Một vài nhìn nhận về rào cản trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN

Một phần của tài liệu Nhận diện các rào cản trong hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện (nghiên cứu trường hợp các quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội (Trang 85)

cấp huyện nói chung

Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ; Thông tƣ Liên tịch số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV ngày 18/6/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện/thị xã trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN; đến nay nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện đƣợc các tỉnh chính thức giao cho các phòng Công thƣơng và phòng Kinh tế huyện/thành phố, theo đó các huyện đã bố trí 01 lãnh đạo phòng phụ trách lĩnh vực KH&CN và 01 chuyên viên kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ.

Sự ra đời của Thông tƣ số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV thực sự đƣa ra đƣợc một giải pháp lớn và tổng thể cho hoạt động KH&CN cấp huyện, đó là mô hình quản lý độc lập. Giải pháp này đƣợc xem nhƣ cởi trói cho hoạt động KH&CN cấp huyện. Tuy nhiên, đây mới là giải pháp tổng thể và việc triển khai tại cấp cơ sở còn là một quá trình nhiều thách thức và khó khăn. Đây là điều mà nhiều Sở KH&CN các tỉnh có những băn khoăn chung, ví dụ: “...về chức năng nhiệm vụ và điều kiện để thực hiện

việc QLNN đối với KHCN cấp huyện đã rất rõ ràng, đầy đủ. Tuy nhiên, chúng tôi thấy vẫn rất khó thực hiện và tính khả thi rất thấp...”26. Trong quá trình triển khai, hầu hết các tỉnh đều tổ chức hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động quản lý KH&CN cấp huyện để nâng cao hoạt động này tại tỉnh mình cũng nhƣ tổ chức các hội thỏa chia sẻ các khó khăn, thành tựu hay kinh nghiệm với các tỉnh khác. Tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ KH&CN đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện thông tư liên tịch

05/2008/TTLT-BKHCN-BNV và 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV vào ngày 11/8/2009, khách mời là các lãnh đạo Sở KH&CN các tỉnh phía Nam. Tại Đắk Song,

Hội thảo KH&CN cấp cơ sở lần thứ 2 đƣợc tổ chức vào ngày 30/10/2009, do Sở

KH&CN tỉnh Đắk Nông phối hợp với UBND huyện Đắk Song tổ chức, nhằm tìm ra những giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc, giải quyết những hạn chế để thúc đẩy hoạt động KH&CN cấp huyện phát triển; thúc đẩy công tác chuyển giao công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống tại vùng nông thôn; và củng

85

cố công tác quản lý KH&CN cấp huyện...Tại Nghệ An, hội thảo: “Một số mô hình

quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện” đã đƣợc tổ chức trong ngày 6 và 7/11/2009, do

Ban KH&CN Địa phƣơng thuộc Bộ KH&CN phối hợp với Sở KH&CN Nghệ An tổ chức. Hội thảo tập trung trao đổi về thực trạng hoạt động KH&CN cấp huyện hiện nay của các địa phƣơng trong cả nƣớc, phân tích, đánh giá những khó khăn và hạn chế, đúc rút kinh nghiệm, đƣa ra một số định hƣớng hoạt động cho công tác quản lý KH&CN cấp huyện trong thời gian tới. Bên cạnh hoạt động nghiên cứu, các tỉnh thể hiện sự quan tâm tới việc triển khai thông tƣ 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV bằng cách tổ chức các khóa tập huấn cho các cán bộ cấp huyện. Các tỉnh thƣờng phối hợp với Trƣờng Quản lý KH&CN tổ chức Lớp tập huấn “Quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn

huyện, thị” cho các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên các Sở KH&CN theo dõi công tác

KH&CN cấp huyện; các đồng chí là cán bộ UNBD các huyện, thị xã phụ trách công tác KH&CN.

Một số tỉnh đã có những nghiên cứu về hoạt động này trên địa bàn mình để tìm giải pháp phát triển thông qua các bài viết trên tạp chí KH&CN của tỉnh, hay có các nghiên cứu chuyên sâu, phản ánh thực trạng hoạt động này tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh từ khi thực hiện Thông tƣ 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV, từ đó tổng kết về những khó khăn của hoạt động này tại địa phƣơng và một số hƣớng giải pháp, trong đó yêu cầu quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, nội dung của hoạt động KH&CN cấp huyện. Các giải pháp này là những kinh nghiệm quý báu để các tỉnh chia sẻ, trao đổi, học hỏi lẫn nhau, tuy nhiên các giải pháp vẫn còn mang tính khái quát, chƣa cụ thể hóa.

Thực tiễn công tác quản lý khoa học và công nghệ (KH&CN) địa phƣơng hiện nay (đặc biệt là trên địa bàn huyện, xã) đang đặt ra những vấn đề đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ cả về cơ chế, chính sách và tổ chức. Thông qua các nguồn thông tin trực tuyến và các báo cáo, bài viết chuyên sâu của các tỉnh27, tác giả ghi nhận đƣợc những khó khăn/hạn chế nổi cộm trong công tác quản lý KH&CN địa phƣơng hiện nay tại các tỉnh nhƣ sau:

Thứ nhất, chưa có tính hệ thống, đồng bộ, thống nhất đầu mối quản lý từ tỉnh đến huyện, xã

Thông tƣ số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV mới là giải pháp tổng thể và việc triển khai tại cấp cơ sở còn là một quá trình nhiều thách thức và khó khăn. Việc triển

86

khai thông tƣ này ở các tỉnh mới chỉ dừng lại ở việc bố trí cán bộ chuyên trách về KH&CN ở cấp tỉnh và cấp huyện (cụ thể là ra đời phòng Quản lý KH&CN cơ sở thuộc Sở KH&CN và phòng Kinh tế/phòng Công Thƣơng ở cấp huyện) theo hƣớng dẫn của thông tƣ. Tuy nhiên các tỉnh còn lúng túng và triển khai thiếu đồng bộ ở những vấn đề khác bởi chƣa có thông tƣ hƣớng dẫn về các vấn đề đó, ví dụ nhƣ vấn đề sử dụng kinh phí.

Ở cấp tỉnh, Sở KH&CN hầu nhƣ chỉ quản lý trong luồng, chỉ biết đến những đề tài, dự án và những nhiệm vụ KH&CN khác đƣợc đầu tƣ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học. Với số biên chế ít ỏi của Phòng Quản lý KH&CN cơ sở, Sở khó có các hoạt động kiểm soát thực tế tại các địa phƣơng. Thậm chí với cơ chế nhƣ tại thành phố Hà Nội ở trên ta thấy là Sở khó mà kiểm soát các quận/huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp huyện khi có quận/huyện từ chối nhận kinh phí của thành phố nên không triển khai nhiệm vụ và báo cáo với Sở. Trong khi đó, Phòng Kinh tế tại các quận/huyện lại đang loay hoay chƣa tìm ra đƣợc hƣớng phát triển kinh tế - xã hội cho địa phƣơng mình một cách bền vững dù họ vẫn triển khai rất nhiều những hoạt động KH&CN nhƣ ứng dụng tiến bộ KH&CN thực tiễn.

Thứ hai, trình độ, năng lực, nhất là về quản lý KH&CN của người điều hành còn hạn chế

Lãnh đạo các cấp chính quyền có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động KH&CN ở địa phƣơng. Có thể xem đây là mạng những mắt xích quan trọng để phát huy sức mạnh của hoạt động KH&CN. Ngƣời lãnh đạo vừa đóng vai trò là khách thể (khi là ngƣời tiếp nhận ứng dụng KH&CN), vừa là chủ thể (khi quản lý và xây dựng kế hoạch nhân rộng những thành quả do KH&CN mang lại). Do vậy, khả năng huy động sức mạnh của KH&CN ở cấp này phụ thuộc vào nhận thức, năng lực, trình độ, và tính chủ động của ngƣời điều hành, lãnh đạo. Mặc dù KH&CN đƣợc nhắc đến hàng ngày, trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội nhƣng công tác quản lý KH&CN là một vấn đề khá mới mẻ, xa lạ đối với ngƣời điều hành (đặc biệt là ở cấp xã/phƣờng).

Thứ ba, lực lượng thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vẫn còn bất cập

Một thực tế là hiện nay chúng ta có rất nhiều đề tài, dự án nhà nƣớc đồ sộ nhƣng ít đƣợc các ban, ngành chức năng trong tỉnh khai thác sử dụng vì giá trị thực tiễn hạn chế. Đặc biệt, ở các dự án ứng dụng, do thiếu thực tế nên việc chuyển giao

87

một số đối tƣợng (nhƣ cây, con) không phù hợp với điều kiện và tập quán canh tác của địa phƣơng, hạn chế và gặp khó khăn trong việc duy trì và nhân rộng khi kết thúc. Đại diện của tỉnh (Sở KH&CN) là đầu mối giao cho ngành chức năng, và sau khi tiếp nhận, việc triển khai hay không thì chƣa ai kiểm tra giám sát. Còn những đề tài, dự án do các đơn vị địa phƣơng chủ trì, mặc dù am hiểu địa bàn, có nhiều kinh nghiệm thực tế, thuận lợi cho khả năng triển khai kết quả nhƣng trên thực tế, vẫn có nhiều bất cập. Đó là: Hạn chế về năng lực, thông tin và cả quỹ thời gian để triển khai. Nhƣ vậy, xét về góc độ quản lý, các đối tƣợng triển khai nhiệm vụ KH&CN mà cụ thể là hoạt động nghiên cứu và ứng dụng còn bất cập cả về đội ngũ lẫn cơ chế.

Thứ tư, tập quán, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế

Việc lồng ghép các chƣơng trình KH&CN với chƣơng trình kinh tế - xã hội ở địa phƣơng nhìn chung còn hạn chế, chƣa tập trung, và thiếu đột phá, thiếu định hƣớng chiến lƣợc của cấp lãnh đạo. Bên cạnh đó, tập quán, nhận thức và trình độ của ngƣời dân cũng ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật.

Với cách nhìn hệ thống, quá trình quản lý KH&CN cấp huyện bị tác động bởi rất nhiều yếu tố và có thể khái quát các rào cản dẫn tới những hạn chế trong hoạt động này nhƣ sau:

- Rào cản từ yếu tố môi trường: Các chính sách chƣa gắn với đặc điểm của nhu

cầu và khả năng đáp ứng về hoạt động KH&CN cấp huyện ở từng địa phƣơng. - Rào cản từ yếu tố đầu vào:

+ Thông tin: Thiếu các văn bản hƣớng dẫn triển khai hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện, cụ thể là quy chế quản lý hoạt động này cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn khác chƣa đƣợc ban hành.

+ Nhân lực: Thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về KH&CN tại cấp huyện.

+ Kinh phí: Nguồn kinh phí hạn hẹp, đặc biệt kinh phí dành cho chuyển giao các tiến bộ khoa học – công nghệ rất thấp.

- Rào cản từ các yếu tố thực thi: Thiếu sự phối hợp giữa các bên hữu quan, cụ thể

là: chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quản quản lý các cấp và việc gắn kết giữa ba nhà: Nhà quản lý – Nhà khoa học – Nhà sản xuất trong hoạt động KH&CN còn hạn chế.

- Rào cản từ yếu tố đầu ra: Thiếu các định hƣớng mang tính chiến lƣợc đối với

88

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Thông qua việc phân tích thực trạng của hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN tại chƣơng 2, trong chƣơng 3 tác giả đã rút ra đƣợc các rào cản đối với hoạt động này trên cơ sở cách tiếp cận hệ thống, coi hoạt động quản lý là hoạt động có tƣơng tác giữa các yếu tố: đầu vào – chủ thể quản lý – đối tượng bị quản lý – đầu ra

và môi trường. Thực tế, bất kỳ một hoạt động nào cũng đều có thể gặp các trở ngại/rào

cản khi các yếu tố trên không hòa hợp với nhau trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của hệ thống. Không chỉ có hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội mà hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện nói chung tại các tỉnh, thành trên cả nƣớc đang gặp phải những rào cản tới từ tất cả các yếu tố này và có những điểm chung nhất định. Về cơ bản, các nguồn lực đầu vào (tin lực, tài lực, vật lực và nhân lực) đều đang thiếu khiến cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN khó có thể trở nên mạnh đƣợc nếu các địa phƣơng không biết cách tận dụng và kết hợp các nguồn lực. Trong khi đó, sự phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý KH&CN cấp huyện mới đƣợc cụ thể hóa vài năm trở lại đây nên các cơ chế phối hợp giữa các cấp, các phòng ban theo cơ cấu dọc và ngang đều chƣa thực sự trơn tru và hiệu quả, đáng chú ý là chƣa có sự chủ động từ các bên tham gia. Mạng lƣới các bên hữu quan nhƣ ngƣời dân – doanh nghiệp – nhà khoa học cũng chƣa đƣợc phát huy trên cả phƣơng diện cung và cầu về KH&CN. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện cũng không thể tách rời khỏi bối cảnh chung về kinh tế - xã hội của địa phƣơng và quốc gia, do đó, nếu các thế mạnh vùng hay chiến lƣợc phát triển vùng chƣa đƣợc chú trọng trong các chính sách, chiến lƣợc KH&CN của địa phƣơng cũng sẽ tạo ra các hạn chế cho hoạt động này.

Tựu chung, nếu những rào cản trên đƣợc tháo gỡ thì hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện có thể trở nên trơn tru và đạt hiệu quả cao hơn hiện tại. Phần tiếp theo trong luận văn này, tác giả xin đƣa ra một vài khuyến nghị tháo gỡ những rào cản này nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện nói chung và hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội nói riêng.

89

TỔNG KẾT VÀ KHUYẾN NGHỊ

Nhìn nhận một cách tổng quát thì các rào cản này đều đƣợc dẫn tới từ một rào cản lớn nhất có thể khái quát bằng hai từ “thể chế”. Thể chế có thể đƣợc hiểu là những chuẩn mực, quy định, quy tắc, quy phạm, luật lệ tập hợp thành những nguyên tắc tổ chức, nguyên tắc vận hành chi phối một hoạt động cụ thể nào đó, nó phản ánh mối quan hệ chức năng giữa các bộ phận trong một chỉnh thể trong đời sống xã hội. Thể chế trong quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện hiện nay rõ ràng chƣa tạo điều kiện để những rào cản trên bị loại bỏ. Với thể chế hiện hành, kể từ Luật KH&CN năm 2013, vị trí và vai trò của hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện chƣa đƣợc đề cao, cho tới các văn bản hƣớng dẫn của trung ƣơng về hoạt động này còn khá chung chung và mơ hồ, trong khi cấp tỉnh lại thiếu chủ động trong ban hành các văn bản, chính sách phù hợp với đặc thù hoạt động KH&CN cấp huyện trên địa bàn. Do đó, các nhà quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện thực sự vẫn đang lúng túng tìm hƣớng triển khai trong sự ràng buộc các khó khăn cả về tin lực, tài lực, vật lực và nhân lực. Cần thẳng thắn thừa nhận rằng chúng ta không thể mong các nhà khoa học, các doanh nghiệp cùng tham gia vào hoạt động này một cách hiệu quả khi không cho họ cơ chế để tham gia. Chúng ta cũng sẽ không thể có đƣợc sự chủ động gắn kết, hợp tác giữa các bên liên quan theo cả chiều dọc (cấp tính, cấp huyện) và chiều ngang (các trung tâm ứng dụng, các hiệp hội, nghiệp đoàn, các doanh nghiệp,…) khi không có một chính sách ƣu đãi và ràng buộc nào. Do vậy, muốn tháo gỡ các rào cản nêu trên, thực chất cần tháo gỡ nút thắt từ thể chế, từ đó hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện có thể trở nên trơn tru và đạt hiệu quả cao hơn hiện tại.

Một vài khuyến nghị giúp tháo gỡ những rào cản này nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện nói chung và hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội nói riêng có thể đƣợc đƣa ra nhƣ sau:

Đối với hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội

Tháo gỡ rào cản từ yếu tố môi trường: UBND Tp. Hà Nội cần chủ động ban hành những chính sách cho các địa phƣơng để phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn, đặc biệt là khẩn trƣơng ban hành Quy chế quản lýKH&CN cấp quận/huyện/thị xã

Một phần của tài liệu Nhận diện các rào cản trong hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện (nghiên cứu trường hợp các quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)