Các biện pháp liên quan đến cầu đối với hàng dệt may của Công ty trên thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản (Trang 32 - 34)

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

2.2.3 Các biện pháp liên quan đến cầu đối với hàng dệt may của Công ty trên thị trường Nhật Bản

trường Nhật Bản

- Công ty áp dụng chiến lược giá cả hợp lý, phù hợp với thu nhập người tiêu dùng Nhật Bản:

Căn cứ vào tình hình thực tế và những đặc điểm riêng về nguồn lực và khả năng có hạn của mình, Công ty chủ trương phục vụ cho phân đoạn thị trường tiêu dùng bình dân với chiến lược giá hợp lắ phù hợp với người tiêu dùng Nhật Bản. Thực tế cho thấy các sản phầm dệt may của Việt Nam cũng như của Công ty VINATEXIMEX đều được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận và nhu cầu liên tục tăng qua các năm.

- Công ty đã đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu công nghệ nhằm tạo ra các mặt hàng độc đáo về mẫu mã, chủng loại cũng như chất lượng đạt tiêu chuẩn.

Trung tâm thiết kế mẫu trước đây của Công ty chỉ có 3 máy may chỉ đủ để đáp ứng cho may mẫu, việc triển khai sản xuất chủ yếu phải đi gia công ngoài. Hiện Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào dự án Dây chuyền may hàng thời trang với 20 máy may và một số thiết bị phục vụ khác với công suất 2000 sản phẩm/tháng. Các sản phẩm của VINATEXIMEX đã được khách hàng chú ý trong hệ thống siêu thị Vinatexmart và đã có các đơn hàng của khách hàng Nhật. Điều đó cho thấy được các sản phẩm sản xuất của Công ty đã có uy tắn và được thị trường chấp nhận. Công ty còn đầu tư vào dự án Trung tâm nguyên phụ liệu ngành dệt may tại thành phố Hà Nội, ngoài nhiệm vụ chắnh là cung ứng nguyên phụ liệu, khu trung tâm thiết kế mẫu của dự án còn có nhiệm vụ thiết kế mẫu, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ dệt may như tổ chức dịch vụ kiểm nghiệm và xác định cấu trúc vải, tổ chức sản xuất mẫu thử , thiết kế dòng sản phẩm đồng bộ theo yêu cầu...

- Công ty áp dụng mô hình quản lý chất lượng chặt chẽ với chất lượng sản phẩm luôn là điều quan tâm hàng đầu của Công ty.

VINATEXIMEX đã áp dụng quy trình quản lý chất lượng vào các lĩnh vực hoạt động của mình nhằm cung cấp một cách ổn định sản phẩm thoả mãn các yêu

cầu của khách hàng, đồng thời phải liên tục cải tiến hệ thống quản lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.

- Công ty luôn quan tâm đến việc xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu của mình:

Những cam kết về chất lượng sản phẩm mà Công ty đã cung cấp là công cụ tiếp thị hữu hiệu nhất của VINATEXIMEX đến khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty luôn quan tâm đến việc xây dựng hình ảnh của mình. Liên tục xây dựng, cập nhật thông tin, hình ảnh, làm phong phú website của Công ty (http://vinateximex.com.vn/) và quảng bá hình ảnh của mình trên website Hiệp hội dệt may Việt Nam (http://www.vietnamtextile.org.vn/) và một số tạp chắ thời trang khác .Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại,quảng bá sản phẩm, đa dạng các hình thức phân phối và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Chú trọng hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Thương mại và các cơ quan hữu quan khác tổ chức, tham gia các hội chợ, triển lãm, thắt chặt quan hệ đối tác, các hiệp hội kinh doanh Nhật BảnẦ nhằm tìm kiếm đối tác kinh doanh cũng như tập hợp và xử lý các thông tin phục vụ cho công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty tiếp tục tham gia các Hiệp hội, đăng ký các danh hiệu, danh hiệu uy tắn chất lượng, danh hiệu mạnh trong và ngoài nước nhằm từng bước xây dựng thương hiệu dệt may trong lòng người tiêu dùng Nhật Bản .

- Công ty chủ trương xây dựng kênh phân phối và tiêu thụ phù hợp với thị trường Nhật Bản:

Như đã biết hình ảnh của một doanh nghiệp được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố như sau: sản phẩm-hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, chất lượng của chúng, giá cả, uy tắn của của công ty trên thương trườngẦNhưng cách thức đưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng như thế nào; nhỏ lẻ hay rộng khắp? gần hay xa? Chắnh là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Vì vậy nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh Công ty VINATEXIMEX đã chủ trương tìm hiểu cụ thể hệ thống phân phối sản phẩm dệt may tại thị trường Nhật Bản thông qua các nguồn thông tin nội bộ cũng như từ các cơ quan thương mại nhà nước liên quan. Từ đó có thể xác định được cách thức tiếp cận khách hàng và xây dựng riêng cho mình một chiến lược marketing hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản (Trang 32 - 34)

w