Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
2.3 Đánh giá việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008-
Giai đoạn 2008-2012 là giai đoạn nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức. Sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới nhà đầu tư và người tiêu dùng dệt may của Nhật Bản, khiến cho sức tiêu dùng của thị trường này giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Trước tình hình thực tế đó, Công ty VINATEXIMEX đã có những biện pháp thắch hợp nhằm nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu dệt may sang Nhật. Có thể nói Công ty đã đưa ra được một bộ giải pháp toàn diện nhằm có thể giải quyết được khó khăn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho tới khâu tiếp thị sản phẩm tới khách hàng.
Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản của Công ty tăng đều từ năm 2008-2012. Năm 2007 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
thế giới, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật giảm. Tuy nhiên bằng các biện pháp điều chỉnh kịp thời về cung và cầu hàng dệt may, kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 29,296092 tỷ VND năm 2008 lên tới gần 95 tỷ VND năm 2012. Trong những năm này, tỷ trọng xuất khẩu sang Nhật luôn chiếm tỷ lệ cao trong các thị trường xuất khẩu dệt may của Công ty(Trên 35%).
Thứ hai, cơ cấu mặt hàng dệt may sang thị trường Nhật được củng cố và mở rộng. Công ty vẫn xác định rõ các mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ lực như jacket,
áo sơ mi, quần kaki,... bên cạnh đó tiếp tục nghiên cứu sản xuất các mặt hàng mới như quần áo thời trang, đồ vest, bảo hộ lao động nhằm đa dạng hóa mặt hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao doanh số bán hàng.
Thứ ba, Các sản phẩm dệt may của Công ty ngày càng đa dạng về chủng loại, hợp thời trang, chất lượng tốt, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của thị trường Nhật Bản. Công ty đã đầu tư mua mới thêm máy móc thiết bị, đầu tư vào dự
án Dây chuyền may hàng thời trang, dự án Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu ngành dệt may nay là Công ty cổ phần cung ứng vật tư dệt may nhằm nâng cao trình độ công nghệ, máy móc phục vụ cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thứ tư, các sản phẩm dệt may của Công ty có giá cả cạnh tranh hơn trên thị trường Nhật Bản, khả năng đáp ứng về thời gian cũng như khối lượng của các đơn