Huyện Thạch Thất

Một phần của tài liệu Nhận diện các rào cản trong hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện (nghiên cứu trường hợp các quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội (Trang 64)

Đặc điểm vùng

Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách thủ đô 30km, có mạng lƣới giao thông thuận tiện, có khu công nghệ cao Hòa Lạc, có nhiều dự án quốc gia đang triển khai và hoàn thiện để đi vào hoạt động phục vụ cho các mục tiêu chiến lƣợc của nhà nƣớc và còn là nơi tập trung của nhiều công ty đến đầu tƣ, kinh doanh. Hiện tại huyện Thạch Thất đang là huyện có tiểu thủ công nghiệp với 9 làng nghề truyền thống phát triển, tuy nhiên với các điều kiện thuận lợi hiện tại, huyện đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản là huyện Công nghiệp. Cho tới thời điểm này huyện đang thực hiện quy hoạch 01 khu công nghiệp, 08 cụm công nghiệp với tổng diện tích 264 ha. Do vậy, yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH thủ đô Hà Nội nói chung và huyện Thạch Thất nói riêng đòi hỏi phải đƣợc nâng cao chất lƣợng hoạt động KH&CN, tăng cƣờng chuyển giao ứng dụng các kết quả nghiên cứu, thành tự KH&CN vào thực tiễn đời sống.

Hoạt động quản lý nhà nƣớc về KH&CN đƣợc huyện Thạch Thất triển khai từ 2009 đến nay chủ yếu tập trung vào các hoạt động sau17:

Công tác thông tin KH&CN:

UBND huyện giao cho phòng Kinh tế ký hợp đồng với Đài truyền thanh huyện để tổ chức thông tin, tuyên truyền các nội dung về ứng dụng KH&CN đến tất cả các đài xã, thị trấn, đƣợc các đài tiếp âm phát rộng rãi đến nhân dân.

Huyện duy trì trang web: www.dost.hanoi.gov.vn của Sở KH&CN Hà Nội để ngƣời dân trên địa bàn biết và khai thác những thông tin cần thiết về KH&CN.

Phong trào sáng kiến, sáng tạo:

Huyện triển khai các phát động phong trào lao động sáng tạo, sáng kiến, phổ biến, lựa chọn tiến bộ KH&CN và kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ vào thực tiễn.

64

Áp dụng tiến bộ KH&CN vào thực tế:

UBND huyện đã cử cán bộ xã, thị trấn đi trao đổi, học tập kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ KH&CN các mô hình phát triển kinh tế của huyện bạn để ứng dụng vào thực tiễn huyện mình, đơn cử nhƣ trong năm 2013, huyện đã tổ chức trao đổi học tập kinh nghiệm ứng dụng trồng hoa ly xã Thụy Hƣơng, huyện Chƣơng Mỹ, Hà Nội.

Trong trồng trọt, huyện đã chủ động làm việc với các cơ quan khoa học nông nghiệp, các Trung tâm giống để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới, những giống mới phù hợp đƣa về gieo trồng trên địa bàn huyện, đã ký hợp đồng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp với Viện Cây lƣơng thực và cây thực phẩm nhằm tạo ra sức chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu cây trồng. Huyện đã chỉ đạo thành công nhiều mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao nhƣ rau an toàn đã đƣợc nhân rộng tại các xã Hƣơng Ngải, Canh Nậu, Đại Đồng, mô hình hoa ly ở xã Đại Đồng, Yên Bình cho thu nhập 2,7 tỷ đồng/ha trong 4 tháng canh tác, đã hình thành mô hình sản xuất hoa lan ở các xã Bình Yên, Hƣơng Ngải cho hiệu quả kinh tế khá cao. Mô hình cây ăn quả nhƣ thanh long ruột đỏ với 26ha ở các xã Yên Trung, Yên Bình, Lại Thƣợng, Kim Quan, Bình Yên; mô hình bƣởi diễn, nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng đang đƣợc mở rộng tại các xã đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Cùng với cây ăn quả, nhiều mô hình trồng cây cảnh, cây bóng mát đƣợc hình thành và cho hiệu quả kinh tế cao.

Trong chăn nuôi, thú y, thủy sản: huyện đã tập trung quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, đồng thời đƣa nhanh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và giống mới vào sản xuất. Đến nay, toàn huyện có 52 trang trại chăn nuôi, 115 mô hình chuyển đổi từ ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình chăn nuôi, thủy sản ở các xã Đại Đồng, Hƣơng Ngải, Phú Kim, Dị Nậu, Tiến Xuân, Hạ Bằng. Các trang trại và mô hình chuyển đổi do áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nên hiệu quả đạt khá cao, giá trị thu nhập đạt từ 200 – 220 triệu/ha. Đặc biệt, trang trại lợn rừng chăn thả tự nhiên đảm bảo an toàn sinh học tại xã Yên Bình với quy mô trên 10.000 con cho thu nhập từ 15 – 16 tỷ đồng/năm, mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã giải quyết đƣợc việc làm cho nhiều lao động trong xã. Mô hình nuôi lợn rừng đã và đang đƣợc nhân rộng ở các xã Yên Bình, Yên Trung, Đại Đồng.

17 Số liệu tham khảo từ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN hằng năm của huyện (từ năm 2010 tới 2013)

65

Trong cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp: Cùng với quan tâm đầu tƣ vào công nghệ giống và các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, năm 2011 trong khi chờ cơ chế của Trung ƣơng và Thành phố, huyện đã mạnh dạn trích ngân sách 4,4 tỷ đồng đầu tƣ hỗ trợ cho các địa phƣơng để khuyến khích đƣa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện có 276 máy làm đất các loại, 02 kho lạnh bảo quản nông sản, 05 máy gặt các loại, 156 máy tuốt lúa, 02 máy cấy, 37 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 01 máy gieo hạt tự động làm mạ khay và 18.000 khay gieo mạ. Qua đó, đã nâng tỷ lệ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp từ 37% năm 2010 lên 68% năm 2013 trong đó cơ giới hóa làm đất đạt 98% diện tích đã góp phần giải phóng sức lao động cho nông dân, giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.

Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng:

Về lĩnh vực tiêu chuẩn- chất lƣợng: Đến nay đã có 10 cơ quan hành chính và 12 xã áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo TCVN 9001:2000 với 19 quy trình, trong đó 7 xã đã đƣợc cấp chứng chỉ, còn 5 xã đang chờ cấp chứng chỉ. UBND tiếp tục đôn đôc 11 xã phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ áp dụng tiêu chuẩn này. Bên cạnh đó, UBND huyện phối hợp với Sở KH&CN Hà Nội thanh kiểm tra các cửa hàng kinh doanh xăng dầu và chủ động lập kế hoạch các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Về lĩnh vực đo lƣờng: tiếp tục duy trì hoạt động của 2 điểm cân đối chứng tại chợ Săn thị trấn Liên Quan và chợ Hạ Bằng xã Hạ Bằng. Việc duy trì hoạt động này đã phục vụ thiết thực và hiệu quả cho ngƣời tiêu dùng.

Hoạt động SHTT:

Huyện có các hoạt động tuyên truyền, hƣớng dẫn các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, trong đó một vài sản phẩm nổi bật nhƣ: Chè lam – Thạch Xá, Mộc Chàng Sơn - Canh Nậu,…

Bên cạnh đó, thông qua phòng Kinh tế, huyện điều tra nhu cầu xây dụng thƣơng hiệu của các doanh nghiệp, hiệp hội làng nghề trên địa bàn huyện.

Như vậy, có thể thấy hoạt động KH&CN của huyện Thạch Thất trong những năm qua đã thu đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, trong đó tập trung vào hai hoạt động: hoạt động áp dụng tiến bộ KH&CN vào thực tế và hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng. 3 năm triển khai thực hiện, tính đến tháng 12/2013, toàn huyện có

66

và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 17,5 triệu đồng/năm năm 2010 lên 25 triệu đồng năm 2013. Tuy nhiên, có thể thấy một

thiếu sót lớn trong hoạt động KH&CN những năm của huyện đó là chưa có những hoạt động hỗ trợ và phát triển các làng nghề truyền thống – một trong những thế mạnh rất lớn của huyện. Trong quá trình tồn tại và phát triển, đến nay 75 làng có nghề,

9 làng đƣợc công nhận là làng nghề truyền thống gồm có: Làng nghề cơ kim khí Phùng Xá xã Phùng Xá; làng nghề mộc, may Hữu Bằng xã Hữu Bằng; làng nghề mây tre giang đan xuất khẩu Thái Hòa, Phú Hòa, Bình Xá xã Bình Phú; làng nghề mộc Chàng Sơn xã Chàng Sơn; làng nghề mộc, xây dựng Canh Nậu xã Canh Nậu; làng nghề mộc, xây dựng Dị Nậu xã Dị Nậu; làng nghề chè lam Thạch Xá xã Thạch Xá. Cơ

hội nào đối với các làng nghề cần được nắm bắt và cần huyện hỗ trợ thực hiện? – đó

có lẽ vẫn đang là một câu hỏi để ngỏ, cấp bách cần đƣợc giải quyết trong thời gian tới.

Khó khăn trong quản lý nhà nƣớc về KH&CN ở huyện hiện nay: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khó khăn trong triển khai các hoạt động áp dụng tiến bộ KH&CN vào thực tế:

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm có năng suất cao, chất lƣợng tốt đòi hỏi phải có nguồn đầu tƣ rất lớn. Trong khi đó, hỗ trợ của Thành phố đối với chƣơng trình phát triển nông nghiệp-nông thôn còn hạn chế, chƣa thể thúc đẩy phổ biến và áp dụng khoa học - công nghệ. Hằng năm huyện nhận một mức kinh phí cho thực hiện nhiệm vụ KH&CN dƣới 150 triệu đồng/năm (năm 2013 là 100 triệu đồng). Với số kinh phí hạn hẹp này thì huyện không thể triển khai bất kỳ một dự án chuyển giao tiến bộ KH&CN nào với quy mô lớn. Do đó, trong những năm qua huyện chủ yếu dành số kinh phí này vào hoạt động tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng (mua cân đối chứng, thanh kiểm tra,…). Chi phí cho chuyển giao các tiến bộ KH&CN trong năm 2013 chỉ chiếm gần 10% (6.300.000đồng) để chi cho trao đổi kinh nghiệm trồng hoa ly. - Khó khăn trong việc huy động sự tham gia của người dân và doanh nghiệp

khiến cho phong trào phát huy sáng kiến cải tiến và ứng dụng KH&CN trong sản xuất và đời sống còn chƣa sôi nổi.

- Khó khăn trong việc tổ chức công tác quản lý Nhà nước về KH&CN đến các xã, thị trấn: Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về KH&CN của UBND huyện Thạch

Thất còn yếu về chuyên môn, nắm bắt nhận thức về nghiên cứu và ứng dụng KH&CN của các đơn vị, tổ chức, cá nhân còn hạn chế. Huyện chƣa có cán bộ

67

chuyên trách về KH&CN cấp cơ sở, chủ yếu hoạt động theo phƣơng thức kiêm nhiệm, chƣa đƣợc đào tạo cơ bản về chuyên môn nên công tác ứng dụng KH&CN còn gặp khó khăn.

- Khó khăn trong việc chủ động triển khai các hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN vào thực tiễn, xây dựng nông thôn mới: quy hoạch của huyện bị chi

phối bởi nhiều quy hoạch của Trung ƣơng, Thành phố. Nhiều dự án đã đƣợc phê duyệt trƣớc khi hợp nhất về Thủ đô nhƣng chậm đƣợc Thành phố rà soát và công bố gây khó khăn trong công tác lập quy hoạch, lập đề án xây dựng nông thôn mới, lập đề án dồn điền đổi thửa và đầu tƣ phát triển sản xuất. Hệ thống giao thông nội đồng và hệ thống tƣới tiêu bị chia cắt bởi các quy hoạch, các dự án nhiều diện tích đất nông nghiệp đang trong giai đoạn chờ thu hồi đất đã làm ảnh hƣởng trực tiếp đến đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Khó khăn trong việc phát triển các làng nghề truyền thống.

Một số nguyên nhân chính dễ nhận thấy của các khó khăn này là:

- Kinh phí dành cho nhiệm vụ KH&CN còn quá eo hẹp, trong khi việc khai thác

các nguồn nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn từ sự đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp và nguồn từ đất còn gặp nhiều khó khăn do khó khăn chung của nền kinh tế;

- Cơ chế chính sách khuyến khích cho KH&CN phát triển còn chưa kích thích được đông đảo người dân, doanh nghiệp cùng tham gia. Còn nhiều doanh

nghiệp chƣa quan tâm đến việc nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong sản xuất, nhận thức của cán bộ quản lý trong một số doanh nghiệp còn chƣa đáp ứng đƣợc nhất là việc đăng ký áp dụng quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000;

- Nhân lực triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN còn thiếu cả về chất và lượng;

- Thiếu các định hướng phát triển dài hạn/mang tính chiến lược đối với các thế mạnh của huyện như các làng nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu Nhận diện các rào cản trong hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện (nghiên cứu trường hợp các quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội (Trang 64)