Rào cản từ các yếu tố thực thi: Thiếu sự phối hợp giữa các bên hữu quan

Một phần của tài liệu Nhận diện các rào cản trong hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện (nghiên cứu trường hợp các quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội (Trang 80)

Trƣớc hết cần thấy rằng mối quan hệ gắn kết giữa cấp tỉnh và cấp huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội trong triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện hiện nay là chƣa cao. Ở cả hai cấp đều đang trong trạng thái bị động khi triển khai các nhiệm vụ của mình. Cấp tỉnh chờ kế hoạch đƣợc giao và ngân sách phân bổ từ thành phố và cấp huyện chờ kế hoạch đƣợc giao và ngân sách phân bổ từ cấp tỉnh. Rồi cấp tỉnh đợi cấp huyện nộp các thuyết minh nhiệm vụ để phê duyệt và đợi cấp huyện báo cáo. Cơ chế kiểm soát giữa cấp tỉnh đối với cấp huyện là chƣa có. Sự chủ động đề xuất

80

nhiệm vụ KH&CN từ cấp tỉnh cũng nhƣ cấp huyện là chƣa có đối với quản lý nhà nƣớc về KH&CN cấp huyện. Một phần nguyên nhân chính dẫn tới sự bị động này là do thành phố chƣa có những chính sách cụ thể về chế độ báo cáo, ƣu tiên,…trong hoạt động này. Liệu một đề xuất nhiệm vụ KH&CN từ cấp huyện cao hơn rất nhiều lần so

với mức kinh phí được phân bổ cho địa phương đó thì nhiệm vụ đó có được phê duyệt để triển khai? Điều này dƣờng nhƣ là rất khó trong thực tế hiện nay trên địa bàn Tp.

Hà Nội.

Thứ hai, thành phố cũng nhƣ các quận/huyện/thị xã trên địa bàn chƣa có chính sách phát huy vai trò của các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia vào hoạt động KH&CN cấp huyện, trong đó quan trọng nhất là chƣa thu hút đƣợc các doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển giao và áp dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất.

Do đó, tăng cƣờng sự tƣơng tác, phối hợp giữa cơ quan chuyên môn cấp huyện và cấp tỉnh trong quá trình triển khai hoạt động KH&CN cấp huyện trên địa bàn là một trong những mấu chốt quan trọng để phát triển hoạt động KH&CN cấp huyện.

Đối với cấp tỉnh:Sở thƣờng xuyên tổ chức khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, tăng cƣờng sự phối hợp trong hoạt động KH&CN với các quận, huyện và hƣớng dẫn, nắm bắt, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

Đối với cấp huyện:

- Các quận, huyện, thị xã phải chủ động đề xuất các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết cho địa phƣơng mình về các mặt khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao đời sống nhân dân, phát triển quận, huyện, thị xã ngày một tốt hơn góp sức xây dựng thành phố Hà Nội ngày càng phát triển.

- Các quận, huyện, thị xã cần khảo sát kỹ những điều kiện của mình, có định hƣớng phát triển đề ra các yêu cầu nhƣ vấn đề quy hoạch, xây dựng nông thôn mới, phát triển làng nghề, bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử, xây dựng bản sắc và thƣơng hiệu cho chính mình phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật để xây dựng địa phƣơng mình phát triển một cách toàn diện.

3.1.4. Rào cản từ yếu tố đầu ra: Thiếu các định hướng mang tính chiến lược đối với các kết quả đầu ra trong hoạt động KH&CN tại các quận/huyện

Tiềm năng vùng có đƣợc phát huy hiệu quả hay không cần tới các giải pháp phát triển mang tính chiến lƣợc. Việc thiếu các định hƣớng phát triển dài hạn/mang

81

tính chiến lƣợc và các ƣu tiên phát triển từ cấp tỉnh dẫn tới những hạn chế trong phát triển của cấp huyện. Hiện nay, hầu hết các huyện trên địa bàn thành phố đều đang lúng túng trong việc lựa chọn hƣớng đi để phát triển những tiềm năng địa phƣơng hay nói cách khác là các huyện đang phát triển KH&CN một cách tự phát. Đơn cử nhƣ huyện Thanh Oai, dự phát trồng hoa thay lúa vì hoa mang lại lợi nhuận gấp tới 4-5 lần lúa với quy mô toàn huyện nếu không cẩn thận sẽ gặp thất bại cũng giống nhƣ trồng hoa hồng xuất khẩu ở tỉnh Hải Dƣơng24 cách đây vài năm. Viễn cảnh này có thể cấp huyện chƣa nhận ra và cần sự định hƣớng, hỗ trợ của cấp tỉnh. Hay một ví dụ khác là định hƣớng phát triển các làng nghề hiện nay ở Hà Nội cũng đang gặp những khó khăn.

UBND thành phố với tầm nhìn rộng của mình trong chiến lƣợc phát triển chung của thành phố cần có những chiến lƣợc phát triển cụ thể đối với từng địa phƣơng và có những định hƣớng giúp địa phƣơng khai thác những thế mạnh vùng của mình. Để giải quyết tốt bài toán đầu ra đối với KH&CN cấp huyện chúng ta không thể bỏ qua chiến lƣợc phát triển nông thôn của thành phố. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN xét tới cùng cũng nhằm mục đích phát triển cấp huyện theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên làm thế nào để vận dụng KH&CN thực hiện các mục tiêu của chiến lƣợc nông thôn mới ở các huyện là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vừa qua ở Tp. Hà Nội, điều này chƣa đƣợc thể hiện rõ.

Hà Nội hiện có gần 4 triệu ngƣời đang sinh sống ở nông thôn, chiếm gần 60% tổng dân số với diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp trên 192 ha. Để tiếp tục thay đổi diện mạo nông thôn mới Hà Nội, ngày 29/8/2011, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã xây dựng Chƣơng trình “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng

bước nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2011 – 2015, nhằm cụ thể hóa và tổ chức

thực hiện Nghị quyết XV, Đại hội Đảng bộ Thành phố. Trong đó nội dung Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình, đề án trọng tâm, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhƣ: Phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lƣợng cao, phát triển sản xuất và tiêu thu ̣ rau an toàn , phát triển cây ăn quả đặc sản, phát triển sản xuất hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao, phát triển vùng chè chất lƣợng cao, chuyển đổi rừng keo, bạch đàn sang trồng rừng sinh thái, cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển chăn nuôi hàng hóa xa khu dân cƣ, phát triển nuôi trồng thủy sản…và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để tăng nhanh năng suất, hiệu

82

quả của sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân là những nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn Thủ đô

(theo QĐ Số 17, Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030, ngày 09/07/2012). Chính vì vậy , KH&CN cần

trở thành động lực mạnh mẽ cho tăng trƣởng , những nô ̣i dung KH &CN cần là ƣu tiên phát triển ngành công nghệ sinh học; nghiên cứu, phát triển cơ giới hoá khâu canh tác, công nghệ chế biến sau thu hoạch nhằm giảm nhẹ lao động nặng và nâng cao năng suất, gia tăng hàm lƣợng dinh dƣỡng và giá trị hàng hoá, kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm...

Song hành với đó, UBND thành phố cũng nhƣ UBND cấp huyện cũng cần chuẩn bị trƣớc những giải pháp cụ thể cho thị trƣờng phát triển các kết quả đầu ra của hoạt động KH&CN cấp huyện đem lại nhƣ: các sản phẩm nông sản sạch, chất lƣợng cao, tài sản trí tuệ đối với hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ,…Quá trình nông thôn mới với những hình thức kinh doanh mới với ngƣời nông dân là một quá trình không hề đơn giản bởi họ sẽ phải thay đổi toàn bộ cách nghĩ, cách làm, thậm chí có những vấn đề còn là mới đối với cả cán bộ thực thi cấp huyện nhƣ vấn đề SHTT. Sở KH&CN chƣa thể hiện hiệu quả vai trò của mình trong việc định hƣớng tạo dựng và phát triển các tài sản trí tuệ của mình nhƣ nhãn hiệu, sáng chế,…cũng nhƣ tƣ vấn, hƣớng dẫn cá nhân, tổ chức trong việc đăng ký xác lập quyền SHTT; tổ chức lớp tuyên truyền, tập huấn SHTT nhằm nâng cao kiến thức về SHTT cho các cán bộ cấp huyện và các thành phần kinh tế trên địa bàn cũng nhƣ hỗ trợ các hoạt động bảo vệ tài sản trí tuệ của địa phƣơng. Hà Nội là địa phƣơng có nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng nhƣ: Rau hữu cơ Sóc Sơn, Bƣởi sạch Sóc Sơn, Nhãn chín muộn Đại Thành – Thanh Oai, Nhãn chín muộn Hoài Đức, Nón Chuông Thanh Oai, Khoai lang Đồng Thái – Ba Vì, Chè Lam Thạch Xá – Thạch Thất, Thuốc Nam Thuốc Bắc Ninh Hiệp – Gia Lâm, Cốm làng Vòng – Dịch Vọng – Từ Liêm, Bánh Cốm làng Vòng – Dịch Vọng – Từ Liêm, Cải mơ – Mai Động, Hoa đào – Tây Hồ, Rau Húng – làng Láng, Dƣa Lê – Đông Anh, Cam Giấy – Phú Diễn – Từ Liêm, Bƣởi – Phú Diễn – Từ Liêm, Mơ – Hƣơng Sơn – Mỹ Đức, Đậu phụ - Làng Mơ, Hồng xiêm – Xuân Đỉnh – Từ Liêm, Bƣởi tôm vàng – Đan Phƣợng,… Thế nhƣng, trong hàng trăm mặt hàng chủ lực của ngành nông nghiệp, hiện Hà Nội mới chỉ đăng ký nhãn hiệu đƣợc hơn 10 sản phẩm trong trồng trọt nhƣ sản phẩm chè và sữa Ba Vì, nhãn chín muộn Đại Thành, nhãn chín muộn Hoài

83

Đức, chè sen Quảng An, khoai lang Đồng Thái, Hoa đào Nhật Tân, nón Chuông – Thanh Oai,...và các đăng ký này phần lớn là do các cá nhân tự đăng ký. Đối với chăn nuôi, dù tiềm năng rất lớn với các sản phẩm nổi tiếng, có lợi thế nhƣ gà mía Sơn Tây, thịt lợn hữu cơ Bảo Châu (Sóc Sơn), thịt bò Hà Nội, gà đồi Sơn Tây…, nhƣng vẫn chƣa xây dựng đƣợc đăng ký nhãn hiệu. Đáng lƣu ý, theo thống kê của Cục SHTT, chƣa có đơn đƣợc nộp yêu cầu bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho bất kỳ sản phẩm nông nghiệp nào của Hà Nội (trong khi cả nƣớc đã có 37 sản phẩm nông nghiệp đƣợc bảo hộ chỉ dẫn địa lý)25.

Bên cạnh đó, một trong những thế mạnh nữa ở Hà Nội là một địa phƣơng qui tụ nhiều làng nghề. Hà nội sau khi mở rộng có tới khoảng 1270 làng có nghề, chiếm khoảng 56 % tổng số làng ở khu vực nông thôn. Trong số đó, nếu theo tiêu chí “Làng

nghề là làng có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động làm ra sản phẩm phi nông nghiệp , sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm....” (Thông tư số 116/2006/TT-BNN) thì hiện nay Hà nội có khoảng 245 làng nghề đã đƣợc công nhận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làng nghề tại Hà nội đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 626.000 ngƣời, trong đó số lao động sống và sinh hoạt tại chính các làng nghề là 412.500 ngƣời, chiếm gần 66% số lao động. Làng nghề Hà nội đã thực sƣ góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn Hà nội theo hƣớng công nghiệp hóa nông thôn, nâng cao đời sồng, tăng thu nhập, góp phần làm ra các sản phẩm tiêu dùng phục vụ xã hội. Tuy nhiên, Sở KH&CN cũng chƣa có bất kỳ hoạt động nào nhằm duy trì hoạt động sản xuất của các làng nghề và tạo vị thế cho các sản phẩm làng nghề trên thị trƣờng trong quá trình hội nhập quốc tế và có sức cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu cũng nhƣ các sản phẩm công nghệ cao. Hiện nay, tốc độ đô thị hoá quá nhanh của Hà Nội đã khiến cho rất nhiều làng nghề Hà Nội trở thành “phố nghề”, “phƣờng có nghề”. Tuy nhiên, sản xuất làng nghề vẫn tập trung chủ yếu ở ngoại thành với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, trình độ thủ công, tổ chức sản xuất phân tán và chủ yếu là hộ gia đình. Hầu hết các cơ sở sản xuất nghề ở các làng nghề gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất. Tình trạng phổ biến là sử dụng ngay nhà ở để làm nơi sản xuất. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng trong các làng nghề và vùng lân cận nhằm đảm bảo phát triển các làng nghề theo hƣớng bền vững đang trở thành nhu cầu bức xúc và là thách thức trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

25 Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, hiện tại Việt Nam mới bảo hộ 40 chỉ dẫn địa lý, trong đó có 3 sản phẩm có nguồn gốc từ nƣớc ngoài là rƣợu Cognac (Pháp), rƣợu Pisco (Peru) và Scotch whisky (Scotland)

84

nông thôn của thành phố chƣa đƣợc đặt ra giải quyết trong các chiến lƣợc quản lý KH&CN cấp huyện.

Một phần của tài liệu Nhận diện các rào cản trong hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện (nghiên cứu trường hợp các quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội (Trang 80)