Huyện Sóc Sơn

Một phần của tài liệu Nhận diện các rào cản trong hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện (nghiên cứu trường hợp các quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội (Trang 54)

Đặc điểm vùng

Sóc Sơn là huyện ngoại thành , nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội , có diện tích tự nhiên 306,5 km2, rộng thứ 2 của Hà Nội. Địa hình đa dạng bao gồm đồng bằng ven sông, đồi gò thấp và núi cao . Huyê ̣n Sóc Sơn giáp các huyện : Phổ Yên - Thái Nguyên, Yên Phong - Bắc Ninh; Hiệp Hòa- Bắc Giang; Thị xã Phúc Yên- Vĩnh Phúc; Mê Linh, Đông Anh - Hà Nội, có các dự án lớn đang đƣợc triển khai: đƣờng nối sân bay quốc tế Nội Bài – cầu Nhật Tân, quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên, dự án Nhà ga hành khách T2, cảng hàng không quốc tế Nội Bài và đƣờng cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Diện tích đất nông lâm nghiệp 18.040,62ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp 13.205,9 ha, 4.436,6ha đất rừng, trên địa bàn huyện có 3 sông và 34 hồ đập, tạo cảnh quan môi trƣờng sinh thái, có lƣợng nƣớc đảm bảo đủ cung cấp phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ cho sản xuất rau. Nếu nhƣ trƣớc đây Sóc Sơn là huyện thuần nông thì với vị trí và vai trò nhƣ hiện nay, đây là địa phƣơng hứa hẹn nhiều về phát triển du lịch và dịch vụ.

Hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN đƣợc huyện Sóc Sơn triển khai từ 2009 đến nay chủ yếu tập trung vào các hoạt động sau14

:

Áp dụng tiến bộ KH&CN vào thực tế:

Từ thành công của mô hình thí điểm đƣa cơ giới hóa vào sản xuất vụ xuân vừa qua tại xã Tân Hƣng, huyện Sóc Sơn đã nhân rộng mô hình ra các xã khác. Để các mô hình trình diễn thành công, huyện đã dành 6 tỷ đồng hỗ trợ 100% kinh phí mua máy cấy và dụng cụ đi kèm, 100% kinh phí tập huấn và 50% kinh phí tổ chức triển khai mô hình nên các địa phƣơng triển khai khá nhanh và hiệu quả. Ngoài ra, huyện còn cấp

54

ngân sách cho Hội Nông dân 2 tỷ đồng để tín chấp cho nông dân vay và hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong thời hạn 3 năm, khiến nông dân phấn khởi, mạnh dạn đầu tƣ mua máy móc phục vụ sản xuất. Đến nay, ngoài 11 máy cấy và dụng cụ đi kèm đƣợc huyện hỗ trợ, đã có 32 hồ sơ của các hộ, HTX, tổ hợp sản xuất đăng ký vay tín chấp mua máy cấy.

Bên cạnh đó, đáng chú ý là UBND huyện đã tổ chức triển khai dự án “Ứng

dụng KHCN phát triển sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn huyện Sóc Sơn”. Từ năm

2008 đƣợc sự quan tâm của Trung ƣơng Hội nông dân Việt Nam, Tổ chức ADDA Đan Mạch tại Việt Nam phối hợp tổ chức các lớp huấn luyện kỹ thuật canh tác hữu cơ cho hàng nghìn nông dân, thành lập các nhóm liên nhóm và HTX thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc trong quy trình sản xuất rau hữu cơ và sự giám sát của hệ thống quản lý chất lƣợng sản phẩm của tổ chức ADDA Đan Mạch. Đến nay trên toàn huyện đã có 14 nhóm, 02 liên nhóm và 02 HTX sản xuất rau hữu cơ, các nhóm sản xuất rau hữu cơ đƣợc tổ chức ADDA kiểm tra giám sát và cấp chứng nhận sản phẩm rau hữu cơ. Trong những năm qua huyện Sóc Sơn đã chủ động tích cực ứng dụng KH&CN trong việc thực hiện quy trình, quản lý, tổ chức sản xuất rau hữu cơ. Đồng thời thành lập Ban quản lý và các tiểu ban sản xuất; tiểu ban giám sát chất lƣợng, tiểu ban makettinh sản phẩm theo các tiêu chuẩn hữu cơ nhƣ:

+ Sử dụng phân bón tự nhiên nhƣ cây phân xanh hoặc phân ủ hoai mục (không sử dụng phân hóa học)

+ Luân xen canh, nhổ cỏ bằng tay và dùng lớp phủ để kiểm soát cỏ dại (không sử thuốc diệt cỏ hóa học để kiểm soát cỏ dại).

+ Tuân theo quy luật sinh trƣởng tự nhiên của cây trồng (không sử dụng thuốc khích thích sinh trƣởng).

+ Sử dụng côn trùng và các loại thảo mộc có ích, đặt bẫy dẫn dụ và luân canh cây trồng để kiểm soát sâu bệnh hại (không dùng thuốc hóa hoạc để diệt côn trùng và phòng trừ sâu bệnh).

+ Quản lý chất lƣợng đƣợc quan tâm hàng đầu từ đầu vào và đầu ra, kiểm tra chéo giữa các nhóm trong sản xuất, các hộ vi phạm sẽ bị phạt hành chính và bị loại ra khỏi nhóm sản xuất. Do vậy sản phẩm sản xuất ra thực sự đảm bản sức khỏe cho ngƣời sử dụng

55

+ Ứng dụng công nghệ thông tin lập trang Website giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ.

Hoạt động SHTT:

Để mở rộng sản xuất và khẳng định chất lƣợng thƣơng hiệu rau hữu cơ Sóc Sơn trên thị trƣờng, đƣợc sự quan tâm của UBND Thành phố, Sở KH&CN Hà Nội, năm 2011 UBND huyện Sóc Sơn đã và đang triển khai xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm rau hữu cơ Sóc Sơn.

Như vậy, có thể thấy hoạt động KH&CN của huyện Sóc Sơn trong những năm qua đã thu đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, nâng cao hiệu quả sản xuất của ngƣời nông dân cũng nhƣ trong sản xuất của các doanh nghiệp làm tăng thu nhập cho ngƣời lao động góp phần vào xây dựng nông thôn mới của huyện. Trong đó, đáng chú ý là hai hoạt động: áp dụng tiến bộ KH&CN vào thực tế và hoạt động SHTT. Huyện đã biết huy động các nguồn lực (bao gồm cả nội lực và ngoại lực) và dám đầu tƣ kinh phí lớn (huy động từ nhiều nguồn) vào trong quá trình chuyển giao và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn nên đã tạo ra những hiệu quả cao. Đa dạng hóa nguồn lực,

đa dạng hóa nguồn kinh phí và đầu tư có tầm chiến lược của lãnh đạo - chính là điểm làm mới của huyện so với các địa phương khác trên địa bàn Tp. Hà Nội. Cho tới này,

sự triển khai đồng bộ, ứng dụng KH&CN của các nhóm sản xuất rau hữu cơ đến nay sản xuất rau hữu cơ đã đạt đƣợc những kết quả khả quan:

- Sản phẩm rau hữu cơ đa dạng trên 40 loại rau củ, quả các loại, đã ký hợp đồng cung ứng rau hàng ngày với Công ty CP chất lƣợng quốc tế, Công ty ASINCO, Công ty JBC, Công ty ECOMAT, Công ty Phúc Đại Việt và các nhóm khách hàng tiêu thụ rau tại Hà Nội với sản lƣợng mỗi tháng 75-80 tấn rau hữu cơ các loại.

- Điển hình nhóm sản xuất rau Bái Thƣợng xã Thanh Xuân gồm 10 thành viên đã tổ chức sản xuất rau hữu cơ cung cấp cho 42 nhóm khách hàng, trong đó có 06 nhóm khách hàng là ngƣời nƣớc ngoài trong các Đại sứ quán nhƣ Na uy, Pháp, Canada, Phần Lan, Úc… 17 cơ quan đơn vị và 19 nhóm đối tƣợng khác với sản lƣợng 4,5 - 5tấn/tháng, đem thu nhập cho mỗi thành viên trong nhóm từ 3-3,5 triệu đồng/tháng.

Khó khăn trong quản lý nhà nƣớc về KH&CN ở huyện hiện nay: - Khó khăn trong việc quản lý nhãn hiệu tập thể

56

- Khó khăn trong việc định hƣớng phát triển để phù hợp với tình hình mới: chuyển đổi từ một huyện thuần nông mở rộng thành một huyện phát triển mạnh về du lịch và dịch vụ.

Một số nguyên nhân chính dễ nhận thấy của các khó khăn này là:

Theo định hƣớng của huyện Sóc Sơn trong những năm tới phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp sạch tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có thƣơng hiệu và đồng bộ từ khâu sản xuất đến chế biến tiêu thụ, cụ thể trong trồng trọt phát triển mạnh các vùng rau, hoa cây ăn quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng và phát triển du lịch sinh thái. Quy hoạch phát triển diện tích sản xuất rau xanh đến năm 2020 của huyện Sóc Sơn gồm 10 xã với 15 vùng sản xuất rau tập trung (trên 20ha canh tác/vùng) năm 2015 là 655ha, năm 2020: 880 ha. Trong đó tập trung sản xuất rau hữu cơ ở các xã Thanh Xuân, Đông Xuân, Xuân Giang, Tân Hƣng, Tân Dân, đa dạng về chủng loại đảm bảo về chất lƣợng để cung cấp cho thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Nhận diện các rào cản trong hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện (nghiên cứu trường hợp các quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)