Các biện pháp liên quan đến cung đối với hàng dệt may của Công ty trên thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản (Trang 31 - 32)

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

2.2.2 Các biện pháp liên quan đến cung đối với hàng dệt may của Công ty trên thị trường Nhật Bản

trường Nhật Bản

- Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hàng dệt may:

Trong giai đoạn 2008-2012, Công ty tiếp tục đầu tư mở rộng, hoàn thiện hệ thống máy móc trang thiết bị, liên tục cập nhật những công nghệ tiên tiến trong ngành dệt may nhằm nâng cao quy mô cũng như chất lượng của hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật. Công ty xây dựng Trung tâm nguyên phụ liệu dệt may nhằm chủ động trong khâu nguyên liệu, sẵn sàng cho các đơn hàng lớn từ Nhật Bản. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Trung tâm mẫu nhằm tạo ra nhiều mẫu mã sản phẩm dệt may mới phù hợp với thị hiếu thị trường.

- Công ty chủ trương đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng đồng thời từng bước tập trung xây dựng các mặt hàng chiến lược có tắnh cạnh tranh cao:

Công ty tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như jacket, áo sơ mi, quần kaki và đồ vest. Bên cạnh đó, Công ty chủ trương nghiên cứu phát triển các mẫu sản phẩm mới như quần áo thời trang,... nhằm đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này để tận dụng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.

- Những biện pháp đặc thù của Công ty để gia tăng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu,chất lượng hàng dệt may xuất khẩu

Công ty đã có chiến lược quản lắ chi phắ đầu vào hợp lắ. Điều này không những đem lại lợi nhuận mà còn giúp gia tăng đáng kể sản lượng xuất khẩu trong điều kiện khó khăn hiện nay. Cơ cấu chi phắ của Công ty chủ yếu là chi phắ giá vốn do nguồn nguyên vật liệu chiếm phần lớn trong giá trị sản phẩm. Như các công ty trong ngành dệt may, vốn vay góp phần lớn tạo ra doanh thu của Công ty, chi phắ vốn vay cũng chiếm tỷ trọng lớn so với những chi phắ khác. Công tác quản lý chi phắ sản xuất tại Công ty được kiểm soát bởi kế toán trưởng nên tỷ lệ chi phắ duy trì ở mức hợp lý trong bối cảnh giá cả nguyên vật liệu đầu vào luôn biến động. Công ty áp dụng các phương pháp quản lý chi phắ hiệu quả, cụ thể: chắnh sách giữ giá vốn hàng bán ở mức ổn định (khoảng 97% trên doanh thu), tỷ lệ chi phắ bán hàng và quản lý trên doanh thu đều giảm đáng kể qua các năm; góp phần cho sự tăng trưởng

lợi nhuận đáng kể. Về nguồn vốn, thông qua nhiều cách thức huy động vốn khác nhau như cổ phần hóa, vay nợ từ ngân hàng, đầu tư vào các dự án hay liên doanh với một số doanh nghiệp, Công ty đã đảm bảo được nguồn kinh phắ phục vụ kinh doanh, đủ khả năng đáp ứng được các đơn hàng lớn từ Nhật Bản, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w