Quận Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Nhận diện các rào cản trong hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện (nghiên cứu trường hợp các quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội (Trang 47)

Đặc điểm vùng

Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm kinh thành Thăng Long xƣa và thủ đô Hà Nội nay. Quận có diện tích 4,5 km2, với mật độ dân số cao. Hoàn Kiếm có khu vực phố cổ, phố cũ, có nhiều ngành nghề truyền thống nhƣ: may, thêu, đồ gỗ, mỹ nghệ…và là trung tâm dịch vụ thƣơng mại của Thành phố. Với nhiều doanh nghiệp trung ƣơng và địa phƣơng đóng trên địa bàn quận thu hút một lực lƣợng lao động đông đảo trong đó tập trung nhiều lao động lành nghề, có tri thức trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quận Hoàn Kiếm xác định vai trò của KH&CN là công cụ đắc lực cho công tác cải cách hành chính qua đó thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, trên địa bàn quận. Tuy nhiên, do điều

47

kiện diện tích nhỏ hẹp, mật độ dân số quá cao, nên ảnh hƣởng không nhỏ đến việc đầu tƣ, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào hoạt động quản lý nhà nƣớc.

Điều đáng lƣu ý, đây là một trong số ít các đơn vị cấp huyện của Hà Nội tự chủ về kinh phí chi cho nhiệm vụ KH&CN. Ngân sách hàng năm quận sử dụng cho triển khai hoạt động về KH&CN là 200.000.000đ. Cũng chính vì không sử dụng ngân sách thành phố nên việc báo cáo hoạt động của quận về Sở KH&CN không đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Điều này cũng gây những khó khăn nhất định trong việc quản lý của Sở đối với việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp huyện tại quận Hoàn Kiếm.

Hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN đƣợc quận Hoàn Kiếm triển khai từ 2009 đến nay chủ yếu tập trung vào các hoạt động sau12:

Đầu tư cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT):

Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nƣớc là một giải pháp quan trọng trong công tác cải cách hành chính. UBND quận đã thành lập BCĐ CNTT do đồng chí phó chủ tịch thƣờng trực UBND quận làm trƣởng ban. Ban chấp hành Đảng bộ quận đã ban hành Chƣơng trình số 09-Ctr/QU ngày 01/9/2011 về “Tiếp tục đẩy mạnh cải

cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm hoạt động của bộ máy chính quyền công khai, minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả”, Ban Thƣờng vụ Quận ủy đang chỉ đạo xây dựng Đề án

“Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hoạt động của chính

quyền quận, phường” giai đoạn 2011-2015”.

Trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, UBND quận đã có sự quan tâm đầu tƣ bƣớc đầu đƣa CNTT vào ứng dụng trong công tác điều hành chỉ đạo; đến nay, các phòng, ban chuyên môn, các phƣờng đƣợc trang bị máy tính (mỗi cán bộ 1 máy) kết nối với mạng LAN quận; đã triển khai các phần mềm: quản lý công văn đi đến, chuyển nhận văn bản, một cửa, quản lý đăng ký kinh doanh,…

Thông tin KH&CN:

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, mở hội nghị, hội thảo cho các doanh nghiệp trên địa bàn quận hoạt động trong lĩnh vực KH&CN về các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, các chủ trƣơng chính sách và các Quyết định của Thành phố về KH&CN, SHTT, tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng hàng hóa, về an toàn bức xạ hạt nhân…

Triển khai thực hiện các đề án:

48

Hiện nay, Quận Hoàn Kiếm đang xây dựng thực hiện một số đề án nhằm thúc đẩy cho kinh tế, xã hội quận phát triển, nổi bật nhƣ:

- Đề án “Từng bước phục hồi và phát triển phố nghề kim hoàn Hàng Bạc”. - Đề án “Phát triển khu vực Đồng Xuân - Bắc Qua thành trung tâm dịch vụ

thương mại chất lượng cao”.

- Đề án “Phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch trong khu phố cổ, quận Hoàn

Kiếm giai đoạn 2011 – 2020”.

Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng:

Quận tập trung vào hoạt động xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cùng với Đề án Nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng

theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác quản lý hành chính. Việc triển khai hệ

thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính tại quận đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và từng bƣớc chuẩn hóa quy trình quản lý trong hoạt động quản lý hành chính của các phòng, ban, đơn vị thuộc quận.

Bên cạnh đó, quận tổ chức các hoạt động theo dõi, giám sát việc công bố tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hóa đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh do quận quản lý.

Như vậy, có thể thấy hoạt động KH&CN của quận có những điểm rất khác biệt so với các huyện xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về hoạt động KH&CN của đơn vị. Rõ ràng có thể nhận thấy nhu cầu phát triển KH&CN lớn nhất của một đơn vị trung tâm thủ đô nhƣ quận Hoàn Kiếm là nhu cầu hỗ trợ và phát triển dịch vụ. Các hoạt động đƣợc kể trên của quận cũng đã tập trung trả lời cho câu hỏi: quản lý nhà nước về KH&CN hỗ trợ gì phát triển dịch vụ của quận?. Tuy nhiên, có thể thấy các hoạt động đầu tư công nghệ hay áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng dịch vụ chưa thực sự được quan tâm ở đây. Theo một cán bộ phòng kinh tế “Quận chưa kết hợp được các hoạt động nghiên cứu khoa học với sản xuất. Nhiều đơn vị vẫn lúng túng trong việc huy động, khai thác vốn đầu tư đổi mới công nghệ” (nữ, cán bộ phòng

kinh tế Quận Hoàn Kiếm, 34 tuổi)

Khó khăn trong quản lý nhà nƣớc về KH&CN ở quận hiện nay:

- Khó khăn trong việc kết hợp các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất và dịch vụ. Nhiều đơn vị vẫn lúng túng trong việc huy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49

động, khai thác vốn đầu tƣ đổi mới công nghệ, nhiều dịch vụ chƣa đƣợc nâng cao chất lƣợng do chƣa đƣợc đầu tƣ công nghệ.

- Khó khăn trong kết hợp được sức mạnh của các bên hữu quan trong việc xây dựng và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội của quận nói chung, đặc biệt là việc bảo tồn và phát triển khu phố cổ.

- Khó khăn trong việc hình thành hệ thống thông tin tích hợp và hệ thống tích hợp cơ sở dữ liệu do thiếu nhất quán về chuẩn công nghệ và chuẩn cơ sở dữ

liệu khi xây dựng các phần mềm quản lý.

Một số nguyên nhân chính dễ nhận thấy của các khó khăn này là:

- Cán bộ theo dõi hoạt động KH&CN trên địa bàn quận trình độ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng tăng của lĩnh vực KH&CN;

- Nhận thức của một số đơn vị, cá nhân về tầm quan trọng của KH&CN còn hạn chế, chưa thấy hết nguy cơ tụt hậu, chưa năng động, chủ động phát huy nội lực phát triển kinh tế;

- Thiếu nguồn nhân lực về công nghệ thông tin: Việc ứng dụng CNTT trong công

tác chuyên môn ngoài một số phòng, ban đƣợc xây dựng và triển khai ứng dụng phần mềm quản lý chuyên ngành thì hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng các công cụ soạn thảo văn bản và lƣu trữ;

- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng chưa làm tốt việc định hướng, quản lý, thông tin, công nghệ mới trên địa bàn;

- Trang thiết bị và công nghệ lạc hậu nhanh chóng và xuống cấp.

Một phần của tài liệu Nhận diện các rào cản trong hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện (nghiên cứu trường hợp các quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội (Trang 47)