Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản đến năm

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản (Trang 40 - 41)

NHẬT BẢN ĐẾN NĂM

3.1.2 Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản đến năm

sang thị trường Nhật Bản đến năm 2020

Trong suốt quá trình kinh doanh, công ty luôn cố gắng phấn đấu để đạt được mục tiêu chiến lược là: ỘTrở thành một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật BảnỢ. Để đạt được mục tiêu đó, công ty đã xác định rõ chiến lược cạnh tranh của mình là: ỘNâng cao và giữ ổn định chất lượng, mẫu mốt, kiểu dáng hàng hoá với một mức giá cả hợp lý; giữ tắn nhiệm trong hợp đồng về phương thức thanh toán, về thời hạn giao hàng với đầy đủ yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng. Đồng thời phân đoạn thị trường để tập trung vào một số hàng hoá chủ lực trên thị trường Nhật BảnỢ. Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản. Công ty đặc biệt chú trọng vào công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tắnh khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng khó tắnh tại thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó, Công ty cần nhanh chóng áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, kĩ thuật phù hợp với yêu cầu của thị trường Nhật Bản. Về hình thức xuất khẩu, hiện tại thì hoạt động gia công xuất khẩu hang dệt may của Công ty là hình thức xuất khẩu chủ yếu. Do đó Công ty đặt định hướng nâng cao hơn nữa tỷ lệ mua đứt bán đoạn(xuất FOB) trong tổng kim ngạch xuất

khẩu của mình bởi giá trị xuất FOB có giá trị hơn gia công nhiều lần, tạo nguồn thu nhập cao cho Công ty, không những thế thương hiệu của Công ty cũng được người tiêu dùng Nhật Bản biết đến. Bên cạnh các định hướng về vật chất kỹ thuật, yếu tố con người vẫn luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất của công ty, Công ty đề ra định hướng phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu để có thể thắch nghi tốt với yêu cầu của thực tế cũng như thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản (Trang 40 - 41)

w