Đặc điểm vùng
Huyện Thanh Oai nằm ở phía Nam thủ đô Hà Nội, có trung tâm là thị trấn Kim Bài, cách trung tâm thủ đô hơn 20km theo quốc lộ 21B. Thanh Oai là huyện đồng bằng thuần nông, nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hà Nội. Huyện phía Bắc và phía Tây Bắc giáp quận Hà Đông; phía Tây giáp huyện Chƣơng Mỹ; phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa; phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên; phía Đông giáp huyện Thƣờng Tín và phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì. Với vai trò là cửa ngõ và là vành đai thực phẩm phía Nam thủ đô Hà Nội, huyện Thanh Oai có lợi thế rất lớn về thị trƣờng tiêu thụ nông sản và là địa bàn tiêu thụ một khối lƣợng đáng kể hàng tiêu dùng sản xuất ở nội thành. Về cơ bản đây là một huyện thuần nông và có một số làng nghề lâu đời nhƣ nghề làm nón (làng Chuông).
Huyện Thanh Oai là một trong những đơn vị tích cực trong việc triển khai hoạt động KH&CN ở cấp huyện. Kể từ năm 2009 đến nay, huyện đều thực hiện nhiệm vụ KH&CN và có báo cáo rất nghiêm túc.
Hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN đƣợc huyện Thanh Oai triển khai từ 2009 đến nay chủ yếu tập trung vào các hoạt động sau16:
Công tác thông tin KH&CN:
UBND huyện đã giao cho phòng Kinh tế chủ động ký hợp đồng với Đài truyền thanh của huyện và phát thanh các xã, thị trấn mỗi tháng 2 lần với 12 tin bài đƣợc biên tập theo các nội dung chƣơng trình KH&CN của huyện.
Tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ KH&CN đƣợc ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, các vấn đề môi trƣờng bức xúc của thành phố hiện nay, gƣơng điển hình về Nhà khoa học của môi trƣờng, sự thành công trong việc áp dụng
58
KH&CN vào sản xuất nuôi trồng và thƣơng phẩm, đổi mới công tác quản lý gắn hoạt động nghiên cứu với thực hiện cuộc sống,…giúp ngƣời dân và các nhà sản xuất học hỏi đƣợc những kinh nghiệm để áp dụng vào sản xuất góp phần nâng cao giá trị sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
Phong trào sáng kiến, sáng tạo:
UBND huyện giao phòng Kinh tế phối hợp với Liên đoàn lao động, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên huyện tổ chức hội nghị phong trào lao động, sáng tạo, sáng kiến phổ biến lựa chọn tiến bộ KH&CN, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tới lãnh đạo và các ngành đoàn thể của các xã, thị trấn trong huyện.
Áp dụng tiến bộ KH&CN vào thực tế:
Huyện Thanh Oai trong những năm qua đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp đã đƣợc triển khai sâu rộng trên các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và đạt đƣợc những kết quả đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của huyện, trong đó nổi bật nhất là áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa, khảo nghiệm dẫn nhập đánh giá phù hợp giống cây trồng, con vật nuôi, các mô hình sản xuất lúa cá kết hợp… Nhiều mô hình đƣợc triển khai có hiệu quả, nhƣ: mô hình lúa Nếp cái Hoa vàng ở xã Tam Hƣng cho thu nhập gấp 2-2,5 lần so với lúa thƣờng, mô hình trồng Hoa Ly ở xã Bích Hoà, Cao Viên mô hình sản xuất lúa hàng hoá ở xã Thanh Văn, mô hình trồng Cam Canh, bƣởi Diễn ở xã Kim An, Cao Viên cho thu từ 400-500 triệu đồng/ha, mô hình chăn nuôi Lợn theo hƣớng an toàn sinh học ở trang trại HTX Hoàng Long Tân Ƣớc, mô hình nuôi Ba ba, cá chép lai cho thu nhập từ 400-500 triệu đồng/ha, mô hình liên kết chăn nuôi tiêu thụ trứng vịt Liên châu, mô hình gà ri lai thả vƣờn ở Cao Dƣơng, các biện pháp phòng bệnh và bảo vệ môi trƣờng. Đã tổ chức trình diễn các công cụ làm đất, máy cấy, máy gặt ở xã Liên Châu, Tân Ƣớc…UBND huyện đã đầu tƣ ngân sách hỗ trợ giá các loại giống lúa có năng suất, chất lƣợng cao, xây dựng đề án cơ giới hoá, xử lý kịp thời các loại sâu, bệnh hại mới mức hỗ trợ năm 2013 khoảng 6,5 tỷ đồng, do vậy năng suất lúa bình quân năm 2013 đã đạt trên 120tạ/ha.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, KH&CN đƣợc áp dụng để tạo nguồn giống gia súc, gia cầm cho năng suất, chất lƣợng tốt; áp dụng công nghệ lên men sinh học để ủ thức
59
ăn, tăng giá trị dinh dƣỡng; phòng trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm. Đáng chú ý là việc đƣa các giống bò hƣớng thịt, đàn gà Lƣơng Phƣợng đã đƣợc nông dân áp dụng, nhân rộng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các loại vacxin đƣợc phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc nhƣ: vacxin phòng thƣơng hàn, vacxin phòng bệnh phù đầu cho lợn con, vacxin chịu nhiệt phòng bệnh toi gà,...Năm 2013, để khuyến khích nông dân chuyển đổi mô hình canh tác trong chăn nuôi tập trung, UBND huyện đã giao cho phòng Kinh tế phối hợp với trạm Khuyến nông huyện tổ chức chuyển giao tiến bộ KH&CN vào mô hình chăn nuôi gà ri lai thả vƣờn. 30 hộ chăn nuôi tại xã Cao Dƣơng đồng thời triển khai ứng dụng làm mô hình gà ri lai thả vƣờn với quy mô 1000 con gà thực hiện tại một trang trại hộ chăn nuôi tại thôn Áng Phao xã Cao Dƣơng. Kết quả bƣớc đầu đã thu lợi nhuận trên 20 triệu đồng.
Bên cạnh đó, huyện tiếp tục thực hiện ứng dụng tiến bộ KH&CN vào trồng hoa ly ở một số xã để mở rộng diện tích trồng hoa, tăng thu nhập cho nông dân bởi trồng hoa đem lại lợi nhuận cao gấp 4-5 lần so với trồng lúa.
Không dừng lại ở đó, huyện còn chuyển giao các mô hình ứng dụng nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, canh tác phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa làng của mỗi địa phƣơng. Nhiều ứng dụng kỹ thuật góp phần tăng diện tích nuôi trồng, có ý nghĩa chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, tăng thu nhập cho nhân dân. Hiện nay, đã có nhiều hộ nông dân thoát nghèo và vƣơn lên trở thành hộ nông dân làm ăn giỏi nhờ việc áp dụng thành công các tiến bộ khoa học-kỹ thuật nhƣ ông Lê Văn Giáp, Nguyễn Trung Mạnh, Lê Đức Thu xã Cao Viên, ông Nguyễn Đức Thắng thôn Tràng Cát xã Kim An…
Đồng thời để đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, huyện đã xây dựng đề án “Phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp” đẩy mạnh việc đƣa máy gặt đập liên hoàn, máy làm đất, máy cấy phục vụ sản xuất nông nghiệp góp phần giảm chi phí và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng:
Để thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành chính sách pháp luật KH&CN, UBND huyện đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra về đo lƣờng, nhãn hàng hóa, các điều kiện kinh doanh theo quy định, đặc biệt đối với các cơ sở kinh doanh Gas trên địa bàn.
60
Hoạt động SHTT:
Thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo Quyết định số: 5182/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ năm 2010, đƣợc sự hỗ trợ của Sở KH&CN Tp. Hà Nội, UBND huyện Thanh Oai đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng nhãn hiệu tập thể nón Chuông, một làng nghề truyền
thống, nổi tiếng từ lâu đời đối với huyê ̣n Thanh Oai . UBND huyện đã nhận thức rất rõ rằng để nón làng Chuông đƣơ ̣c khẳng đi ̣nh danh tiếng , có chỗ đứng trên thị trƣờng thì viê ̣c xây dƣ̣ng thƣơng hiê ̣u tâ ̣p thể nón Chuông là trách nhiê ̣m của các cấp , các ngành. Do đó, nhiệm vụ xây dựng nhãn hiệu tập thể nón Chuông đƣợc giao từ tháng 11 năm 2010, đến nay, những công việc cơ bản của nhiệm vụ đã hoàn thiện, theo đó bộ hồ sơ pháp lý đã đƣợc nộp Cục SHTT ngày 14 tháng 10 năm 2011, chủ sở hữu là Hợp tác xã nông nghiệp xã Phƣơng Trung. Bên cạnh việc đăng ký nhãn hiệu, một mặt huyê ̣n đã chú trọng c ông tác tuyên truyền để nhân dân hiểu về lợi ích của nhãn hiệu tập thể , một mặt từng bƣớc nâng cao nhận thức của ngƣời dân cũng nhƣ đội ngũ cán bộ quản lý để dần dần thay đổi thói quen của ngƣời dân trong sản xuất và kinh doanh nón làng Chuông. Sau khi cân nhắc các mô hình quản lý tập thể khác nhau , đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của từng mô hình, trong hai mô hình chính là Hội làng nghề và HTX thì Đảng ủy, HĐND, UBND xã Phƣơng Trung cũng nhƣ UBND huyện Thanh Oai đã thống nhất lựa chọn mô hình HTX và giao cho HTX Nông nghiệp xã Phƣơng Trung là chủ sở hữu tiến hành quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể nón Chuông sau này. Đối với HTX thì đây vừa là nhiệm vụ đƣợc giao và là cơ hội để HTX tiếp cận , thay đổi cả tƣ duy và hành động trong công tác quản lý và phát triển làng nghề trong tình hình mới. UBND huyê ̣n đã giao cho p hòng Kinh tế chức năng kết hợp với phòng SHTT - Sở KH&CN Hà Nội và đơn vị tƣ vấn trên cơ sở mô hình quản lý nêu trên , xây dựng các văn bản quản lý và phát triển nhãn hiê ̣u tâ ̣p th ể cho HTX nông nghiệp xã Phƣơng Trung. Trong quá trình triển khai, có những khó khăn nhất định cho các cán bộ lãnh đạo của huyện “Sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu tập thể nói riêng tại Việt
Nam nói chung và với chính quyền cấp cơ sở chúng tôi là vấn đề mới. Chính vì vậy, không chỉ đội ngũ cán bộ quản lý mà cả người dân vẫn còn rất bỡ ngỡ khi tiếp cận vấn đề này. Theo đó nhận thức của người dân và cán bộ quản lý về vấn đề Sở hữu trí tuệ, luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu tập thể còn rất hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ
61
đến quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhãn hiệu tập thể” (nam, cán bộ lãnh đạo
huyện Thanh Oai, 50 tuổi)
Bên cạnh đó, huyện đã Xây dựng thƣơng hiệu “Lồng chim Dân Hoà” của xã Dân Hòa để đƣa các sản phẩm làng nghề có tên tuổi vào trị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ hƣớng tới xuất khẩu góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho ngƣời sản xuất.
Như vậy, có thể thấy hoạt động KH&CN của huyện Thanh Oai trong những năm qua đã thu đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, nâng cao hiệu quả sản xuất của ngƣời nông dân cũng nhƣ trong sản xuất của các doanh nghiệp làm tăng thu nhập cho ngƣời lao động góp phần vào xây dựng nông thôn mới của huyện. Trong đó, đáng chú ý là hai hoạt động: áp dụng tiến bộ KH&CN vào thực tế và hoạt động SHTT. Kết quả chuyển giao đƣợc thể hiện rõ trong từng lĩnh vực cụ thể. Đơn cử nhƣ ở lĩnh vực trồng trọt, về cơ cấu sản xuất, đã duy trì đƣợc 3vụ/năm (2 lúa và 1 vụ đông) trên cơ sở thay thế giống lúa năng suất thấp bằng giống lúa có năng suất chất lƣợng cao, tăng hiệu quả sản xuất; chuyển một số diện tích canh tác kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Vụ Đông -Xuân trồng các cây ngắn ngày (ngô, rau, đậu, khoai...) cho hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ nhân rộng những mô hình hiệu quả, ngành trồng trọt còn triển khai đồng bộ các kỹ thuật tiến bộ về giống, dinh dƣỡng, kỹ thuật bảo vệ cây trồng...Việc tập trung xây dựng và hỗ trợ phát triển một số thƣơng hiệu làng nghề đã và đang đem tới một hƣớng kinh doanh mới cho ngƣời lao động, gia tăng giá trị và vị thế sản phẩm trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
Khó khăn trong quản lý nhà nƣớc về KH&CN ở huyện hiện nay là:
- Khó khăn trong triển khai các hoạt động áp dụng tiến bộ KH&CN vào thực tế:
Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm có năng suất cao, chất lƣợng tốt đòi hỏi phải có nguồn đầu tƣ rất lớn. Trong khi đó, hỗ trợ của Thành phố đối với chƣơng trình phát triển nông nghiệp-nông thôn còn hạn chế, chƣa thể thúc đẩy phổ biến và áp dụng khoa học - công nghệ. Hằng năm huyện nhận một mức kinh phí cho thực hiện nhiệm vụ KH&CN dƣới 200 triệu đồng/năm (năm 2013 là 150 triệu đồng), trong đó chi cho chuyển giao các tiến bộ KH&CN của huyện chiếm một nửa số kinh phí đó. Với khoảng 100 triệu đồng có lẽ chỉ để mua vài con giống chứ không thể triển khai một chuyển giao công nghệ nào lớn hơn.
62
- Khó khăn trong việc xây dựng nhãn hiệu tập thể: SHTT nói chung và nhãn hiệu
tập thể nói riêng tại Việt Nam nói chung và với chính quyền cấp cơ sở là vấn đề mới. Chính vì vậy, không chỉ đội ngũ cán bộ quản lý mà cả ngƣời dân vẫn còn rất bỡ ngỡ khi tiếp cận vấn đề này. Theo đó nhận thức của ngƣời dân và cán bộ quản lý về vấn đề SHTT, nhãn hiệu tập thể còn rất hạn chế. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhãn hiệu tập thể. Trong vài năm gần đây, Việt Nam chúng ta mới quan tâm đến công tác xây dựng nhãn hiệu tập thể (trƣớc đây chỉ quan tâm đến nhãn hiệu của doanh nghiệp là chính), vì vậy mà kinh nghiệm xây dựng và quản lý Nhãn hiệu tập thể, điển hình thành công trong xây dựng nhãn hiệu tập thể là chƣa có để có thể học hỏi rút kinh nghiệm.
- Khó khăn trong việc quản lý nhãn hiệu tập thể: Trƣớc hết có thể thấy nhãn hiệu
tập thể là nhãn hiệu đặc thù, vì nhãn hiệu này có đặc điểm là nhãn hiệu sở hữu chung và sử dụng chung cho nhiều ngƣời với cùng một sản phẩm. Chính vì vậy, để việc xây dựng nhãn hiệu tập thể thành công phải nhận đƣợc sự đồng thuận của các thành viên trong tập thể đó. Và theo đó, việc lựa chọn tổ chức nào, mô hình nào để thu hút bà con là vấn đề quan trọng mang tính quyết định đến thành công hay thất bại khi thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhãn hiệu tập thể. Bên cạnh đó, xây dựng nhãn hiệu tập thể, thực chất là xây dựng một mô hình sản xuất và kinh doanh mới, theo đó ngƣời dân phải thay đổi thói quen sản xuất truyền thống nhỏ lẻ theo hƣớng liên kết, chuyên môn hóa. Việc thay đổi thói quen là không dễ dàng vì thói quen đã in sâu trong tiềm thức của ngƣời dân trong sản xuất và kinh doanh nón Chuông.
- Khó khăn trong việc phát triển dịch vụ: Nguồn kinh phí của địa phƣơng còn hạn
chế, cơ sở vật chất của các xã còn nhiều khó khăn do đó khó có thể phát triển các dịch vụ. Đơn cử nhƣ HTX nông nghiệp xã Phƣơng Trung đƣợc giao cho quản lý nhãn hiệu tập thể nón làng Chuông nhƣng cũng vẫn loay hoay trong việc làm thế nào để đƣa nón làng Chuông tới thị trƣờng một cách hiệu quả.
Một số nguyên nhân chính dễ nhận thấy của các khó khăn này là: - Kinh phí dành cho nhiệm vụ KH&CN còn quá eo hẹp;
- Nhân lực triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN còn thiếu cả về chất và lượng;
63
- Thiếu các định hướng phát triển dài hạn/mang tính chiến lược từ cấp tỉnh;
- Chưa có chính sách phát huy vai trò của các nguồn lực trong xã hội tham gia vào hoạt động KH&CN cấp huyện. Thực tế huyện mới chỉ thu hút đƣợc các hộ
nông dân đơn lẻ hoặc một vài hợp tác xã, trang trại tham gia áp dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất.