Các yếu tố tác động tới hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện

Một phần của tài liệu Nhận diện các rào cản trong hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện (nghiên cứu trường hợp các quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội (Trang 29)

Thông qua việc xem xét các khái niệm có liên quan tới hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện nhƣ trên có thể thấy đƣợc hoạt động này mang những đặc trƣng của hoạt động quản lý nói chung và những đặc thù trong lĩnh vực KH&CN. Nếu xét hoạt động này trong tổng thể hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN thì đây chính là khâu trung gian giữa quản lý KH&CN cấp trung ƣơng và ngƣời dân. Nhƣ vậy, với cách tiếp cận hệ thống, có thể chỉ ra các yếu tố tác động tới hoạt động này nhƣ sau: - Các yếu tố môi trường: bối cảnh quốc tế, đất nƣớc và địa phƣơng, chính

sách KH&CN của trung ƣơng và địa phƣơng, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của trung ƣơng và địa phƣơng,…

- Các yếu tố đầu vào: thông tin quản lý (chính sách, chỉ đạo của cấp trên,

quyết định của nhà quản lý, phản hồi từ các đối tƣợng quản lý), công cụ, phƣơng tiện quản lý,…

6

Phần II, Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV ngày 18/6/2008 của Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về KH&CN thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

29

- Đối tượng quản lý: đặc điểm, năng lực quản lý của đối tƣợng quản lý

- Đối tượng bị quản lý: đặc điểm, năng lực thực hiện của đối tƣợng bị quản lý.

- Các yếu tố đầu ra: mục tiêu quản lý đƣợc thực tiễn hóa, phản hồi của đối tƣợng bị quản lý và các kết quả hệ lụy.

Nhìn chung có thể thấy những yêu cầu mới đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện từ cả bên trong lẫn bên ngoài (yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh).

Trước hết, nhu cầu nội tại của cấp huyện là yêu cầu cấp bách cần có một bộ

máy và nhân lực quản lý KH&CN để nhanh chóng đƣa các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn các huyện, xã, vùng sâu, vùng xa bằng việc triển khai các hoạt động KH&CN nhƣ chuyển giao tiến bộ KH&CN, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ, ... từ tỉnh xuống huyện, xã đƣợc thuận lợi và hiệu quả

Thứ hai, bối cảnh chung của quốc gia và quốc tế đặt hoạt động quản lý nhà

nƣớc về KH&CN cấp huyện vào những nhiệm vụ mới khó khăn hơn.

Các địa phƣơng đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) chung của quốc gia nên không tránh khỏi những yêu cầu cũng nhƣ thách thức từ quá trình này. Phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH trên địa bàn địa phƣơng, quản lý KH&CN phải tổ chức các chƣơng trình nghiên cứu khoa học phù hợp với yêu cầu phát triển nhanh, mạnh mẽ của kinh tế - xã hội. Đặc điểm của CNH, HĐH trong thời đại hiện nay là sự gắn bó chặt chẽ giữa KH&CN và sản xuất. Gắn kết nghiên cứu với sản xuất có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm tới hoạt động KH&CN và ép buộc các nhà khoa học hƣớng vào phục vụ thị trƣờng. Thực ra sự gắn kết nghiên cứu với sản xuất đã làm nẩy sinh những quan hệ mới đòi hỏi trách nhiệm mới và sự hỗ trợ mới của Nhà nƣớc (ở đây là Nhà nƣớc cấp địa phƣơng

Xu hƣớng hội nhập quốc tế tạo điều kiện để địa phƣơng quan hệ thẳng, trực tiếp với bên ngoài. Theo đó, vai trò của quản lý địa phƣơng đƣợc tăng cƣờng, nội dung của quản lý địa phƣơng đƣợc mở rộng. Xu hƣớng hội nhập quốc tế buộc các doanh nghiệp phải tích cực áp dụng tiến bộ KH&CN, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, qua đó mà coi trọng hơn đến KH&CN. Thái độ mới của doanh nghiệp có tác dụng đề cao vai trò của quản lý KH&CN nói chung và quản lý KH&CN địa phƣơng nói riêng.

30

Cùng với định hƣớng tích cực tranh thủ thành tựu KH&CN bên ngoài, quản lý KH&CN địa phƣơng còn phải thể hiện vai trò ngăn chặn hiện tƣợng nhập khẩu công nghệ mang lại hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế. Nếu vai trò hƣỡng dẫn, kiểm soát công nghệ nhập không đƣợc các địa phƣơng thực hiện tốt thì sẽ có nguy cơ biến các địa phƣơng nƣớc ta thành bãi rác thải công nghệ của thế giới.

31

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện là xem là một trong những hoạt động quản lý quan trọng của Nhà nƣớc trong việc tăng cƣờng nội lực KH&CN của quốc gia cũng nhƣ gắn kết KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng nói riêng, quốc gia nói chung. Việc quy định cụ thể về nội dung, trách nhiệm của quản lý nhà nƣớc về KH&CN trong các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc giúp cho hệ thống quản lý đƣợc kiện toàn từ trung ƣơng tới địa phƣơng trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về KH&CN. Trong đó, đáng lƣu ý là sự ra đời của Thông tƣ liên tịch số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV ngày 18 tháng 6 năm 2008, giúp tháo đƣợc nút thắt lớn trong hoạt động KH&CN cấp huyện, đó là trao quyền tự chủ cho hoạt động KH&CN cấp huyện thông qua việc cụ thể hóa về chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan trong hoạt động KH&CN cấp huyện.

Xuất phát từ đặc thù của hoạt động KH&CN cấp huyện cho thấy nhu cầu lớn nhất ở cấp huyện về KH&CN chính là đƣợc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển, do đó, quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện có những đặc thù khác với quản lý nhà nƣớc về KH&CN ở các cấp khác. Đặt hoạt động KH&CN cấp huyện trong những tác động của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu hƣớng hội nhập quốc tế cho thấy rõ hơn vai trò, vị trí và đặc điểm của nó, đồng thời đặt ra những rào cản đối với quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện. Với cách tiếp cận hệ thống cho thấy quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện là một hoạt động chịu tác động từ các yếu tố đầu vào, đầu ra, yếu tố thực thi và các tác nhân từ môi trƣờng, do đó, các rào cản cũng có thể xuất hiện trong quá trình chủ thể quản lý tác động lên đối tƣợng quản lý theo các hƣớng nhƣ trên. Trên cơ sở cách tiếp cận này, tác giả tập trung vào việc phân tích và chỉ ra các rào cản đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện một cách cụ thể trong chƣơng 2.

32

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA

Một phần của tài liệu Nhận diện các rào cản trong hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện (nghiên cứu trường hợp các quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)