D. Dự kiến kết quả mới về mặt khoa học và giá trị của đề án
E. Cấu trúc của Báo cáo
3.3.2. Về tài sản và nguồn vốn của các doanh nghiệp
Khảo sát từ 24 DNKHCN nói trên cho kết quả phân loại như sau:
Quy mô các công ty khá đa dạng, có những công ty lớn với vốn điều lệ từ vài chục tỷ đến hàng trăm tỷ đồng như Công ty cổ phần giống cây trồng trung ương
69
(Hà Nội); Công ty Cổ phần chế tạo máy và sản xuất vật liệu mới Trung Hậu, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (TP. Hồ Chí Minh); Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BUSADCO) cho đến các công ty nhỏ chỉ có vốn điều lệ từ vài trăm cho đến vài tỷ đồng như Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Huy Hoàng.
Các doanh nghiệp huy động vốn tùy vào loại hình công ty nhưng tập trung vào các nguồn chính: Phần vốn góp của cổ đông; vay từ các tổ chức tín dụng; tài trợ của nhà nước; tiền lãi ròng được dùng để bổ sung vào vốn.
Vốn góp của cổ đông: Đây là kênh huy động vốn quan trọng của các
DNKHCN thuộc loại hình công ty cổ phần. Với hiệu quả kinh doanh tốt do áp dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiên tiến, các doanh nghiệp này có thể chào bán các cổ phiếu với giá cao và được nhiều nhà đầu tư quan tâm lựa chọn. Đặc biệt đối với các công ty cổ phần giống cây trồng thì đây là kênh huy động vốn hết sức quan trọng. Như trường hợp công ty Cổ phần giống cây
trồng trung ương, trong giai đoạn 2007 – 2009 đã đề ra kế hoạch huy động nguồn
vốn cổ phần đạt 60 tỷ (vốn điều lệ của công ty chỉ là 36 tỷ)8
; hay Công ty cổ phần
Giống cây trồng miền Nam đã phát hành 4 triệu cổ phiếu vào tháng 5/2007 để nâng
vốn điều lệ của công ty từ 60 tỷ lên 100 tỷ đồng và tiếp tục cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và cán bộ nhân viên vào tháng 4/2010 để nâng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng9
.
Vốn vay của các tổ chức tín dụng: Việc vay vốn từ các ngân hàng thương
mại cũng như các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh tài chính thông thường của các DNKHCN tuân thủ theo các quy định của nhà nước và do đó, trong những giai đoạn kinh tế khó khăn thì rất khó có thể tiếp cận. Tuy nhiên, theo quy định của chính phủ về ưu đãi cho DNKHCN thì các tổ chức này có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng phát triển Việt Nam với lãi suất ưu đãi. Đã có những trường hợp thành công trong việc vay vốn từ nguồn này. Công ty Cổ phần giống cây trồng
8 Nguồn: Cáo bạch của Công ty Cổ phần giống cây trồng trung ương (download tại website của công ty (http://www.vinaseed.com.vn)
9
70
trung ương được Ngân hàng này giải ngân thực tế hơn 1,5 tỷ đồng tính đến năm
200710.
Tài trợ của nhà nước: Các khoản tài trợ của nhà nước bao gồm các khoản
hỗ trợ từ các Quỹ của quốc gia và địa phương, các khoản bảo lãnh tín dụng và các khoản vay ODA đóng vai trò hết sức quan trọng bổ sung nguồn vốn cho các
DNKHCN. Các doanh nghiệp nhỏ như Công ty TNHH một thành viên sản xuất, kỹ
thuật và dịch vụ Cat (Catech) nhận được khoản hỗ trợ thông qua việc được chấp
thuận đưa dự án về công nghệ phun hạt mài lưu tốc cao và hạt mài là cát sạch được đánh giá cao và đưa vào ươm tạo tại VƯDN CNC thành phố Hồ Chí Minh; Công ty
TNHH Nghiên cứu sản xuất Tinh dầu HANDA được hố trợ từ Quỹ Phát triển
KH&CN thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện dự án chuyển giao công nghệ từ kết quả nghiên cứu khoa học thành công thành công là “Đầu tư và chuyển giao công nghệ sản xuất tinh dầu trầm bằng phương pháp CO2”. Một doanh nghiệp khá lớn
như Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu (BUSADCO) hiện đang được giao thực hiện các dự án ODA
của chính phủ với giá trị 299 triệu USD (tương đương khoảng 5.119 tỷ đồng)11 .