D. Dự kiến kết quả mới về mặt khoa học và giá trị của đề án
E. Cấu trúc của Báo cáo
3.6. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển DNKHCN
Trên cơ sở nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của các DNKHCN tại 06 địa phương, kết hợp với điều tra khảo sát cụ thể một số DNKHCN tiêu biểu có thể đưa ra một số nguyên nhân chính dẫn đến việc phát triển rất chậm lực lượng DN.
a.Các chính sách ưu đãi dành cho DNKHCN chưa được thực hiện đầy đủ
trong thực tế, dẫn đến việc các DN nói chung chưa thấy lợi ích rõ rệt khi đăng ký là DNKHCN.
Mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho DNKHCN được đưa ra ở cả cấp trung ương cũng như địa phương nhưng chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa hiệu quả trong thực tiễn vì những lý do sau đây:
- Trên thực tế là các DNKHCN hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể thường đã nhận được sự ưu tiên hỗ trợ khác có lợi ích tương tự hoặc lớn hơn (các ưu đãi trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, công nghệ thông tin,…). Nhiều địa phương cũng đã có chính sách ưu đãi về đất đai và thuế cho các DN đăng ký hoạt động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế hay khu chế suất
82
trên địa bàn. Trong khi đó thủ tục đăng ký chứng nhận DNKHCN còn nhiều khó khăn, khiến nhiều doanh nghiệp không muốn đăng ký khi đã được hưởng lợi ích tương đương hoặc lớn hơn theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động.
- Việc tính toán thuế, hoàn thuế phụ thuộc rất nhiều vào cơ quan thuế. Thủ tục nhiều khi rườm rà, khó khăn cho doanh nghiệp. Hơn nữa các DNKHCN thường là mới và sản phẩm giới thiệu ra thị trường cần thời gian đủ dài để đến với người tiêu dùng, do đó trong giai đoạn những năm đầu được hưởng ưu đãi thuế thì lại chưa có lợi nhuận nên ưu đãi này cũng không có hiệu quả.
- Các ưu đãi về sử dụng đất, sử dụng trang thiết bị nghiên cứu,… chưa được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật quản lý chuyên ngành về thuế, tài chính, đất đai,… do đó chưa đi vào thực tiễn.
Đây là một trong những lý do chính lý giải cho việc tại sao Đồng Nai là một địa phương có kinh tế phát triển cao, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 13,2%/năm giai đoạn 2006-2010 (cao gấp 1,5 lần mức tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và gấp 1,9 lần mức bình quân chung cả nước) với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nhưng vẫn chưa có DNKHCN nào. Nghiên cứu trong trường hợp DN của tỉnh Đồng Nai chỉ ra rằng những ưu đãi dành cho DNKHCN thực sự không hấp dẫn các DN ở địa phương này.
b. Hoạt động ƯTCN, ƯTDN chưa hiệu quả.
Chất lượng hoạt động ƯTCN trong các Viện nghiên cứu/Trường đại học chưa cao, trong khi đây là nguồn chính để thành lập và phát triển các DNKHCN (theo QĐ 1244 thì số lượng DNKHCN thành lập từ nguồn này chiếm khoảng 70% trên tổng số 3000 DN đến năm 2015). Thực tế chứng minh là hầu hết trong tổng số 40 DNKHCN đã được cấp giấy chứng nhận thì chỉ khoảng dưới 10% có nguồn gốc từ các Viện/Trường.
Cùng với đó là hoạt động ƯTDN cũng còn gặp nhiều khó khăn (như trình bày tại chương 2) dẫn đến hạn chế trong chất lượng ươm tạo. Số lượng các DN
83
được ươm tạo không lớn do cơ sở vật chất và nguồn lực khác của các cơ sở ươm tạo không đáp ứng được yêu cầu. Trong số 24 DNKHCN ở 06 địa phương được nghiên cứu chỉ có 02 DN là đã từng được ươm tạo tại một trong các VƯDN là tỉ lệ rất khiêm tốn.