Các đề xuất nhằm phát triển hoạt động ƯTDN và hỗ trợ các DNKHCN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hỗ trợ tài chính trong hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Trang 94)

D. Dự kiến kết quả mới về mặt khoa học và giá trị của đề án

E. Cấu trúc của Báo cáo

4.2. Các đề xuất nhằm phát triển hoạt động ƯTDN và hỗ trợ các DNKHCN

4.2.1. Về hoàn thiện các quy định pháp luật cho hoạt động ƯTDNKHCN và phát triển DNKHCN

a.Xây dựng các quy định về ươm tạo và phát triển DNKHCN đảm bảo sự

đồng bộ, có tính khả thi cao

Đưa các nội dung liên quan đến ươm tạo DNKHCN, chính sách ưu đãi cho DNKHCN vào Luật KH&CN, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Đất Đai, Luật các tổ chức tín dụng,.. và các văn bản hướng dẫn để đảm bảo sự đồng bộ và tăng tính hiệu lực, tính khả thi của các quy định về ươm tạo và hỗ trợ DNKHCN.

b.Đối với hoạt động ƯT DNKHCN

Chú ý tới các quy định về vấn đề địa vị pháp lý của tổ chức ươm tạo và các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước dành cho hoạt động ươm tạo DNKHCN.

- Các chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho vườn ươm:

Đa số các vườn ươm hiện nay gặp khó khăn về vốn, nhân lực có chất lượng và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ ươm tạo. Do đó, các chính sách ưu đãi cần tập trung hỗ trợ khắc phục các khó khăn này, và phải đảm bảo sự đồng bộ cùng các quy định về thuế, đất, tín dụng.

 Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động phục vụ mục đích ươm tạo.

 Miễn giảm thuế thu nhập đối với doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả KH&CN cho các doanh nghiệp trong quá trình ươm tạo tại vườn ươm.

91

c. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về chính sách ưu đãi dành cho

DNKHCN, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ

- Xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thực hiện các ưu đãi về sử dụng đất, sử dụng các trang thiết bị tại các cơ sở nghiên cứu, ươm tạo của nhà nước,… có tính khả thi cao, tạo động lực cho doanh nghiệp đăng ký chứng nhận DN KHCN.

- Xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thực hiện Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng ít nhất 75% nguồn kinh phí từ quỹ cho hoạt động KH&CN theo cơ chế chi tiêu của doanh

nghiệp (hóa đơn, chứng từ)thay vì chế độ kiểm soát như chi tiêu từ NSNN.

d.Bổ sung các quy định về thành lập và hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo

hiểm vào các Luật KH&CN, thuế, ngân sách, tín dụng.… và các văn bản hướng dẫn tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực KH&CN

Nhóm tác giả đề xuất cần đưa việc thành lập và hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm vào các luật có liên quan tới việc đầu tư cho KH&CN. Việc thành lập Quỹ có thể tham khảo kinh nghiệm từ Hàn Quốc (trường hợp Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ Hàn Quốc – KOTEC)

4.2.2. Về tổ chức, quản lý hoạt động của tổ chức ƯTDNKHCN

Hình thức tổ chức của vườn ươm cũng cần đảm bảo tính linh hoạt trong vận hành vì vườn ươm làm việc với các doanh nghiệp và thị trường hiện đang có những thay đổi nhanh chóng. Cơ chế chi tiêu tài chính của vườn ươm cần có quy định riêng – tự chủ, tự quyết như doanh nghiệp, thay vì quy định chi tiêu theo định mức hiện hành như các đơn vị sự nghiệp hành chính nhà nước.

Trên cơ sở nhận thức rút ra từ thực tiễn hoạt động của các VƯ hiện có và từ kinh nghiệm quốc tế, nhóm thực hiện đề án đề xuất mô hình các vườn ươm công lập nên hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu. Bên cạnh những hoạt động thực hiện nhiệm vụ của nhà nước, VƯ có thể phát triển các dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp cho các DN được ươm tạo để tạo nguồn thu.

92

4.2.3. Về hoạt động quản lý, hỗ trợ của Nhà nước đối với công tác ươm tạo và phát triển DNKHCN phát triển DNKHCN

- Hỗ trợ các cán bộ quản lý ở địa phương tìm kiếm, rà soát, phân loại những DNKHCN tiềm năng, xây dựng và thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký chứng nhận và hưởng các ưu đãi theo quy định pháp luật.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Nhà nước về phát triển DNKHCN cho các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, trường đại học,...: thông qua các hội nghị, hội thảo phổ biến chính sách tại các địa phương, các phương tiện thông tin truyền thông ở cả trung ương và địa phương.

4.2.4. Về hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký chứng nhận DNKHCN và hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước chính sách ưu đãi của Nhà nước

- Thành lập các đơn vị, tổ chức có chức năng tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký chứng nhận DNKHCN, hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. Các đơn vị, tổ chức này có thể là đơn vị có chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực liên quan, hoặc các tổ chức dịch vụ tư.

- Đối với nguồn dữ liệu sáng chế, giải pháp hữu ích, kết quả nghiên cứu KH&CN được lưu trữ tại Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Thông tin KH&CN quốc gia và một số đơn vị khác, nên thành lập một tổ chức có hoạt động khai thác các thông tin này, xây dựng cơ sở dữ liệu và cơ chế khai thác thông tin cho các doanh nghiệp, viện, trường, nhà nghiên cứu, các đối tượng khác có nhu cầu. Tổ chức khai thác thông tin này nên là một tổ chức thuộc đơn vị nhà nước, trực thuộc Chính phủ, có quyền hạn và nghĩa vụ trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ quốc gia.

4.2.5. Về phát triển nguồn nhân lực

Thành lập Trung tâm đào tạo và mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn về:

- Kỹ năng quản lý, điều hành hoạt động của vườn ươm, kinh nghiệm của

các nước về quy trình và phương pháp ươm tạo,..

- Kỹ năng quản lý, điều hành doanh nghiệp, phân tích và xác định xu hướng thị trường, kinh nghiệm làm việc với các quỹ đầu tư, đánh giá,

93

định giá công nghệ, lập dự án kinh doanh, … cho các cán bộ quản lý vườn ươm, doanh nghiệp trong quá trình ươm tạo.

- Kinh nghiệm và kỹ năng xây dựng các chính sách hỗ trợ cho hoạt động

ươm tạo DNKHCN, phát triển DNKHCN cho các cán bộ quản lý nhà nước ở trung ương, địa phương,…

Trung tâm đào tạo sẽ được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động và trong giai đoạn ban đầu kinh phí đào tạo cho các đối tượng sẽ được miễn phí. Nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động đào tạo sẽ được lấy từ các chương trình quốc gia về phát triển KH&CN.

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt

1) Bộ Khoa học và Công nghệ. Đề án phát triển các khu công nghệ cao ở Việt

Nam. Dự thảo số 16, tháng 1 năm 2007.

2) Bộ Khoa học và Công nghệ. Quyết định của thủ tướng chính phủ về cơ chế

chính sách phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp

khoa học và công nghệ. Dự thảo tháng 5 năm 2007.

3) Bộ Khoa học và Công nghệ (2005a). Dự án thí điểm vườn ươm doanh nghiệp

công nghệ cao. Vụ công nghệ cao, Hà Nội, 7-2005.

4) Bộ Khoa học và Công nghệ (2005b). Nghiên cứu xây dựng quy định quản lý

và cơ chế tài chính đối với các nhiệm vụ ươm tạo công nghệ và ươm tạo

DNCN trong các trường đại học và tổ chức nghiên cứu phát triển. Vụ công

nghệ cao, Hà Nội, 9-2005.

5) Hoàng Văn Tuyên (2001), Vườn ươm doanh nghiệp nhỏ trong khu công nghệ

cao. Hà Nội, Việt Nam.

6) Tổng luận khoa học công nghệ (2002). Ươm tạo công nghệ/doanh nghiệp: một

giải pháp nâng cao năng lực nội sinh trong phát triển. Trung tâm thông tin

KH&CN quốc gia, số 9-2002 (175).

7) Tổng luận khoa học công nghệ (2006). Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ.

Trung tâm thông tin KH&CN quốc gia, số 10-2006 (224).

8) Nguyễn Thị Lâm Hà (2002). Đề tài cấp bộ “ Một số vấn đề về xây dựng và

phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam”. Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.

9) Nguyễn Thị Lâm Hà (2009). Đề tài cấp bộ “ Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam”. Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.

10) Hiệp hội vườn ươm doanh nghiệp Quốc gia Mỹ (NBIA)(2008). Báo cáo về “Vườn ươm doanh nghiệp”.

11) Liên minh Châu Âu và Hiệp hội các Công viên Khoa học và Công nghệ Italia (1997). Báo cáo về “Vườn ươm doanh nghiệp”.

95

13) Báo cáo của Hiệp hội ươm tạo doanh nghiệp Châu Á (2009).

14) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1999). Báo cáo định hướng chiến lược và chính sách

phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đến 2010.

15) Hồ Sỹ Hùng (2007). Đề tài cấp bộ: “Phát triển hệ thống vườn ươm doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay”. Cơ quan chủ trì: Bộ KH&ĐT.

16) Lê Xuân Sang, Nguyễn Thị Lâm Hà, & Lê Văn Sự (2008). Đề tài nghiên cứu: “Cơ chế và chính sách thành lập và phát triền hệ thống vườn ươm doanh nghiệp Việt Nam”. Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.

17) Naowarat Ayawongs - Phó Giám đốc Công viên Phần mềm Thái Lan (2009).

Báo cáo “Phát triển và thách thức trong tương lai của vườn ươm doanh nghiệp của Thái Lan”. (Bản dịch)

18) Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2008). Nghiên cứu “Vườn ươm

doanh nghiệp công nghệ”.

19) Phạm Thuý Hồng (2002). Phát triển chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới.

Luận án tiến sỹ kinh tế.

20) Phan Đăng Tuất (2009). Đề tài “ Nghiên cứu xây dựng vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

21) Trần Thị Vân Hoa (1999). Báo cáo “Vườn ươm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Hội thảo về “Doanh nghiệp nhỏ và vừa” của Ban Nghiên cứu Thủ

tướng Chính phủ, 24/9/1999.

22) Nguyễn Thị Minh Nga (2007). Đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu một số mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức ươm tạo doanh nghiệp công nghệ”. Cơ quan

chủ trì: Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ.

B. Tiếng Anh

1) Albert, P. & Gaynor, L. (2001). Incubators- growing up, moving out: a review of the literature.

2) Frank, T. & Marie, T. (2005). Incubator firm failure or graduation? The role of university linkages. Research Policy 34 (2005) 1076–1090. Retrieved from: http://scheller.gatech.edu/directory/faculty/rothaermel/pubs/05bRP.pdf

96

3) Mian, S. (1996). Assessing value-added contributions of university technology business incubators to tenant firms. Research Policy 25 (1996) 325-335. Retrieved from:

http://natasha.oswego.edu/~mian/pubs/ResPol%20Pap.pdf

4) OECD (1997). Technology incubators: nursing small firms

5) Phillips, R. (2002). Technology business incubator: how effective as technology transfer mechanisms?

6) Tornatzky, L.; Sherman, H. & Adkins, D. (2002). A national benchmarking analysis of tehnology business incubator performance and practice. Report submitted to the technology administration, US. Department of Commerce.

7) Chandra, A. (2007). Approaches to Business Incubation: A Comparative Study of the United States, China and Brazil. Working paper 2007-WP-29 , November 2007.

8) Bayhan, A. (2002). Business incubator process: A policy tool for

entrepreneurship and enterprise development in a knowledge–based economy.

Competitiveness Support Fund, Pakistan.

9) Nepal, C. (2006). Strategy for promoting Business incubation centers in Nepal. Economic Policy Network, Policy Paper 21, November 2006.

10) HBI Performance Valuation (2008). Chapter IV – Lessons Learned & Recommendation for Business Incubation, Hanoi.

11) Ho Chi Minh City High - Tech Zone Administration Unit (2005). Research project on technology business incubator.

12) Alberto, J. & Aranha, S. (2003). Incubator Models. Genesis Institute – Pontifícia Universidade Católica.

13) Le, S. (1997). Developing SMEs in transition economy: The case of Vietnam. Unpublished PhD Thesis, Moscow National University, Russian Federation. 14) Leydesdorff L. (2001). Knowledge-Based Innovation Systems and the Model

of a Triple Helix of University-Industry-Government Relations. Science &

Technology Dynamics, Amsterdam School of Communications Research (ASCoR), University of Amsterdam. The Netherlands. Paper presented at the

97

Conference “New Economic Windows: New Paradigms for the New

Millennium”. Salerno, Italy, September 2001.

15) Ma, M. (2008). Technology Business Incubator in China: A policy tool to

promote innovation and entrepreneurship, Torch High Technology Industry

Development Center, Ministry of Science and Technology, China.

16) Gonzalez, M. & Lucea, R. (2001). The Evolution of Business Incubation.

Retrieved from:

http://www.bii.ge/eng/studies_&_Papers/%5B5%5D.evolutionincubation.pdf

17) Rand, J. & Tarp, F. (2007). Characteristics of the Vietnamese business

environment: evidence from a SME survey in 2005. Component 5 – Business

Sector Research, Business sector program Support, CIEM, DoE, ILSSA.

18) Rustam, L., Ma, L., & Dinuar L. (1999). Rapid growth of business incubator

in China: Lessons for Developing and Resructuring Countries. Business and

Technology Development Strategies LLC, New York.

19) Rustam, L. (1977). Supporting the Start and Growth of new enterprises good practices in transition and industrializing economies. United Nations

Development Programme, New York, 1997, p. 46-53.

20) Teresa Gillotti and Ryan Ziegelbauer (2006), “Seven Components of a Successful Business Incubator”, Let’s talk business, Issue 119, July 2006. Retrieved from:

http://www.uwex.edu/ces/cced/downtowns/ltb/lets/LTB0706.pdf

21) The National Business Incubation Association (2003). A National

Benchmarking Analysis of Technology Business Incubator Performance and Practices. Report to the Technology Administration, U.S. Department of

Commerce.

22) Tran, C., Le, S., & Nguyen, A. (2008). Vietnam SMEs’ development: Achievements, Constraints, and Policy implications in Asian SMEs

98

23) OECD (2008). OECD reviews of innovation policy: China – ISBN 978-92-64-

03981-0 © OECD 2008

24) UNDP (2005). Establishment and Development of Business Incubators in Romania. Retrieved from:

http://www.undp.ro/download/Newsletter%20Hungary%20Study%20Tour_20 %2004%2010.pdf

25) Toronto Enterprise Fund (2003). Stages of Social Purpose Enterprise Development. Retrieved from:

http://action.web.ca/home/uwgt/attach/Report%2014%20Stages%20of%20So cial%20Purpose%20Enterprise%20Development.pdf

99

PHỤ LỤC

Chính sách của các vườn ươm đối với doanh nghiệp được ươm tạo

Phụ lục 1: Chính sách giá của HBI

(i) Đối với doanh nghiệp khởi sự

STT Danh mục Chính sách thu phí

1 Phần mặt bằng nhà xưởng - 03 tháng đầu: miễn phí

- 03 tháng tiếp theo: 25% phí quy định

- 06 tháng tiếp theo: 50% phí quy định

- Sau 12 tháng kể từ ngày bắt đầu: 100% phí quy định

(ii) Đối với doanh nghiệp mở rộng sản xuất

STT Danh mục Chính sách thu phí

1 Phần mặt bằng nhà xưởng - 03 tháng đầu: miễn phí

- 03 tháng tiếp theo: 25% phí quy định

- 03 tháng tiếp theo: 50% phí quy định

- 03 tháng tiếp theo: 75% phí quy định

100

Phụ lục 2: Bảng giá dịch vụ tại VƯDN Phần mềm Quang Trung (SBI)

STT NỘI DUNG Đơn vị tính Giá thành trên một đơn vị (tính theo USD)

1 Văn phòng m² 5,5

2 Phòng họp nhỏ ngày 20

3 Phòng đào tạo ngày 35

4 Phòng hội truyền thông ngày 60

5 Văn phòng chia sẻ ngày 4

6 Dịch vụ tổ chức đào tạo ngày 120

7 Phòng hội nghị 30 người ngày 75

8 Máy tính tháng 10

9 Điện thoại tháng 1

10 Máy chủ tháng 75

11 Bàn làm việc tháng 1,5

12 Câu lạc bộ DN ngày 35

13 Dịch vụ tea break ngày/người 1,5

14 Tư vấn phát triển DN giờ 10

101

Phụ lục 3: Quy định về giá dịch vụ tại Trung tâm ƯTDN Nông nghiệp Công nghệ cao (ABI)

Các doanh nghiệp khi tham gia ươm tạo tại Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao sẽ được hỗ trợ cụ thể như sau:

- Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu gồm: Phòng làm việc với diện tích khoảng 20m2 , tùy thuộc vào từng dự án ươm tạo, mỗi doanh nghiệp còn được

nhận 1 mặt bằng nhà xưởng (quy mô từ 100m2

- 200m2), một modul nhà kính hoặc một lô đất.

- Hơn nữa, các doanh nghiệp còn được hỗ trợ các dịch vụ tiện ích như: thư tín, điện, nước, các tiện ích dùng chung như: điện thoại, fax, photocopy, đánh máy, nhận tin nhắn, phiên dịch, internet, phòng họp, thư viện...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hỗ trợ tài chính trong hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)