đủ những quy tắc của Hồi giáo, không giao lƣu với thế giới Hồi giáo bên ngoài. Còn nhóm ngƣời Chăm theo Hồi giáo ở An Giang, TP. HCM là nhóm hồi giáo chính thống, đƣợc gọi là nhóm Hồi giáo Ixlam. Họ là những tín đồ Hồi giáo nhiệt thành, tuân thủ khá đầy đủ quy tắc của Hồi giáo và có quan hệ đông đảo với cộng đồng Hồi giáo trên thế giới.

Đạo Công giáo du nhập vào nƣớc ta khoảng giữa Tk XVI đến đầu Tk XVII, đây là thời kỳ phát triển nhanh chóng của đạo Công giáo cùng với quá trình xâm lƣợc và thống trị của chủ nghĩa thực dân trong các thế kỷ tiếp theo. Sự truyền bá đạo Công giáo vào nƣớc ta đã làm đứt gãy truyền thống chung sống hòa bình giữa các tôn giáo. Có nhiều lý do khiến chính quyền phong kiến và ngƣời dân Việt Nam e ngại sự phát triển của đạo Công giáo:

- Là tôn giáo đƣợc truyền bá qua con đƣờng thực dân xâm lƣợc.

- Sự khác biệt giữa văn hóa phƣơng đông và văn hóa phƣơng tây, cùng với thái độ trịnh thƣợng, coi thƣờng văn hóa bản địa của những ngƣời truyền đạo đã tạo nên sự phản ứng của ngƣời Việt Nam. Với sự truyền bá mang tính áp đặt, đạo Công giáo đã phát triển nhanh chóng dƣới sự nâng đỡ của chính quyền thực dân và đã hình

thành nên hệ thống tổ chức chặt chẽ. Hiện nay đạo Công giáo là tôn giáo có số lƣợng tín đồ lớn thứ hai ở Việt Nam.

Cùng một gốc với đạo Công giáo nhƣng đạo Tin lành đƣợc truyền bá vào nƣớc ta khá muộn. Bắt đầu đƣợc truyền bá vào nƣớc ta từ cuối thế kỷ XIX nhƣng phải đến năm 1911 đạo Tin lành mới chính thức lập hội thánh tại Đà Nẵng. Từ đó đạo tin lành đƣợc truyền bá vào đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Sau năm 1945 đạo Tin lành có sự khác biệt giữa hai miền Nam Bắc. Ở Miền Bắc với 20 mục sƣ truyền đạo và hơn 1000 tín đồ, đã lập giáo hội riêng gọi là Hội thánh Tin lành Việt Nam. Ở Miền Nam, trong thời Mỹ - Ngụy Tổng liên hội thánh Tin lành Việt Nam đã phát triển.

Trong tất cả các sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo thì thờ cúng tổ tiên luôn đƣợc ngƣời Việt Nam coi trọng nhất. Có ý kiến cho rằng đó là “đạo gốc nƣớc ta”. Nhà nghiên cứu ngƣời Pháp Goxelanh đầu thế kỷ XX đã có nhận xét: “Thờ cúng tổ tiên là tôn giáo thân thiết nhất với ngƣời Việt”. Việc thờ cúng tổ tiên vừa là tín ngƣỡng, vừa là đạo lý sống của dân tộc Việt Nam. Tín ngƣỡng này hòa nhập một cách nhuần nhuyễn vào tất cả các tôn giáo ở Việt Nam. Trong thuyết Tứ Ân của đạo Hòa Hảo, “Ơn Tổ Tiên Cha Mẹ” đƣợc đặt hàng thứ nhất (thứ tự tiếp theo là: Ơn Đất Nƣớc, Ơn Tam Bảo, Ơn Đồng Bào Nhân Loại). Thiên Chúa giáo khi du nhập vào Việt Nam, cùng với nhiều yếu tố lịch sử khác, việc phủ nhận tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc truyền đạo. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, giáo hội Thiên Chúa đã từng bƣớc thừa nhận tôn trọng các tín ngƣỡng truyền thống thì thiên chúa giáo mới bắt đầu phát triển nhanh chóng ở Việt Nam cũng nhƣ ở Á Đông (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản). Điều này đƣợc chính thức thừa nhận tại cộng đồng Vatican II (1962 – 1965).

Cùng với tập tục thờ cúng tổ tiên, ngƣời dân Việt Nam luôn có ý thức về việc tôn thờ, thần thánh hóa những con ngƣời có công với đất nƣớc, làng xã, gia đình (dù đó là những nhân vật huyền thoại hay là những con ngƣời có thật trong lịch sử). Đây chính là sự thể hiện tinh thần yêu nƣớc, lòng tự hòa dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử của ngƣời Việt Nam. Những tập tục, tín ngƣỡng này phổ biến rộng rãi

trong đời sống sinh hoạt của xã hội Việt Nam. Đó là việc thờ Vua tổ Hùng Vƣơng; thờ Tứ Bất Tử (Tản Viên, Thánh Giong, Chữ Đồng Tử, Liễu Hạnh); Thờ Trần Hƣng Đạo; việc thờ cúng Thành Hoàng làng…

Trong tất cả các sinh hoạt tín ngƣỡng của ngƣời dân Việt Nam, bên cạnh tập tục cúng tổ tiên, yếu tố nữ tính (thờ Mẫu) luôn nỗi trội và đƣợc coi trọng. Yếu tố này xuất phát từ việc coi trọng phụ nữ trong đời sống xã hội của ngƣời Việt Nam. Sâu xa hơn là vị trí quan trọng của ngƣời phụ nữ trong nền văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc của dân tộc Việt. Tín ngƣỡng thờ mẫu có sức sống mạnh mẽ, chi phối rất nhiều đến một số tôn giáo khi du nhập vào Việt Nam. Đó là thờ Tam Phủ, Tứ Phủ, Bà Trời, Mẹ Đất, Bà Thủy, Bà Hỏa, Các Nữ Thần Mây – Mƣa – Sấm – Chớp… trong dân gian tiêu biểu là hình tƣợng Chúa Mẫu Liễu Hạnh. Việc thờ Chúa Mẫu Liễu Hạnh đặc biệt phát triển vào thời Lê, khi mà Nho giáo với chế độ Phụ quyền hƣng thịnh nhất ở Việt Nam.

Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam cũng phải chụi ảnh hƣởng rất nhiều của tín ngƣỡng thờ Mẫu. Đó là câu chuyện Man Nƣơng trở thành Phật Mẫu; hình tƣợng Phật Bà Quan Âm (biến thể của Quan Thế Âm Bồ Tát – vốn là một vị phật nam), truyền thuyết Quan Âm Thị Kính… Những Điều này trong Phật giáo nguyên thủy không có.

Tất cả những điều trên cho thấy, cùng với việc thờ cúng tổ tiên, tín ngƣỡng thờ Mẫu luôn có vị trí quan trong trong đời sống tâm linh của ngƣời Việt Nam. Bởi vậy những tôn giáo, tín ngƣỡng ngoại nhập vào Việt Nam luôn phải thừa nhận chụi ảnh hƣởng của tín ngƣỡng thờ Mẫu. Đây đƣợc xem là yếu tố đặc sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội Việt Nam. “Việc thờ cúng các loại mẫu ở Việt Nam mạnh đến nỗi có thể xem nhƣ một tôn giáo dân tộc đặc biệt – Đạo Mẫu”.

Trên đây là những đặc điểm cở bản của sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo trong xã hội Việt Nam. Những đặc điểm này mang tính truyền thống lịch sử, nhƣng vẫn in đậm nét trong xã hội Việt Nam hiện nay. Bức tranh tổng thể về đời sống sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng ở nƣớc ta đƣợc xem là ổn định. Sở dĩ có đƣợc điều này là nhờ các chủ trƣơng, đƣờng lối đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Tuy nhiên

trong bối cảnh mới có nhiều biến động, đặc biệt là do tác động của nền kinh tế thị trƣờng và các trào lƣu tƣ tƣởng nƣớc ngoài du nhập vào nên những sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo ở nƣớc ta cũng có những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh, thậm chí có thể xem là nguy hiểm đối với văn hóa, sự toàn vẹn lãnh thổ, sự phát triển toàn diện của đất nƣớc. Đó là các hiện tƣợng mê tín dị đoan, mua thần bán thánh, xuất hiện những tôn giáo mới với luận điệu phản động, việc truyền đạo bị các thế lực thù địch lợi dụng… (tất cả những vấn đề này sẽ đƣợc trình bày kỹ ở chƣơng 2). Đây chính là những vấn đề làm nguy hại đến các giá trị văn hóa tốt đẹp trong đời sống sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng của ngƣời dân Việt Nam. Các giá trị truyền thống của các tôn giáo, tín ngƣỡng luôn có vị trí quan trọng trong bức tranh tổng thể văn hóa Việt Nam.

Tóm lại, trong đời sống sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng ở Việt Nam, bên cạnh sự tồn tại của nhiều tôn giáo, sự dung hòa, đan xen giữa các tín ngƣỡng và tôn giáo, thì các tín ngƣỡng mang tính bản địa nhƣ: thờ cúng tổ tiên, thờ mầu luôn có vị trí quan trọng và chi phối mạnh mẽ đời sống tâm linh ngƣời Việt Nam. Các tôn giáo ở Việt Nam, dù nội sinh hay ngoai nhập trong quá trình tồn tại và phát triển cùng lịch sử dân tộc, luôn có sự gắn bó chặt chẽ với đời sống xã hội Việt Nam. Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, rồi thời kỳ Phong kiến chống ngoại xâm, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Chống Mỹ, trong thời kỳ quá độ tiến lên chũ nghĩa xã hội hiện nay, đã có những thời điểm lịch sử một số tôn giáo bị kẻ thù dân tộc lợi dụng, nhƣng nhìn chung những tín đồ tôn giáo Việt Nam là những ngƣời yêu nƣớc, có tinh thần dân tộc, cần cù lao động, họ cũng là những ngƣời Việt Nam chân chính.

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông về vấn đề tôn giáo trên báo in Việt Nam hiện nay (2005-2010). Khảo sát và tham khảo trên báo Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Người Công giáo Việt Na (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)