Một vài tổng kết và đánh giá về hoạt động quản lý khoa học và công nghệ cấp

Một phần của tài liệu Nhận diện các rào cản trong hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện (nghiên cứu trường hợp các quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội (Trang 68)

huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội

Như vậy, thông qua một vài tổng quan về tình hình hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn Tp. Hà Nội như trên có thể thấy rằng UBND thành

68

phố về cơ bản đã chỉ đạo triển khai hoạt động này theo đúng hướng dẫn của thông tư số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV. Kết quả hoạt động này cho thấy hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN trên địa bàn thành phố bƣớc đầu đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Để đạt đƣợc những thành tựu trên, phải kể tới nỗ lực của hệ thống các cơ quan chuyên môn từ cấp tỉnh tới cấp huyện. Trong đó, trên địa bàn Tp. Hà Nội, phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ Cơ sở là tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về hoạt động khoa học và công nghệ ở cơ sở (huyện, thị xã, thành phố) và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ ở địa phƣơng; phòng Kinh tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

Phòng Quản lý KH&CN cơ sở đƣợc thành lập từ tháng 9 năm 2011 chỉ bao gồm 03 nhân sự (trong đó: 01 trƣởng phòng và 02 chuyên viên) nhƣng từ khi đƣợc thành lập đến nay, với nhiệm vụ đƣợc giao, phòng Quản lý KH&CN cơ sở phối hợp với các phòng chức năng của Sở tƣ vấn cho UBND các quận/huyện/thị xã xây dựng kế hoạch KH&CN, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, phát triển phong trào lao động sáng tạo, phổ biến, lựa chọn các tiến bộ KH&CN, các kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để áp dụng tại địa phƣơng; đồng thời phối hợp với phòng kinh tế của các quận/huyện/thị xã tổ chức các lớp tập huấn về KH&CN cho Lãnh đạo UBND các quận/huyện/thị xã và các xã/phƣờng/thị trấn trên địa bàn. Tuy nhiên, một thiếu sót hiện nay so với nhiều tỉnh khác trong cả nước là Phòng quản lý KH&CN cơ sở của Sở KH&CN Hà Nội chưa có quyết định thành lập nên các chức năng, nhiệm vụ chưa được minh bạch và cụ thể hóa.

Phòng Kinh tế tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Tp. Hà Nội đã có những hoạt động tích cực trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình đúng theo 9 nhiệm vụ đã đƣợc quy định tại thông tƣ số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV. Trong đó, các nhiệm vụ đƣợc phòng triển khai tích cực là:

- Tham mƣu cho UBND cấp huyện về các vấn đề KH&CN trên địa bàn (nhiệm vụ 1,2,3 trong theo thông tƣ 05).

69

- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính về lĩnh vực KH&CN sau khi đƣợc ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hƣớng dẫn văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực KH&CN; xây dựng hệ thống thông tin, thống kê về KH&CN tại địa phƣơng theo hƣớng dẫn của Sở KH&CN.

- Phát triển phong trào lao động sáng tạo, phổ biến, lựa chọn các tiến bộ khoa học và công nghệ, các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để áp dụng tại địa phƣơng; tổ chức thực hiện các dịch vụ KH&CN trên địa bàn.

- Quản lý hoạt động tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng theo quy định của pháp luật và hƣớng dẫn của Sở KH&CN.

Các nhiệm vụ chƣa đƣợc các huyện triển khai/triển khai chƣa đầy đủ:

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân và hƣớng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực KH&CN.

- Báo cáo định kỳ sáu tháng một lần hoặc đột xuất về tình hình hoạt động KH&CN với Chủ tịch UBND cấp huyện và Giám đốc Sở KH&CN.

Do thành phố Hà Nội chưa ban hành “Quy chế quản lý KH&CN cấp quận/huyện /thị xã thuộc thành phố Hà Nội” nên các huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý KH&CN một cách tự phát, chưa có quy định bắt buộc phải thực hiện và báo cáo. Thực tế là từ năm 2009 đến nay, có rất nhiều quận/huyện trên địa bàn không thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp huyện và cũng không có báo cáo về Sở KH&CN. Đơn cử nhƣ quận Hoàn Kiếm, quận Hà Đông là một quận tự chủ kinh phí (kinh phí lấy từ quận) chi cho hoạt động KH&CN nên không thực hiện nhiệm vụ KH&CN do thành phố quản lý. Điều này khiến cho việc quản lý chung về KH&CN của Sở gặp khó khăn.

Cách thức và nội dung triển khai hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội không giống nhau do đặc điểm vùng khác nhau giữa các địa phương. Dựa trên tình hình thực tế triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về KH&CN trên địa bàn Tp. Hà Nội cho thấy phần lớn các

70

quận, huyện thuộc Hà Nội cũ có mặt bằng về kinh tế - xã hội cao hơn so với các quận, huyện thuộc Hà Nội mới nên nhu cầu nhận kinh phí và triển khai nhiệm vụ KH&CN là không lớn. Điều này cũng xảy ra tƣơng tự khi so sánh giữa các quận so với các huyện. Đặc điểm vùng còn quyết định nhu cầu cụ thể về KH&CN, cụ thể là:

- Đối với các quận/huyện/thị xã có tiềm năng về dịch vụ: nhu cầu lớn về đầu tƣ công nghệ, cơ sở hạ tầng vật chất và hạ tầng thông tin;

- Đối với các quận/huyện/thị xã có tiềm năng về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: nhu cầu lớn về áp dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang lại; hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; chiến lƣợc phát triển các làng nghề.

- Đối với các quận/huyện/thị xã có tiềm năng về nông nghiệp: nhu cầu lớn về áp dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất; phát triển khía cạnh SHTT đối với hàng nông sản; định hƣớng phát triển theo mô hình nông thôn mới.

Trong quá trình triển khai hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN, các địa phương gặp những khó khăn nhất định. Nguyên nhân của những khó khăn này được ghi nhận từ các quận, huyện chủ yếu là:

- Kinh phí dành cho nhiệm vụ KH&CN còn quá eo hẹp;

- Cơ chế chính sách khuyến khích cho KH&CN phát triển còn chƣa kích thích đƣợc đông đảo ngƣời dân, doanh nghiệp cùng tham gia;

- Nhân lực triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về KH&CN còn thiếu cả về chất và lƣợng;

- Thiếu các định hƣớng phát triển dài hạn/mang tính chiến lƣợc đối với các thế mạnh của địa phƣơng.

71

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

UBND Tp. Hà Nội về cơ bản đã chỉ đạo triển khai hoạt động này theo đúng hƣớng dẫn của thông tƣ số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV. Thời gian qua, hoạt động KH&CN cấp quận, huyện, thị xã đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp thiết thực hơn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô. Thực tế hoạt động quản lý nhà nƣớc trên địa bàn Tp. Hà Nội có thể ghi nhận rằng bƣớc đầu đã có sự phối hợp giữa quận, huyện với Sở KH&CN và sự cố gắng, nỗ lực của những cán bộ đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Cùng với đó là sự nỗ lực cố gắng của các phòng Kinh tế cấp huyện trong sự chỉ đạo của Sở KH&CN và lãnh đạo HĐND – UBND đã cùng tạo ra những thành công nhất định cho hoạt động này. Tuy nhiên, chỉ với sự kết hợp nhƣ vậy, chúng ta thấy rõ ràng hoạt động này đang thiếu sự tham gia của các yếu tố ngoại lực, đó là sự thể hiện vai trò rất to lớn của các nhà khoa học và doanh nghiệp và thiếu sự chủ động giữa các bên tham gia.

Phần lớn các quận, huyện trong quá trình triển khai đều đang gặp những khó khăn, vƣớng mắc về nhân lực, tài lực, vật lực và tin lực. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ cấp cơ sở còn thiếu cả về chất và lƣợng nên trong quá trình triển khai thực hiện còn lúng túng, thiếu sự phối kết hợp giữa thành phố và cơ sở trong giải quyết nhiệm vụ. Nguồn kinh phí eo hẹp khiến các quận, huyện không thể triển khai áp dụng tiến bộ kỹ thuật mà thay vào đó chỉ đủ để tiến hành một vài hoạt động mang tính chất hành chính. Đặc biệt, các quận, huyện còn đang loay hoay để triển khai nhiệm vụ KH&CN bởi thiếu các định hƣớng và các quy định cụ thể để hƣớng dẫn triển khai từ thành phố. Việc chƣa ban hành “Quy chế quản lý KH&CN cấp quận/huyện/thị xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuộc thành phố Hà Nội” tạo ra trở ngại lớn đối cả cấp tỉnh lẫn cấp huyện trên địa bàn

trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN đối với cấp huyện. Cách thức và nội dung triển khai hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội không giống nhau do đặc điểm vùng khác nhau giữa các địa phƣơng do chƣa có hƣớng dẫn và yêu cầu bắt buộc (thực tế trên địa bàn có nhiều quận, huyện không triển khai và báo cáo nhiệm vụ này). Đây cũng là một đặc điểm đáng lƣu ý để các nhà hoạch định chính sách thiết kế đƣợc các chính sách phù hợp với nhu cầu KH&CN của từng quận/huyện/thị xã. Phần lớn các quận, với nền tảng kinh tế - xã hội cao hơn so với các huyện không gặp nhiều khó khăn ở kinh phí để thực hiện nhiệm vụ. Nhu cầu của các quận chủ yếu là phát triển các

72

dịch vụ KH&CN hay là áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển các dịch vụ trên địa bàn. Ngƣợc lại, hầu hết các huyện, thị xã đang cần có nguồn kinh phí lớn để đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào trong sản xuất, kinh doanh từ đó đẩy nhanh quá trình nông thôn mới. Tuy nhiên, không phải các huyện đều có nhu cầu về một hay một vài công nghệ giống nhau để áp dụng. Định hƣớng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nào cần có sự định hƣớng, hỗ trợ từ phía các nhà khoa học, các nhà quản lý cấp trên bởi nếu không các huyện vẫn lúng túng trong việc chọn hƣớng phát triển, khai thác thế mạnh vùng của mình. Nhƣ vậy, UBND Tp. Hà Nội không chỉ cấp thiết ban hành các chính sách quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện mà quan trọng là các chính sách phải phù hợp với nhu cầu của cấp huyện.

73

CHƢƠNG 3. CÁC RÀO CẢN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP HUYỆN

Một phần của tài liệu Nhận diện các rào cản trong hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện (nghiên cứu trường hợp các quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội (Trang 68)