0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Giải pháp tài chính hỗ trợ cho các DNKHCN và các DN tiềm năng phát triển thành

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 87 -87 )

D. Dự kiến kết quả mới về mặt khoa học và giá trị của đề án

E. Cấu trúc của Báo cáo

3.7. Giải pháp tài chính hỗ trợ cho các DNKHCN và các DN tiềm năng phát triển thành

triển thành DNKHCN

a.Về hỗ trợ tài chính cho DN tham gia các hoạt động R&D

- Khuyến khích DN đầu tư cho R&D. Hỗ trợ DN thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp) làm cầu nối gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh với nghiên cứu KH&CN. Cho phép doanh nghiệp được vay vốn với các điều kiện ưu đãi để đầu tư cho các dự án đổi mới công nghệ.

- Tài trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, tổ chức R&D có chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên.

- Có chính sách khuyến khích thành lập các đơn vị tư vấn, môi giới, dịch vụ khoa học và công nghệ; khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia hoạt động KH&CN.

c. Về hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp

- Có biện pháp huy động nguồn vốn đầu tư mạo hiểm: Đánh giá những khó

khăn của DNKHCN trong tiếp cận với nguồn vốn vay truyền thống, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý thấy rằng hình thức đầu tư mạo hiểm tương đối thích hợp đối với loại hình doanh nghiệp này, nhất là ở giai đoạn đầu trong chu trình phát triển của doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể kích thích dòng vốn này chảy vào những DNKHCN và doanh nghiệp tiềm năng như:

 Thành lập các Quỹ đầu tư mạo hiểm do cơ quan chính phủ quản lý: Quỹ này có nguồn vốn được cấp trực tiếp từ ngân sách nhà nước và chỉ phục vụ cho các dự án ƯTCN, ƯTDNKHCN.

84

 Thành lập các Quỹ đầu tư ở mô hình Công – Tư nhằm một mặt hỗ trợ ngân sách nhà nước, mặt khác đưa nguồn vốn của Quỹ đến gần hơn với các doanh nghiệp tư nhân.

 Có chính sách cho vay, cấp vốn, bảo lãnh tín dụng ưu đãi cho các hoạt động ƯTCN, ƯTDNKHCN từ các định chế tài chính đặc biệt của Nhà nước như Ngân hàng phát triển Việt Nam, Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước,...

- Khai thác nguồn vốn từ hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết, nhận tài trợ: Đây là nguồn vốn bên ngoài hết sức quan trọng hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất phát từ các Viện/Trường, tổ chức R&D trong ươm tạo, làm chủ công nghệ nhằm phát triển thành các DNKHCN. Cần có những chính sách cụ thể để giúp các doanh nghiệp khai thác nguồn vốn này:

 Đơn giản hóa các thủ tục tiếp nhận vốn tài trợ của nước ngoài cho các hoạt động hợp tác R&D; các chương trình liên kết, hợp tác phát triển công nghệ của các Trường/Viện, tổ chức R&D, doanh nghiệp,... với đối tác nước ngoài.

 Hỗ trợ vốn đối ứng cho các dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp, tổ chức R&D,... trong các dự án tài trợ có điều kiện về đối ứng vốn theo yêu cầu của đối tác nước ngoài.

- Tiếp tục thúc đẩy thành lập các Quỹ ở các địa phương: Các địa phương có

nguồn ngân sách lớn cũng là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế tạo có tiềm năng phát triển thành DNKHCN. Việc thành lập các Quỹ ở địa phương một mặt tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn ngân sách của nhà nước cho các doanh nghiệp, mặt khác giúp chia sẻ gánh nặng hỗ trợ cho ngân sách Trung ương. Hai loại hình Quỹ nên thành lập (theo mô hình của TP. Hồ Chí Minh):

 Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ: Ngân sách của Quỹ có thể huy động từ các nguồn như trích từ ngân sách địa phương; đóng góp từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp; tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

85

 Quỹ Bảo lãnh tín dụng: Ngân sách của Quỹ có thể huy động từ các nguồn như trích từ ngân sách địa phương; đóng góp của các ngân hàng phát triển, các Quỹ đầu tư mạo hiểm; tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ có thể đầu tư trực tiếp cho các dự án đổi mới, đầu tư nâng cao tiềm lực, phát triển sản phẩm KH&CN mới của doanh nghiệp hoặc thực hiện chức năng bảo lãnh tín dụng cho các DNKHCN.

Quỹ Bảo lãnh tín dụng có thể hỗ trợ bảo lãnh giúp các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp có thể nhận được các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm KH&CN.

d. Về các ưu đãi khác cho doanh nghiệp

Ngoài các ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn như ở trên, các ưu đãi khác nhằm thúc đẩy ươm tạo DNKHCN hết sức quan trọng như chính sách thuế quan, đất đai,… cần được đẩy mạnh thực hiện trên phạm vi cả nước:

- Khẩn trương ban hành thông tư liên tịch giữa các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ thực hiện Nghị định 96 giúp các DNKHCN được tiếp cận với những ưu đãi thuế một cách nhanh nhất. - Sớm ban hành thông tư liên tịch giữa các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ

Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường để giúp các DNKHCN hưởng các ưu đãi về đất như quy định của Nghị định 80 và 96.

- Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nhập khẩu công nghệ như miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa công nghệ, ưu tiên giải quyết thông quan sớm,…

e. Về đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Cũng giống như các vườn ươm, DNKHCN và các doanh nghiệp tiềm năng có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí nếu nhà nước có những chính sách phần luồng đào tạo hiệu quả từ các nhà trường.

86

Nên có những chính sách hỗ trợ tài chính đặc biệt nhằm giúp các DN đào tạo nhân lực, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ như cho phép khấu trừ doanh thu chịu thuế để dành cho đào tạo nhân lực.

Các cơ quan quản lý nhà nước có thể chủ trì tổ chức các khóa đào tạo với sự giảng dạy của các chuyên gia quốc tế và trong nước có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực R&D, quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính doanh nghiệp,…

Cần dành khoản kinh phí thích đáng trong các chương trình của Chính phủ như “Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm” (Quyết định 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ) để tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho các DNKHCN, doanh nghiệp tiềm năng.

87

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 87 -87 )

×