D. Dự kiến kết quả mới về mặt khoa học và giá trị của đề án
E. Cấu trúc của Báo cáo
2.1.2. Những đặc điểm chính về thực trạng các VƯDN hiện nay
Cho đến nay số lượng VƯDN của nước ta vẫn còn ở con số khiêm tốn với thời gian hoạt động của hầu hết các tổ chức này chưa đến 8 năm. Theo số liệu thống kê được thì trong vòng 07 năm từ 2003 đến 2010, nước ta hình thành được khoảng 10 VƯDN (xem bảng 2.1). Tuy nhiên do những nguyên nhân khó khăn khác nhau một số VƯ đã phải tạm dừng hoạt động hoặc đóng cửa.
24
Bảng 2.1: Thông tin khái quát về các VƯ tại Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010 STT Tên vườn ươm Mô hình ươm
tạo
Mục tiêu hoạt động
Lĩnh vực ươm tạo
1 Vườn ươm chế biến và
đóng gói thực phẩm Hà Nội (HBI) Vườn ươm doanh nghiệp Không vì lợi nhuận Ngành chế biến và đóng gói thực phẩm
2 VƯDN công nghệ cao
Hòa Lạc
VƯDN công nghệ cao
Không vì lợi nhuận
Công nghệ thông tin và công nghệ sinh học cho nông nghiệp, vật liệu mới, nano; nuôi trồng thủy
sản và chăm sóc sức khỏe
3 Vườn ươm CRC – Topica
(ĐH Bách khoa Hà Nội) Vườn ươm doanh nghiệp hỗn hợp trong trường đại học Không vì lợi nhuận
Đào tạo nhân lực, hỗ trợ dịch vụ và năng lực kinh doanh
4 VƯDN công nghệ cao TP.
Hồ Chí Minh
VƯDN công nghệ cao
Không vì lợi nhuận
Công nghệ thông tin - viễn thông (ICT), tự động hóa và cơ điện tử; công nghệ sinh học, công nghệ nano và vật liệu mới cùng một số công
nghệ đặc biệt khác
25 nghệ (ĐH Bách Khoa
TP.HCM)
nghệ cao trong trường đại học
nhuận hóa học - thực phẩm, công nghệ sinh học, và
công nghệ vật liệu 6 Công ty TNHH ươm tạo phần mềm Quang Trung – TP. Hồ Chí Minh (SBI) VƯDN công nghệ cao Không vì lợi nhuận Công nghệ phần mềm
7 VƯDN công nghệ - Đại
học Nông Lâm Tp. HCM (TBI) VƯDN công nghệ Không vì lợi nhuận
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, chế biến bảo quản nông lâm thuỷ
sản, cơ khí tự động hoá phục vụ nông nghiệp
8 Trung tâm ươm tạo doanh
nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TP. HCM
VƯDN công nghệ cao
Không vì lợi nhuận
Công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp
9 Vườn ươm FPT VƯDN công
nghệ cao
Vì lợi nhuận Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano; chăm sóc sức khoẻ công nghệ cao
10 Trung tâm Vườn ươm
Tinh Vân
Vườn ươm doanh nghiệp
hỗn hợp
Vì lợi nhuận Công nghệ thông tin/công nghệ phần mềm
26
Dựa trên kết quả nghiên cứu tìm hiểu thực tế của nhóm khảo sát, có thể đánh giá khái quát về những đặc điểm chính của các VƯDN tại Việt Nam như sau:
(i) Về chủ sở hữu:
Có thể cơ bản chia các VƯ nói trên thành 4 nhóm, cụ thể là:
- Các VƯ của các doanh nghiệp tư nhân (đã ngừng hoạt động); - Các VƯ đặt tại các trường đại học (VƯ 3, 5 và 7);
- Các VƯ thuộc các khu công nghệ cao (VƯ 2, 4 và 8);
- Các VƯ do địa phương quản lý (UBND cấp tỉnh) với sự tài trợ chính của tổ chức quốc tế như EU (VƯ 1 và 6).
(ii) Về mục tiêu hoạt động và cơ cấu tổ chức:
Phần lớn các VƯ hoạt động không vì lợi nhuận (8 vườn ươm do Bộ KH&CN, UBND Thành phố HCM, Hà Nội và các trường Đại học quản lý), chỉ có số ít (02) các VƯ thuộc các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận nhưng đến nay đã ngừng hoạt động.
Điều đáng lưu ý nữa là một số vườm ươm thời gian đầu mới thành lập hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn ví dụ: HBI và SBI và đến nay đã chuyển sang hoạt động như một đơn vị sự nghiệp có thu và các vườn ươm khác cũng hoạt động theo mô hình như vậy (chẳng hạn, Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (CNC) hoặc Trung tâm ươm tạo CNC Hoà Lạc hoạt động như một đơn vị sự nghiệp có thu và trực thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. Tuy nhiên, mô hình này dự kiến chỉ giới hạn trong thời kỳ ban đầu tối đa là 5 năm, sau đó vườn ươm phải có khả năng tự cân đối các chi phí hoạt động).
Thông qua khảo sát mô hình tổ chức của các vườn ươm hiện đang hoạt động, có thể kết luận rằng các vườn ươm hoạt động không vì lợi nhuận nhìn chung tương đối giống nhau về mô hình tổ chức. Tuy nhiên, về cơ cấu tổ chức của các tổ chức này phụ thuộc vào nguồn kinh phí và cơ quan quản lý. Điều này cũng dẫn đến việc hạn chế tính độc lập tương đối của các VƯ.
Qua các kết luận ở mục (i) và (ii), nhóm nghiên cứu còn có thể sơ bộ nhận định rằng các VƯDN hoạt động theo lợi nhuận thuộc sở hữu tư nhân khó có điều
27
kiện tồn tại và phát triển trong những điều kiện hiện tại của nước ta. Muốn phát triển loại hình VƯ này cần phải có những chính sách mới và phù hợp.
(iii) Về trình độ công nghệ và lĩnh vực ươm tạo của các VƯ:
Phần lớn các vườn ươm là VƯDN công nghệ cao và thông thường (ví dụ, CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ nano; chăm sóc sức khoẻ công nghệ cao...) Phổ biến nhất vẫn là công nghệ phần mềm với công nghệ trung bình. Vườn ươm chế biến và đóng gói thực phẩm Hà Nội có thể được coi là VƯDN truyền thống (ngành); Vườn ươm của Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh và CRC – ĐH Bách Khoa Hà Nội có thể coi là vườn ươm hỗn hợp (chủ yếu hỗ trợ dịch vụ công nghệ cao, song cũng có một số lĩnh vực công nghệ trung bình) và các dịch vụ phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, sự phân loại này cũng mang tính tương đối do có một số vươn ươm chưa thực sự đi vào hoạt động.
(iv) Về phân bố theo địa lý:
Các VƯ có sự phân bổ tương đối đồng đều tại 3 trung tâm kinh tế của Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Cụ thể là: 3 VƯ đặt tại 3 trường Đại học: Bách khoa TP Hà nội, Bách Khoa TP Hồ Chí Minh và ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh (1 VƯ hỗn hợp và 2 VƯ công nghệ cao); 3 VƯ công nghệ cao đặt tại 2 Khu công nghệ cao (1 Vườn ươm tại khu CNC Hoà Lạc và 2 Vườn ươm tại khu CNC TP.HCM); và 2 VƯ có tính chuyên môn hoá cao (phần mềm và thực phẩm, do EU tài trợ) đặt tại các khu công nghệ cao/khu công nghiệp chuyên dụng (SBI đặt tại công viên phần mềm Quang Trung; HBI đặt tại khu công nghiệp thực phẩm Hapro).
(v) Về diện tích thiết kế:
Các vườn ươm Việt Nam dường như không quá bé so với các tiêu chí (doanh nghiệp, kinh tế,...) khác khi so sánh trên bình diện quốc tế. Diện tích của các vườn ươm hoạt động không vì lợi nhuận dao động từ 800 m2 đến 10.000 m2. Trong khi đó, trên thế giới, theo InfoDev Incubator Center (WB), diện tích các VƯ dao động từ 1.500 m2 ở một số nước như Austrailia, đến 3.000 - 4.000 m2 ở châu Âu, Mỹ và hơn 10.000 m2 tại Trung Quốc). Điều này có thể đảm bảo hiệu quả kinh tế nhờ quy mô cho các VƯ tại Việt Nam.
28
(vi) Về các nhóm dịch vụ và nguồn lực của vườn ươm:
Các nhóm dịch vụ của vườn ươm mà tất cả các doanh nghiệp tham gia vườn ươm đều được hưởng (nhờ vai trò của vườn ươm trong cung cấp tiện ích, dịch vụ tư vấn kinh doanh và môi giới với các đối tượng có liên quan) đó là:
- Được sử dụng các thiết bị, thiết bị chuyên dụng, ví dụ: thiết bị chế biến, bảo quản thực phẩm (của HBI), bảo quản phần mềm nhiệt độ thấp (SBI); phòng thí nghiệm, văn phòng chất lượng cao; dịch vụ đào tạo, tư vấn về kinh doanh, kỹ thuật – công nghệ (nội bộ và từ bên ngoài);
- Có các cơ hội trao đổi các ý tưởng công nghệ và kinh doanh, liên kết phát triển kinh doanh với các đối tác trong và bên ngoài vườn ươm, qua đó, mở rộng mạng lưới các đối tác để mở rộng hoạt động (phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường);
- Tiếp cận dễ hơn vốn đầu tư ban đầu và tăng vốn mở rộng đầu tư;
- Các dịch vụ phát triển kinh doanh (thậm chí có mô hình một cửa trong đăng ký kinh doanh (ví dụ, tại HBI, SBI),… kết hợp với các tiện ích, nguồn nhân lực sẵn có tại địa điểm hoạt động của vườn ươm (chẳng hạn, trường đại học bách khoa, các khu công nghệ cao, khu công nghiệp,….) phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
(vii) Về quy trình ươm tạo:
Nhìn chung đối với tất cả các vườn ươm, để được tiếp nhận và kết thúc ươm tạo ở các vườn ươm, các cá nhân, doanh nghiệp phải trải qua một quy trình tuyển chọn. Các doanh nghiệp được ươm tạo đều phải trải qua các giai đoạn dưới đây, tuy nhiên các nội dung của từng giai đoạn của từng vườn ươm ít nhiều có sự khác nhau:
(1) Giai đoạn thu thập thông tin;
(2) Giai đoạn kiểm tra tính hợp lệ (tuyển chọn); (3) Giai đoạn tiền ươm tạo;
(4) Giai đoạn ươm tạo;
29 (6) Giai đoạn sau ươm tạo.
Hiện nay, ở Việt Nam, quy trình từ gia nhập đến kết thúc ươm tạo thường kéo dài từ 1 đến 3 năm phụ thuộc vào lĩnh vực ươm tạo và mô hình ươm tạo của từng vườn ươm.
(viii) Về các đối tượng được ươm tạo:
Đối tượng của các vườn ươm là các cá nhân (sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu, chẳng hạn CRC), nhà doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh/dự án kinh doanh khả thi trong lĩnh vực công nghệ liên quan, muốn thành lập doanh nghiệp công nghệ, phát triển và thương mại hoá ý tưởng và sản phẩm công nghệ thuộc các lĩnh vực ưu tiên (thường đối với vườn ươm các trường đại học) và các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới khởi nghiệp; doanh nghiệp trẻ; đối tác chiến lược, và hoạt động trong những ngành/lĩnh vực ưu tiên của vườn ươm (chẳng hạn, đối với SBI là công nghiệp phần mềm) có kế hoạch kinh doanh khả thi và có khả năng kinh doanh.
(ix) Về tiêu chí tuyển chọn các đối tượng được ươm tạo:
Nhìn chung, đa số các vườn ươm đều quy định tiêu chí xét chọn chung là Tiêu chí đánh giá tổng quát. Tiêu chí này cũng được xét chọn là tiêu chí hàng đầu mà tất cả các đối tượng tham gia vườn ươm đều phải đáp ứng đó là: có kế hoạch kinh doanh, có tiềm năng về thị trường, có khả năng tạo công ăn việc làm cho xã hội... Một số tiêu chí lựa chọn khác cũng được các vườn ươm đặt ra đối với khách hàng khi tham gia tuyển chọn như: Tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật; Tiêu chí đánh giá về mặt kinh doanh. Ngoài các tiêu chí chung, có một số vườn ươm còn đưa ra các tiêu chí riêng, phù hợp với lĩnh vực ươm tạo của mình như đối với Vườn ươm HBI. Thống kê chi tiết về các tiêu chí để tuyển chọn các đối tượng được ươm tạo trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 2.2: Các tiêu chí để lựa chọn đối tượng tham gia ươm tạo
STT Tiêu chí đánh giá Tổng số vườn
ươm khảo sát
Tổng số vườn ươm
chọn
30 1
Tiêu chí đánh giá tổng quát (ngành nghề kinh doanh, vốn, kế hoạch kinh doanh, khả năng tạo việc làm...)
8 8 100%
2 Tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật 8 7 87.5%
3 Tiêu chí đánh giá về mặt kinh doanh
8 7 87.5%
4 Tiêu chí đánh giá về mặt pháp lý 8 6 75%
Nguồn: Số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài