D. Dự kiến kết quả mới về mặt khoa học và giá trị của đề án
E. Cấu trúc của Báo cáo
2.3.4. Về tính bền vững của các VƯDN
Tuy có vai trò quan trọng như trên việc xây dựng và duy trì hoạt động VƯDN trong một số trường hợp cần có sự cân nhắc “thấu đáo” về các chi phí - lợi ích. Trước hết, chi phí thành lập và vận hành các vườn ươm là rất đáng kể. Tại Mỹ, để tạo ra một việc làm tại các vườn ươm được nhà nước hỗ trợ hoạt động cần chi
55
phí là 1.100 USD; chi phí vận hành trung bình hàng năm cho một VƯDN công nghệ khoảng 350.000 USD. Mức chi phí tại Đức thậm chí còn lớn hơn nhiều, trong khi hiệu quả thấp hơn, tỷ lệ ươm tạo thành công chỉ đạt từ 20-30%, tùy theo ngành nghề.
Với chi phí tương đối lớn như vậy, nên hầu hết trong giai đoạn đầu hoạt động, tự bản thân các vườn ươm không bù đắp được toàn bộ chi phí và buộc phải tham gia vào những chương trình đặc biệt. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các DNVVN còn hạn chế, nên nếu phải dùng nguồn chi ngân sách nhà nước (do người dân và doanh nghiệp đóng thuế) để hỗ trợ cho một nhóm doanh nghiệp (dẫu đã được lựa chọn khắt khe) là khó nhận được sự đồng thuận rộng rãi, nhất là khi nhận thức về lợi ích của các VƯ mang lại còn hạn chế.
Để tồn tại và phát triển bền vững, các vườn ươm trước hết phải đảm bảo đầu tư thích đáng cơ sở vật chất và có đội ngũ nhân lực phù hợp. Đây là nền tảng quan trọng để vườn ươm có thể cung cấp được dịch vụ chất lượng cao, hấp dẫn, đồng thời phát triển thêm các dịch vụ gia tăng nhằm tăng thêm nguồn thu cho vườn ươm, cải thiện năng lực cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh để có thể trang trải chi phí trong phạm vi dự kiến. Trường hợp của SBI, theo tính toán sẽ đạt được điểm hòa vốn vào giữa năm 2011 sau khi tất cả các phòng được cho thuê hết và đạt được số lượng khách hàng ươm tạo dự kiến.